ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học môn TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở HUYỆN ĐẮKR’LẤP, TỈNH ĐẮKNÔNG (Trang 83)

9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.6.1. Điểm mạnh

- Việc học tập tiếng Anh của HS hệ THCS trên địa bàn huyện đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh, Phòng GD&ĐT huyện cũng như các cấp CBQL tại 13 trường THCS trên địa bàn. Huyện đã thực hiện. Đến cuối năm học 2018-2019, huyện đã triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm theo đề án phát triển ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020 cho bốn trường THCS Nguyễn Du, THCS Nguyễn Văn Linh, THCS Nguyễn Công Trứ và THCS Nguyễn Trãi. Trong thời gian qua, Sở GD&ĐT tỉnh cũng đã ban hành các cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng việc dạy học và học tập tiếng Anh trên địa bàn như : tổ chức sinh hoạt hội thảo cải thiện môi trường dạy học sử dụng tiếng Anh; Sinh hoạt cụm chuyên môn sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh; Viết tham luận tham gia hội thảo “Thay đổi thói quen của người dạy và người học tiếng Anh, xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Anh” với 100% giáo viên tham gia.

- Việc cải thiện đội ngũ GV, hệ thống CSVC phục vụ đào tạo cũng đã được lãnh đạo các nhà trường THCS trên địa bàn chú trọng và đầu tư thông qua việc cử các GV chuyên môn tham gia việc khảo sát, đánh giá năng lực tại các

cơ sở giáo dục được thừa nhận. Ví dụ yêu cầu các GV phải thi các chứng chỉ B1, B2, C1 tại các trường ĐH Ngoại ngữ Huế, Đà Nẵng…đầu tư thêm hệ thống các tài liệu, giáo trình, phương tiện phục vụ việc giảng dạy và học tập tiếng Anh của HS

- Môi trường học tập tiếng Anh của HS cả về vật chất lẫn tinh thần đã được CBQL, GV chú trọng, công tác đổi mới PPGD nâng cao sự hứng thú, chủ động học tập của HS đã được phần đông chú ý đến.

2.6.2. Điểm yếu

- Thứ nhất, về phía CBQL :

+ Tác giả nhận thấy việc tổ chức kiểm tra học kì để đánh giá năng lực của HS về môn tiếng Anh chỉ kiểm tra viết và đọc hiểu, không kiểm tra nói và nghe. Do đó GV không đi sâu hai kỹ năng này, đôi lúc họ bỏ qua phần nghe vì không có máy cassettes. Hình thức thi kiểm tra chưa đánh giá toàn diện 4 kỹ năng. Việc tổ chức, giám sát thi kiểm tra chưa chặt chẽ vì thế kết quả học tập của HS đôi khi chưa sát với thực tế.

+ Phòng học chưa đảm bảo cho một lớp học ngoại ngữ và thực tế như đã trình bày chỉ có 4/13 trường là có phòng Lab chuyên dụng cho việc dạy tiếng Anh (cả 13 trường trên địa bàn huyện chỉ có 5 phòng Lab).

+ Các phương tiện kỹ thuật hiện đại giúp cho việc dạy và học ngoại ngữ như: cassette, máy chiếu đa năng, Tivi, đầu video, máy vi tính còn thiếu hoặc chất lượng không đảm bảo.

+ Quy mô thư viện các trường THCS phục vụ cho HS rất nhỏ bé, các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn tiếng Anh cho GV còn hạn chế, sách tham khảo, chuyên khảo và các tài liệu khác bằng tiêng Anh cho HS còn thiếu thốn.

+ Các CBQL chưa hoạch định rõ các chính sách bồi dưỡng GV về chuyên môn cũng như về PPGD và nghiệp vụ sư phạm; chưa có những chính sách cụ thể để khuyến khích GV nghiên cứu tìm tòi đổi mới PPGD.

+ Số lượng HS trong một lớp quá đông như hiện nay sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất của việc luyện tập các kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ cho HS. Tại các trường THCS trên địa bàn còn thiếu việc CBQL tổ chức cho GV bộ môn hình thành các CLB, các cuộc thi sân chơi bằng tiếng Anh…

+ Việc quản lý vẫn còn mang tính hình thức. Việc đánh giá giờ dạy thao giảng của GV chưa thật sự khách quan, còn vị nể. Việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV chưa chú ý đến chất lượng, chỉ kiểm tra số lượng. Vì thế chưa đánh giá thực chất trình độ và năng lực của từng GV, chưa phát huy hết khả năng những nhân tố tích cực.

- Thứ hai, về phía GV :

+ Một số bộ phận GV còn có tâm lý giảng dạy tại trường qua loa vì còn dành thời gian và sức khỏe cho các nhóm học tư hay các lớp tại một trung tâm.

+ Trình độ, năng lực giảng dạy của các GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện hiện nay không đồng đều. Như có trình bày ở trên thì còn nhiều GV dạy nhưng chưa tham khảo sát đánh giá chuẩn năng lực, hoặc đã tham gia nhưng chỉ đạt ở mức B1 mà chưa đạt chuẩn B2 đối với GV dạy chuyên ngữ tại các trường THCS. Bên cạnh đó việc đổi mới PPGD không được các GV tiến hành một cách đồng bộ.

+ Một số GV ngại sử dụng thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy, hiện tượng “dạy chay” còn phổ biến.

+ GV còn ngại thay đổi cách dạy, ngại thay đổi giáo trình. Cứ dạy giáo trình cũ đã được GV soạn từ mấy năm trước. Cứ lần lượt dạy các mục trong giáo trình. Chẳng phải chuẩn bị gì, cứ mở sách ra, đọc đến đâu, giải thích đến đó, không cần thêm bớt.

- Thứ hai, về phía HS:

+ Tâm lý HS hay nhút nhát, sợ sai, không dám nói, không dám hỏi của HS đặc biệt là các em dân tộc thiểu số. Việc học tập tiếng Anh trong điều kiện

nhiều em còn chưa thành thạo tiếng Kinh ngoài tiếng dân tộc của mình là điều hết sức khó khăn bên cạnh sự thiếu thốn về điều kiện tài chính để trang bị sách giáo khoa, tham khảo và các phương tiện hỗ trợ hiện đại để học tập.

+ Đa số các em HS đều có mục đích, động cơ học tập của HS chưa cao, mức độ hứng thú của HS trong giờ học môn tiếng Anh còn khá thấp.

+ Ý thức tự giác học tập, tự học tiếng Anh của các em còn khá kém nên nhiều HS không biết đọc phiên âm quốc tế, không biết cách tìm tài liệu. Và ở trường hầu như không có giờ luyện âm nên HS chỉ thụ động chờ GV phát âm để học từ mới. Chính vì vậy lâu dần tạo thành thói quen và cách học đối phó, học đề thi sau đó quên ngay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy môn tiếng Anh tại các trường THCS trên địa bàn huyện ĐăkR’Lấp tỉnh Đăk Nông bao gồm :

 Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo công tác quản lý hoạt động dạy môn tiếng Anh tại các trường THCS trên địa bàn được đánh giá tương đối tốt và phù hợp với điều kiện cụ thể từng trường.

 Các trường THCS trên địa bàn cũng có quan tâm đến việc trang bị các phương tiện trang thiết bị giảng dạy hiện đại cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhằm phục vụ cho công tác quản lý hoạt động dạy môn tiếng Anh.

 Đa số CBQL và GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện có sự chuyển biến khá tốt về nhận thức đối với tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy môn tiếng Anh.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý hoạt động dạy môn tiếng Anh hiện nay vẫn còn một số hạn chế như :

 Việc trang bị CSVC, các phương tiện dạy học hiện đại chưa đầy đủ và kịp thời.

 Đội ngũ GV của bộ môn tiếng Anh tại các trường còn mỏng cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt còn nhiều GV chưa thực hiện khảo sát đánh giá năng lực hoặc đã khảo sát nhưng dưới chuẩn B2 cho phép.

 Học sinh của các trường THCS trên địa bàn huyện có nhiều bộ phận các em là người dân tộc thiểu số nên sức học tiếng Anh yếu. Phần đông HS còn học tập khá thụ động và ý thức học tập chưa cao.

Đây là những cơ sở thực tiễn quan trọng để người nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS trên địa bàn huyện ĐăkR’Lấp tỉnh Đăk Nông trong thời gian đến. Các biện pháp được trình bày cụ thể ở chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN ĐĂKR’LẤP,

TỈNH ĐĂK NÔNG

3.1. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠTĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THCS ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THCS

3.1.1. Nguyên tắt đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp cần phải tạo nên đổi mới QL theo hướng nâng cao hơn chất lượng của công tác QL dạy học trong NT và từ đó tổng kết được quá trình phát triển của mọi HĐ trong QL dạy học, QL NT phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế của địa phương và của NT. Phải kế thừa và phát huy những điểm mạnh đã có của NT trong các HĐ QL về xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình; về QL GV và HĐ dạy học đặc biệt chú trọng trong PP giảng dạy; về QL HS và HĐ học tập và về QL các điều kiện phục vụ HĐ dạy học sao cho phù hợp với các đặc điểm của NT.

Đây là một trong những nguyên tắc nền tảng, cơ bản nhất trong việc xác lập các biện pháp QL HĐ dạy học của NT trong giai đoạn hiện nay.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với thực tiễn quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THCS trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và a\đánh giá kết quả học tập của HS , đồng thời phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của huyện ĐăkR’Lấp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất một mặt phải phù hợp với công tác quản lý, tác động đồn thời đến tất cả các yếu tố của quá trình dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện ĐăkR’Lấp, mặc khác các biện

pháp phải có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau tạo ra sức mạnh tổng hợp của một chỉnh thể thống nhất.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp nêu ra có thể triển khai, vận dụng hiệu quả vào việc quản lí hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện ĐăkR’Lấp. Để đảm bảo tính khả thi, các biện pháp được đề xuất phải căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của nhà trường và phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Anh hiện nay.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Thực chất của nguyên tắc này là làm thế nào để trong nguồn lực nhất định, với thời gian cho phép, các biện pháp quản lý có thể tạo ra kết quả có chất lượng đạt mục tiêu như mong muốn. Tính hiệu quả của biện pháp thể hiện sự gắn kết, sự thống nhất giữa các biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh.

Trong quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh, mọi biện pháp đều nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh trong nguồn lực nhất định hiện có của nhà trường. Do đó, các biện pháp phải tính đến việc đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực, hạn chế những biện pháp không hiệu quả, tốn kém.

Chính vì vậy, để đảm bảo các biện pháp đề xuất được thực thi có hiệu quả trên thực tế cần đầy đủ các nguyên tắc, bao gồm: nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả. Các nguyên tắc này có mối quan hệ hữu cơ, tác động tưỡng hỗ lẫn nhau, không tách rời nhau , phát huy tối đa tính hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔNTIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN ĐĂKR LẤP, TỈNH TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN ĐĂKR LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG

3.2.1 . Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay.

Tiếng Anh là ngôn ngữ mang tính quốc tế, phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới hiện nay. Từ rất lâu, tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy trong các trường THCS với mục đích giúp cho HS có được các vốn từ tiếng Anh cơ bản và kèm theo điều kiện giao tiếp để nâng cao khả năng kiến thức, sự tự tin cho bản thân, tạo nền mỏng vững chắc để tiếp tục học ở bậc THPT và từ đó tạo ra tiền đề vững vàng cho công việc, có cơ hội tìm kiếm và đạt được các học bổng du học ưu đãi cho HS trong tương lai. Trong đề án dạy và học ngoại ngữ đến năm 2020, mục tiêu đặt ra : “đến năm 2020 là đa số thanh niên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học đều sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập, tự tin khi giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ thành thế mạnh khi tham gia thị trường lao động trong và ngoài nước”. Chính bởi lẽ đó, tiếng Anh luôn được coi là một môn học quan trọng, là chìa khóa giúp cho mỗi chúng ta mở rộng cánh cửa tương lai. Do vậy để HS nhận thấy được tầm quan trọng thực sự của tiếng Anh đối với nghề nghiệp và tương lai của bản thân các em, làm thế nào để HS học tiếng Anh tốt, làm thế nào để khơi dậy lòng đam mê với tiếng Anh trong HS vẫn luôn là một điều mà các nhà CBQL ở các trường THCS.

* Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

- Nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV Tiếng Anh , học sinh về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng; chủ trương, chính sách của Nhà nước và của ngành.

- Có nhận thức đổi mới về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng: Bỏ lối suy nghĩ chỉ học một lần đạt trình độ chuẩn là có thể hành nghề suốt đời, sang quan điểm tự giác học thường xuyên, học suốt đời.

- Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn phải góp phần nâng cao chất lượng trình độ chung của đội ngũ GV Tiếng Anh, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm cũng như khả năng tham gia các HĐ khác trong NT.

* Nội dung và cách thức thực hiện

- Nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, ý thức trách nhiệm, lòng yêu nghề của đội ngũ GV tiếng Anh

Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác GD chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, tư cách, ý thức trách nhiệm nhà giáo – công dân qua những nội dung cụ thể như sau:

+ HT tăng cường GD chính trị, tư tưởng, đạo đức cho GV; tổ chức cho GV học tập, nghe phổ biến về các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với tính chất của đội ngũ GV, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của từng đảng viên là các nhà giáo, các cán bộ công chức của NT. GD chính trị tư tưởng cũng là cách thức tác động đến mặt tinh thần và tư tưởng của GV, nhằm giác ngộ lý tưởng, ý thức chính trị và pháp luật, phát huy tính tự giác, tính tích cực và sáng tạo lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ý thức đúng thì hành động có hiệu quả. Trên cơ sở đó, họ sẽ có trách nhiệm, có kỷ luật, có lương tâm với nhiệm vụ được giao.

+ Triển khai chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm theo chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT ngày 5/6/2003 của Bộ GD&ĐT. Tất cả các GV Tiếng Anh đều phải tham gia đầy đủ chương trình lớp Bồi dưỡng chính trị hè và viết thu hoạch theo kế hoạch của sở GD&ĐT. Căn cứ vào từng loại hình bồi dưỡng và theo chức năng nhiệm vụ được giao, các NT chủ động xây dựng kế hoạch, phân công GV tham gia bồi dưỡng theo sự chỉ đạo của sở GD&ĐT.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học môn TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở HUYỆN ĐẮKR’LẤP, TỈNH ĐẮKNÔNG (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w