Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu giai đoạn từ năm 2018 2020 (Trang 47)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2. Nội dung nghiên cứu

+ Tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai trên địa bàn huyện Tam Đƣờng

- Tình hình cơng tác quản lý nhà nƣớc về đất đai - Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Tam Đƣờng

- Biến động sử dụng đất đai huyện Tam Đƣờng giai đoạn 2018-2020 + Đánh giá công tác dăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính tại huyện Tam Đƣờng giai đoạn năm 2018-2020

- Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Tam Đƣờng

+ Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tam Đƣờng giai đoạn 2018-2020

- Quy định của nhà nƣớc về thủ tục đăng ký đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tam Đƣờng

- Đặc điểm của huyện ảnh hƣởng tới công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Kiểm tra kiểm soát của nhà nƣớc và Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lai Châu

- Đánh giá chung

+ Giải pháp hồn thiện cơng tác đăng ký biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tam Đƣờng

2.3. Phương pháp nghıên cứu

2.3.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống, liên ngành

Từ việc nghiên cứu tổng quan, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới, đánh giá cách tiếp cận, những nội dung có liên quan đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính các cấp ở nƣớc ta hiện nay; từ đó đề xuất phƣơng pháp tiếp cận dựa trên lợi thế so sánh về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính, góp phần quản lý đất đai hiệu quả và bền vững ở huyện Tam Đƣờng.

2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu

2.3.2.1. hương pháp điều tra số liệu thứ cấp

- Thu tập số liệu về điều kiện tự nhiên; hiện trạng và tình hình quản lý sử dụng đất tại Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng huyện Tam Đƣờng.

- Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2018 - 2020 tại Phòng Thống kê huyện Tam Đƣờng.

- Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai; kết quả hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2018-2020 tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Tam

Đƣờng.

2.2.2.2. hương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Các điểm nghiên cứu đƣợc lựa chọn có đặc điểm về đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc trƣng về số lƣợng ngƣời dân đến Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai. Do đó, đề tài chọn 3 xã, thị trấn phục vụ cho mục đích nghiên cứu, mỗi xã, thị trấn khảo sát 30 trƣờng hợp, tổng cộng 90 phiếu.

Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra các cán bộ làm việc tại Văn phịng đăng ký; hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tam Đƣờng. Thông tin đƣợc thu thập thông qua một mẫu phiếu điều tra chuẩn bị trƣớc liên quan đến đăng ký quyền sử dụng đất và đánh giá của ngƣời dân, cán bộ trực tiếp làm việc về hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Nội dung thông tin đƣợc thu thập bằng bảng câu hỏi bao gồm: Tên, địa chỉ, cách tiếp cận thông tin, mức độ cơng khai thủ tục hành chính ... Thơng qua đó có thể nhận định đƣợc về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hƣớng dẫn của cán bộ làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Số lƣợng phiếu điều tra đƣợc khảo sát đối với 100% các cán bộ làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký; các hộ gia đình, cá nhân tại 3 xã, thị trấn đến giao dịch trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Tam Đƣờng.

Điều tra cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tam Đƣờng là 10 cán bộ.

2.3.3. Phương pháp xử lý phân tích số liệu

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc tiến hành xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Kết quả đƣợc trình bầy bằng các bảng số liệu và biểu đồ.

Tổng hợp số liệu thu thập đƣợc theo đơn vị hành chính, theo thời gian và đối tƣợng làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu. Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau. Sắp xếp, lựa chọn các thông tin phù hợp theo các chuyên đề cụ thể.

2.3.4. Phương pháp so sánh, đánh giá

Trên cơ sở số liệu đã thu thập đƣợc, tiến hành so sánh kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC giữa các xã trên địa bàn huyện với nhau; so sánh giữa kết quả thực tế đạt đƣợc trong công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC với chỉ tiêu đặt ra.

Các tiêu chí đƣợc sử dụng để đánh giá về công tác ĐKĐĐ, cấp GCN và lập HSĐC gồm: số liệu hồ sơ, diện tích kê khai ĐKĐĐ; số hồ sơ, diện tích cấp GCNQSDĐ; tỉ lệ hồ sơ đƣợc cấp GCNQSDĐ so với số hồ sơ KKĐK; tỉ lệ diện tích đƣợc cấp so với diện tích KKĐK trên địa bàn nghiên cứu.

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tình hình quản lý, sử dụng và bıến động đất đaı trên địa bàn huyện Tam Đường Đường

3.1.1. Tình hình cơng tác quản lý nhà nước về đất đai

3.1.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất

Thực hiện Luật đất đai năm 2013 và chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, trong thời gian từ năm 2014 đến nay, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành nhiều quyết định, văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn các địa phƣơng để thực thi pháp luật về đất đai. Các văn bản đã ban hành kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn, đồng thời ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất.

UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng trên địa bàn quản lý theo phân cấp. Triển khai, hƣớng dẫn cán bộ địa chính các xã, thị trấn thực hiện các văn bản pháp luật thông qua các buổi họp giao ban, các buổi họp thôn bản, các cuộc kiểm tra cũng nhƣ các buổi đi cơ sở để nắm tình hình. Vì vậy, ý thức của ngƣời dân về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nƣớc trên lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng đƣợc nâng cao rõ rệt.

3.1.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT - HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ), việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính đƣợc thực hiện tốt. Ranh giới giữa huyện Tam Đƣờng và các huyện giáp ranh đƣợc xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và đƣợc chuyển vẽ lên bản đồ. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện phối hợp với cơ quan chức năng đã tiến hành hoạch định ranh giới hành chính các xã, cắm mốc giới, ổn định phạm vi quản lý và sử dụng đất trên địa bàn từng xã. Hiện tại, hệ thống hồ sơ địa giới hành chính cơ bản đƣợc thống nhất rõ ràng, đƣợc lƣu trữ cơ bản đầy đủ.

Châu và Lào Cai đã xảy ra một số vấn đề vƣớng mắc, bất cập gây khó khăn trong cơng tác quản lý tại khu vực đèo Sa Pa. Qua đối chiếu hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực địa đã phát hiện ra sự không thống nhất giữa mô tả trong hồ sơ địa giới hành chính với bản đồ địa giới hành chính và giữa bản đồ địa giới hành chính với thực địa, cụ thể: Trên thực địa, mốc địa giới hành chính 2T.1 (LC- LC) nằm tại khu vực đỉnh đèo Sa Pa, đối chiếu với bản đồ địa giới hành chính, mốc 2T.1 (LC-LC) nằm tại khu vực núi Sẻ, cách mốc địa giới hành chính ngồi thực địa khoảng 850 m theo trục đƣờng 4D về phía huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (UBND huyện Tam Đƣờng, 2020).

3.1.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính đƣợc phịng Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện khi có sự biến động trong q trình quản lý và sử dụng đất đai nhƣ tách thửa, hợp thửa, thay đổi chủ sử dụng, mục đích sử dụng hoặc khi bị thu hồi đất, đƣợc giao đất… Các hồ sơ nhƣ sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ địa chính, sổ đăng ký biến động đất đai đƣợc phòng Tài nguyên và Mơi trƣờng lƣu giữ tại phịng kho, tránh ẩm mốc, tránh rách nát, chống thất lạc. Tuy nhiên, do cơng trình giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện trong mấy năm gần đây tƣơng đối nhiều nên việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính chƣa đƣợc thƣờng xuyên, đầy đủ, kịp thời (UBND huyện Tam Đƣờng, 2020).

3.1.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nhận thức rõ vai trị quan trọng của cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện đã đƣợc triển khai khá tốt. Giai đoạn 2018-2020, UBND huyện Tam Đƣờng đã đƣợc UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm cơ sở để thực hiện thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cho thuê đất. Phối hợp với đơn vị tƣ vấn hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Tam Đƣờng đến năm 2020.

sử dụng đất đai, tạo điều kiện cho ngƣời sử dụng đất yên tâm đầu tƣ nhằm sử dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật.

3.1.1.5. Quản lý về việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Sau khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành, thực hiện theo Công văn số 1622/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 06/5/2014 và Công văn số 3398/BTNMT- TCQLĐĐ ngày 14/8/2014 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các cơng trình, dự án của các địa phƣơng.

Việc lập hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho các dự án đƣợc thực hiện đồng bộ, đúng quy định và tuân thu theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã đƣợc UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt. Quy trình triển khai đƣợc chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo quyền lợi cho ngƣời sử dụng đất. Trong quá trình tổ chức thực hiện, UBND huyện Tam Đƣờng cũng đã xem xét và giải quyết kịp thời nhiều ý kiến, kiến nghị, thắc mắc của nhân dân về giá đất, các chính sách, chế độ khi Nhà nƣớc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Đến nay, hầu hết các địa phƣơng có đất bị thu hồi, chuyển mục đích để phát triển cơ sở hạ tầng tình hình an ninh ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày đƣợc cải thiện.

Bảng 3.1. Kết quả thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất huyện Tam Đƣờng giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: trƣờng hợp STT Năm Giao đất Cho thuê đất Chuyển mục đích SDĐ Giao đất có thu tiền Giao đất TĐC Cấp đất cho cán bộ Trúng đấu giá QSDĐ 3 Năm 2018 - 11 - 1 - 37 4 Năm 2019 5 21 - - 1 71 5 Năm 2020 6 9 - - - 115 Tổng 11 41 - 1 1 223

Trong giai đoạn 2018 - 2020, UBND huyện đã ra quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho 11 trƣờng hợp. Quyết định giao đất và cấp GCN QSD đất tái định cƣ cho 41 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án trên địa bàn huyện. Năm 2018, UBND huyện đã giao đất cho 01 trƣờng hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất với diện tích là 105 m2. Năm 2019, UBND huyện cho thuê đất 01 trƣờng hợp với diện tích là 210 m2. Ngồi ra, UBND huyện còn phê duyệt cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho 223 trƣờng hợp xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (làm nhà ở) phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phƣơng.

3.1.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Năm 2018, UBND huyện ban hành 04 quyết định thu hồi 348.490,3 m2

đất của 04 dự án trên địa bàn huyện, thu hồi đất của 190 lƣợt hộ gia đình, cá nhân và tổ chức. Đồng thời, UBND huyện ban hành 04 quyết định phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ 04 cơng trình với tổng số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ là 25.781.297.671 đồng, trong đó: bồi thƣờng về đất là 5.650.411.100 đồng; bồi thƣờng cây cối hoa màu trên đất là 2.091.760.987 đồng; bồi thƣờng vật kiến trúc trên đất là 728.035.104 đồng; chính sách hỗ trợ cho ngƣời có đất bị thu hồi là 17.311.190.750 đồng (UBND huyện Tam Đƣờng, 2020).

Năm 2019, UBND huyện ban hành các quyết định thu hồi đất của 136 lƣợt hộ gia đình, cá nhân và tổ chức với tổng diện tích là 153.970,44 m2

đất để thực hiện 11 cơng trình, dự án trên địa bàn huyện. Đồng thời, tham mƣu cho UBND huyện ban hành các Quyết định phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ để thực hiện 11 cơng trình, dự án với tổng số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ là 6.262.410.727 đồng, trong đó: Bồi thƣờng về đất là 1.174.954.000 đồng; bồi thƣờng cây cối hoa màu trên đất là 398.448.910 đồng; bồi thƣờng vật kiến trúc trên đất là 482.055.655 đồng; chính sách hỗ trợ cho ngƣời có đất bị thu hồi là 3.731.812.100 đồng (UBND huyện Tam Đƣờng, 2020).

Năm 2020, UBND huyện ban hành 15 quyết định thu hồi đất của 13 dự án trên địa bàn huyện Tam Đƣờng với diện tích đất là 263.594,5m2

của 483 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức. Đồng thời tham mƣu cho UBND huyện ban hành 15

Quyết định phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ với tổng số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ là 10.055.202.138,96 đồng, trong đó: bồi thƣờng về đất là 457.811.400 đồng; bồi thƣờng cây cối hoa màu trên đất là 3.128.748.344 đồng; bồi thƣờng vật kiến trúc trên đất là 1.963.682.652 đồng; Chính sách hỗ trợ cho ngƣời bị thu hồi đất là 1.468.771.600 đồng; chi phí thực hiện giải phóng mặt bằng là 3.033.188.143 đồng; Chi phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất là ồng (UBND huyện Tam Đƣờng, 2020).

3.1.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Cùng việc cấp GCNQSDĐ, UBND huyện chỉ đạo phòng Tài nguyên và Mơi trƣờng, UBND các xã, thị trấn, hồn thiện hệ thống sổ sách theo quy định. Hiện nay công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc tiến hành thƣờng xuyên thông qua Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan thực hiện dịch vụ công về đất đai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu giai đoạn từ năm 2018 2020 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)