3. Những đóng góp mớı của luận văn
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội
1.3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nƣớc, kinh tế tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Tam Đƣờng nói riêng đã có bƣớc phát triển rõ rệt. Đƣợc sự quan tâm của tỉnh, dƣới sự quản lý và chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện về phát triển kinh tế xã hội, bƣớc đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hƣớng tích cực, sử dụng ngày càng hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phƣơng.
Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trƣởng trung bình năm 2020 đạt 16,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng nông, lâm, ngƣ nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thƣơng mại dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đến năm 2020 đạt 24 triệu đồng/ngƣời/năm. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Tam Đƣờng giai đoạn 2018-2020 đƣợc thể hiện ở bảng 1.1.
Tổng giá trị sản xuất năm 2020 của huyện Tam Đƣờng đạt 1.288,8 tỷ đồng, tăng 184,20 tỷ đồng so với năm 2018. Trong đó, tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2020 đạt 866,3 tỷ đồng; ngành thƣơng mại đạt 247,9 tỷ đồng, tăng 31,9 tỷ đồng so với năm 2018; ngành công nghiệp đạt 174,6
tỷ đồng (gồm công nghiệp khai thác đạt 24,1 tỷ đồng; công nghiệp chế biến đạt 136 tỷ đồng; công nghiệp sản xuất và phân phối điện nƣớc là 14,5 tỷ đồng).
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Tam Đƣờng giai đoạn 2018-2020
STT Nội dung ĐVT Năm
2018 Năm 2018 Năm 2020 I Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 1104,6 1189,4 1.288,8
1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản Tỷ đồng 762,2 819,5 866,3
2 Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 133,7 152,2 174,6
3 Dịch vụ Tỷ đồng 208,8 217,7 247,9
II Cơ cấu kinh tế % 100,0 100,0 100,0
1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 69,0 68,9 67,2
2 Công nghiệp và xây dựng % 12,1 12,8 13,6
3 Dịch vụ % 18,9 18,3 19,2
III Thu nhập bình quân đầu ngƣời Tr.đồng/ ngƣời 23,5 24,0 24,0
Nguồn: UBND huyện Tam Đƣờng (2018-2020)
1.3.2.2. Dân số, lao động và việc làm
Dân số: Đến năm 2020, huyện Tam Đƣờng có 55.450 ngƣời, mật độ dân số thấp bình quân đạt 81 ngƣời/km2; có mật độ dân số ở mức cao (81 ngƣời/ km2) so với mức trung bình chung của tỉnh (48 ngƣời/ km2). Dân cƣ của huyện tập trung đông đảo nhất là trên địa bàn thị trấn Tam Đƣờng 4.565 ngƣời.
Lao động và việc làm: số ngƣời trong độ tuổi lao động là 31.572 ngƣời, chiếm 56,94% tổng dân số của huyện. Trong khi số ngƣời thực tế tham gia lao động là 30.747 ngƣời. Số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp là 21.104 ngƣời.
Dân tộc: huyện Tam Đƣờng có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm đa số, trên 84%. Đời sống các dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao (UBND huyện Tam Đƣờng, 2020).
1.3.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống giao thông
Trên địa bàn huyện Tam Đƣờng có Quốc lộ 4D và quốc lộ 32 chạy qua, lƣợng hàng hóa đƣợc chuyển tải theo tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai và tuyến đƣờng bộ đƣợc vận chuyển vào khu vực Tam Đƣờng, Huyện Tam Đƣờng chủ yếu theo 2 tuyến đƣờng này.Toàn huyện có trên 59 km đƣờng Quốc lộ; 12,48 km đƣờng giao thông nội thị; 109,53 km đƣờng giao thông liên xã và 372.69 km đƣờng dân sinh. Những tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 32 và 4D) qua huyện đƣợc trải nhựa, hàng năm thƣờng xuyên đƣợc duy tu, bảo dƣỡng đảm bảo chất lƣợng đƣờng giao thông miền núi. Các xã trong huyện đã có đƣờng xe ôtô đến trung tâm xã, cơ bản đã có đƣờng xe máy. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là đƣờng cấp phối, chƣa đƣợc nâng cấp, mở rộng nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đi lại, lƣu thông hàng hóa của ngƣời dân địa phƣơng nhất là vào mùa mƣa. Trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục duy tu, bảo dƣỡng, sửa chữa các tuyến đƣờng đã có, cũng cần phải đầu tƣ mạnh mẽ nâng cấp, mở rộng, làm mới các tuyến đƣờng trọng yếu để giao thông đƣờng bộ thực sự là huyết mạch của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện (UBND huyện Tam Đƣờng, 2020).
b. Hệ thống thủy lợi
Công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông – lâm - ngƣ nghiệp của huyện đã đƣợc chú trọng đầu tƣ và phát huy tác dụng. Toàn huyện hiện có 177 công trình thuỷ lợi: Tổng số 369 km kênh mƣơng, trong đó có 201,4 km đảm bảo tƣới tiêu cho trên 90% diện tích đất sản xuất (UBND huyện Tam Đƣờng, 2020).
Hệ thống công trình thủy lợi bƣớc đầu đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhƣng về lâu dài cần có sự đầu tƣ hơn nữa để khai thác tối đa các tiềm năng lợi thế của huyện cho phát triển sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
c. Hệ thống bưu chính viễn thông
trên 96% số bản trên địa bàn huyện đã có hệ thống trạm biến áp cung cấp điện lƣới quốc gia cho các bản.
- Hạ tầng bƣu chính viễn thông: Đến nay đã có 100% số xã, thị trấn đƣợc phủ sóng phát thanh truyền hình. 100% xã, thị trấn có đƣờng điện thoại đến UBND xã, thị trấn, hệ thống bƣu chính xã đƣợc củng cố có thƣ báo trong ngày. Mức độ đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống. Tuy nhiên tai một số bản ở xã trung tâm xã vẫn chƣa đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia, một phần đã tự sử dụng máy phát điện nƣớc gia đình, gây khó khăn lớn cho sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân.
Đến năm 2020, 100% số xã, thị trấn đã đƣợc kết nối hệ thống internet cáp quang tốc độ cao, đã đƣợc lắp đạt tram BTS phủ sóng điện thoại di động (UBND huyện Tam Đƣờng, 2020).