9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.4.1. Quản lý hoạt động dạy môn tiếng Anh của giáo viên
1.4.1.1. Quản lý mục tiêu hoạt động dạy
Quản lý mục tiêu dạy học về bản chất là các tác động của nhà quản lý nhằm đảm bảo: mục tiêu dạy học được xây dựng phù hợp chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, được toàn thể giáo viên và học sinh hiểu đúng, thực hiện triệt để. Mục tiêu dạy học được định kỳ rà soát và điều chỉnh phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục. Mục tiêu dạy học đã đặt ra được xem là chuẩn dạy học và được sử dụng làm cơ sở đánh giá kết quả dạy học, công nhận chất lượng của hoạt động dạy học.
Để quản lý tốt mục tiêu dạy học cán bộ quản lý triển khai toàn thể giáo viên nghiên cứu chuẩn kiến thức, kỹ năng và viết báo cáo thu hoạch. Chỉ đạo tổ chuyên môn căn cứ điều kiện, đặc điểm học sinh của trường xây dựng mục tiêu cụ thể của các bài học. Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra sự phù hợp của mục tiêu bài dạy với chuẩn kiến thức, kỹ năng trong giáo án của giáo viên.
Cán bộ quản lý yêu cầu tổ trưởng chuyên môn đưa thành nội dung sinh hoạt chuyên môn. Đưa thông tin về chuẩn kiến thức kỹ năng lên website trường để học sinh tham khảo, kiểm tra việc học sinh nắm vững chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học. Chỉ đạo, dự giờ để kiểm tra.
Rà soát việc thực hiện chương trình. Hướng dẫn giáo viên nắm vững nguyên tắc điều chỉnh chương trình. Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động
dạy học. Thực hiện đánh giá theo đúng quy trình. Điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với các cá nhân, nhóm.
Thực hiện tự kiểm tra đánh giá theo tiêu chí chất lượng giáo dục. Thống nhất sử dụng bộ tiêu chí đã được xây dựng. Khen thưởng kịp thời, công khai khách quan. Xây dựng chính sách khuyến khích, sáng tạo, độc lập và trách nhiệm của giáo viên trong dạy học.
1.4.1.2. Quản lý thực hiện nội dung dạy học
Nội dung dạy học được lựa chọn phù hợp với mục tiêu, đảm bảo tính chính xác về khoa học, hiện đại, mang tính giáo dục, được cụ thể hóa thành chương trình dạy học, kế hoạch hoạt động dạy học. Chương trình nội dung dạy học được rà soát, điều chỉnh theo định kỳ, phù hợp với mục tiêu dạy học đã điều chỉnh. Chương trình nội dung dạy học được rà soát, điều chỉnh theo định kỳ, phù hợp với mục tiêu dạy học đã điều chỉnh. Giáo án, tài liệu dạy học được biên soạn đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với chương trình, nội dung dạy học.
Để làm được những điều này cán bộ quản lý cần: nắm yêu cầu, chỉ đạo giáo viên thực hiện. Giao tổ trưởng chuyên môn triển khai, rà soát nội dung (qua việc kiểm tra hồ sơ giáo viên) để đánh giá mức độ phù hợp của nội dung với mục tiêu dạy học. Đưa việc triển khai lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với mục tiêu dạy học thành nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.
Cán bộ quản lý chỉ đạo lựa chọn nội dung dạy học từ các nguồn chính thống, có kiểm duyệt, sử dụng trí tuệ tập thể để đánh giá nội dung dạy học được giáo viên lựa chọn. Tìm kiếm các nguồn thông tin chính thống để cung cấp cho giáo viên.
Cán bộ quản lý triển khai tổ chuyên môn xây dựng chương trình kế hoạch dạy học, biên soạn lại phân phối chương trình, kế hoạch dạy học cá nhân; kiểm tra việc thực hiện thông qua kiểm tra giáo án, dự giờ, sổ tổ chuyên môn.
Cán bộ quản lý phải cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các nội dung phải điều chỉnh; xây dựng quy trình điều chỉnh nội dung dạy học, triển khai thực hiện đồng bộ; phối hợp với các lực lượng giáo dục để thống nhất trong hành động.
Cán bộ quản lý phải xây dựng tiêu chí đánh giá kế hoạch bài giảng, triển khai thực hiện đồng bộ; tổ chức các semina về xây dựng kế hoạch bài giảng; tổ chức hội thi kế hoạch bài giảng; giới thiệu các kế hoạch bài giảng tốt.
1.4.1.3. Quản lý phương pháp, hình thức dạy học
a. Quản lý việc thực hiện các phương pháp giảng dạy
Giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp nội dung dạy học. Giáo viên học sinh sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Các phương pháp dạy học được lựa chọn sử dụng phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường.
Theo điều 5.2, Luật giáo dục : “ PPDH phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
(Luật Giáo dục số38/2005/QH11, 2005, tr.2)
Như vậy việc quản lý PPDH đòi hỏi người quản lý phải:
-Nắm bắt và phổ biến kịp thời đến GV những thông tư, chỉ thị của các cấp quản lý Nhà nước về việc đổi mới PPDH hoặc cử người đi tập huấn các chương trình bồi dưỡng PPDH môn tiếng Anh
-Tổ chức những chuyên đề về đổi mới PPDH môn tiếng Anh để GV có thể ngồi lại trao đổi, rút kinh nghiệm, học hỏi những cái hay, cái mới và thực hiện một cách thường xuyên có hiệu quả, tránh phô trương hình thức.
-Coi việc đổi mới PPDH như là một trong những tiêu chí đánh giá tiết dạy và có biện pháp kiểm tra, góp ý, giúp đỡ cho GV.
-Chọn lọc chuyên đề đổi mới PPDH phù hợp với tình hình thực tế của trường về đội ngũ GV, về CSVC cũng như các phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học.
- Cần tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung dạy học và phương pháp dạy học; áp dụng mô hình nghiên cứu bài học.
Cán bộ quản lý cần thúc đẩy, khuyến khích sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; xây dựng quy định về đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường; xây dựng và thực hiện các tiêu chí đánh giá giờ dạy theo quan điểm dạy học tương tác; tăng cường trang bị, thiết bị dạy học và điều kiện dạy học.
Cán bộ quản lý phải trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các phương pháp học tập tích cực.
b. Quản lý các hình thức tổ chức dạy học
Các hình thức tổ chức được lựa chọn phù hợp với nội dung dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, đa dạng các hình thức sử dụng, phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường.
PPDH là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động dạy học. Sự lựa chọn PPDH bắt đầu từ việc xác định ưu/nhược điểm, yêu cầu của mỗi phương pháp. Vấn đề là cần hướng tới việc lựa chọn phương pháp phù hợp cho dạy học đạt hiệu quả cao nhất.
PPDH môn tiếng Anh với tư cách tổ hợp các cách thức hoạt động, tương tác giữa thầy và trò trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học, có chức năng xác định những phương thức hoạt động dạy và học theo nội dung nhất định nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ dạy học. GV cần phải đổi mới PPDH. GV có nhiệm vụ bồi dưỡng cho HS phương pháp và kỹ năng tự học ngay trên lớp, tạo điều kiện cho HS bộc lộ khả năng diễn đạt, phân tích, tổng hợp, khái quát, trừu tượng hóa vấn đề, bồi dưỡng cho HS
phương pháp đọc sách, truy cập tài liệu, tóm tắt, hệ thống hóa tài liệu thông qua việc lựa chọn và sử dụng hợp lý các PPDH.
1.4.1.4. Quản lý các phương tiện phục vụ hoạt động dạy
Cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng cho NT hình thành và đi vào HĐ, là điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng ĐT. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học của NT là hệ thống các phương tiện vật chất - kỹ thuật được sử dụng để phục vụ cho việc dạy và học của NT nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Nó bao gồm nhiều loại: phòng nghe nhìn, bàn ghế, bảng, máy cassette, băng đĩa, đầu chiếu Projector, phòng dạy tương tác, tranh ảnh …
CSVC đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng dạy và học môn tiếng Anh. Bởi vì nó là một thành tố của quá trình sư phạm, nó có quan hệ tương hỗ với các thành tố khác của quá trình dạy học.
Việc chỉ đạo bảo quản tốt các CSVC – TBDH hiện có và QL sử dụng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các CSVC - TBDH trong NT phục vụ HĐDH tiếng Anh cũng rất cần thiết
Để quản lý CSVC phục vụ dạy và học môn tiếng Anh, các CBQL cần phải:
-Có kế hoạch xây dựng thêm phòng học và áp dụng quy trình quản lý phòng học, trang thiết bị phù hợp. Nhà trường phải có trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Anh như âm li, cassette, máy đèn chiếu, băng hình, và các giáo cụ trực quan như vật thật, tranh ảnh hình cắt từ tạp chí, bưu thiếp, các tấm bìa hình, bản đồ, bảng biểu, phiếu khai.
-Yêu cầu các GV sử dụng hệ thống CSVC trường học vào quá trình dạy học và giáo dục
-Phát động thi đua sử dụng hệ thống CSVC trường học, kết hợp với các phương pháp dạy học tiên tiến hiện đại, tổ chức thi làm đồ dùng dạy học và có khen thưởng cho người đạt giải cao.
-Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ thuật sử dụng hệ thống CSVC trường học cho GV qua nhiều hình thức.
-Xây dựng những quy trình sử dụng hệ thống CSVC trường học và yêu cầu mọi người phải thực hiện.
-Cần đưa ra quy chế sử dụng hệ thống CSVC trường học và cần phải xử phạt những ai không theo đúng quy định.
-Trực tiếp kiểm tra hệ thống CSVC trường học thường xuyên và giám sát việc kiểm kê tài sản định kì. CBQL phải chỉ đạo bộ phận có trách nhiệm thường xuyên nắm vững tình hình số lượng tình trạng cơ sở vật chất, thiết bị mà nhà trường có. Trường phải có mục lục tài sản từng khoản cụ thể và mục lục này phải được ghi đầy đủ, kịp thời và thường xuyên cập nhật mỗi khi có sự thêm bớt. Hệ thống CSVC trường học cần phải được thường xuyên đổi mới và hoàn thiện trong điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ, cần phải có ý thức sử dụng tích cực hệ thống CSVC trường học vào quá trình giáo dục HS.
-Hằng năm, CBQL cần tiến hành kịp thời những yêu cầu bổ sung, sửa chữa thay thế những thiết bị, CSVC cần thiết. Trong đó định rõ những thứ xin mua sắm, bổ sung, dự trù xin ngân sách, hoặc dựa vào nhân dân, hội cha mẹ học sinh cùng đóng góp[17].
1.4.1.5 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá bao gồm 3 mảng lớn liên quan mật thiết đến nhau đó là: quy định về kiểm tra đánh giá, quản lý hoạt động kiểm tra,
đánh giá và quản lý nguồn nhân lực kiểm tra đánh giá. Được thực hiện bằng các hoạt động quản lý như lập kế hoạch, tổ chức , kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo.
Kiểm tra, đánh giá là chức năng rất quan trọng của công tác quản lý chung, quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS nói riêng. Để quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có hiệu quả hiệu trưởng cần làm tốt các công việc sau :
Quản lý công tác ra đề kiểm tra: Đề kiểm tra là các câu hỏi được đặt ra để kiểm tra năng lực nhận thức cảu người học sau khi hoàn thành một chương trình học cụ thể, bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra 45 phút… Trước mỗi đề kiểm tra, nhóm chuyên môn thống nhất ma trận đề kiểm tra, đề kiểm tra phải bám sát vào nội dung bài học. Đề kiểm tra có 4 cấp độ: nhận biết , thông hiểu, vận dụng, và vận dụng cao.
Quản lý công tác kiểm tra: Đó là việc giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của giáo viên đối với từng lớp học, vè thái độ tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong mỗi giờ kiểm tra.
Quản lý công tác chấm bài kiểm tra: Chấm thi ( chấm bài kiểm tra) là công việc thường xuyên của giáo viên, là việc xác nhận ý kiến trả lời của học sinh về câu hỏi đạt được theo một thang điểm nhất định. Quản lí công tác chấm thi tốt sẽ tránh hiện tượng cho khống điểm trong giáo dục.
Quản lí thu thập thông tin phản hồi từ học sinh trong việc kiểm tra, đánh giá: trên cơ sở đó để giáo viên và học sinh điều chỉnh hoạt động dạy học của mình. Đó cũng là cơ sở để Ban giám hiệu nhà trường theo dõi, đôn đốc, nhắc nhỡ việc học của trò và giảng dạy của thầy.
1.4.2. Quản lý hoạt động học môn tiếng Anh của học sinh
Động cơ học tập của học sinh THCS rất phong phú đa dạng, nhưng chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn của nó.Thái độ đối với học tập của học sinh THCS cũng rất khác nhau. Tất cả các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ sự biểu hiện rất khác nhau, được thể hiện như sau: Trong thái độ học tập: từ thái độ rất tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ lười biếng, thơ ơ thiếu trách nhiệm trong học tập.Trong sự hiểu biết chung: từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số em, nhưng ở một số em khác thì mức độ phát triển rất yếu, tầm hiểu biết rất hạn chế.Trong phương thức lĩnh hội tài liệu học tập: từ chỗ có kỹ năng học tập độc lập, có nhiều cách học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng học tập độc lập, chỉ biết học thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ. Trong hứng thú học tập: từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức nào đó và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hoàn toàn không có hứng thú nhận thức, cho việc học hoàn toàn gò ép, bắt buộc.Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra, để giúp các em có thái độ đúng đắn với việc học tập thì phải: Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học.
Tài liệu học tập phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học.Tài liệu làm cho học sinh hứng thú học tập.Trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó. Phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp.
Trong giáo dục, động cơ học tập là một hệ thống các yếu tố vừa có tính chất định hướng, vừa có chức năng kích thích, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập. Động cơ học tập là yếu tố tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của người học, định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập của người học nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó. Động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng là những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cơ
bản trong tâm lý học. Động cơ học tập đúng đắn hay lệch lạc có ý nghĩa quyết định sự thành bại của hoạt động và chiều hướng phát triển nhân cách của con người. Sự khác biệt về khả năng cũng như động cơ học tập của sinh viên ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và giảng dạy và đồng thời động cơ học tập của học sinh là lòng ham muốn tham dự và học tập những nội dung của chương trình học.
Tiếng Anh là một môn học thuộc về ngôn ngữ và có những đặc thù khác