3. Những đóng góp mớı của luận văn
1.3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
1.3.3.1. Thuận lợi
Huyện Tam Đƣờng có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, địa hình địa mạo sinh thái, cảnh quan thiên nhiên đẹp có hệ thống các hang động, thác nƣớc hoang sơ và hùng vĩ là tiểm năng cho phát triển du lịch, dịch vụ (nhƣ động Tiên Sơn, thác Tác Tình, suối nƣớc nóng Nà Đon...); có tuyến đƣờng Quốc lộ 4D, Quốc lộ 32 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội.
Có điều kiện tự nhiên, tiềm năng đất đai lớn, khí hậu tƣơng đối thuận lợi cho việc sản xuất nông - lâm nghiệp theo hƣớng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.
Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao. Cùng với tăng trƣởng kinh tế khá, nguồn lao động dồi dào sẽ là nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.
Trên địa bàn huyện Tam Đƣờng hiện có một số mỏ khoáng sản đang đƣợc quản lý, khai thác có giá trị về công nghiệp nhƣ: Mỏ đất hiếm Đông Pao có trữ lƣợng khá lớn, mỏ sắt ở Khun Há... và các mỏ khai thác vật liêu xây dựng, đá
vôi, đá xâm nhập, cát sỏi... là nguồn nguyên liệu quý báu cho công nghiệp sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát, cho ngành chế tác đá mỹ nghệ, phục vụ cho xây dựng các công trình.
1.3.3.2. Khó khăn
Xuất phát điểm thấp so với các huyện trong tỉnh, sản xuất hàng hoá chƣa phát triển, quy mô sản xuất nhỏ lẻ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, huy động vốn trong nhân dân cho đầu tƣ phát triển sản xuất còn hạn chế và khó khăn, trình độ nhận thức dân trí chƣa cao là những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển của huyện so với các vùng, các khu vực khác trong tỉnh.
Địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt bởi các dãy núi cao và hệ thống sông, suối nên việc thiết kế, xây dựng mạng lƣới giao thông, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhân dân và giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn (suất đầu tƣ lớn). Cùng với đó là việc áp dụng các máy móc và tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế.
Huyện có nguồn lao động dồi dào nhƣng trình độ chƣa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, hạn chế cho việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Hệ thống sông ngòi của huyện tuy nhiều nhƣng hầu hết đều là những sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác gềnh, mùa lũ nƣớc dâng rất nhanh nhƣng vào mùa khô nƣớc cạn kiệt do đó việc tích nƣớc, điều tiết nguồn nƣớc cho sản xuất rất khó khăn.
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đốı tượng và phạm vı nghıên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính; Một số cán bộ quản lý, ngƣời dân có liên quan trên địa bàn huyện Tam Đƣờng, tỉnh Lai Châu.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính tại huyện Tam Đƣờng, tỉnh Lai Châu.
- Phạm vi về thời gian: Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2018-2020.
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tam Đƣờng, tỉnh Lai Châu
2.2. Nội dung nghiên cứu
+ Tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai trên địa bàn huyện Tam Đƣờng
- Tình hình công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai - Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Tam Đƣờng
- Biến động sử dụng đất đai huyện Tam Đƣờng giai đoạn 2018-2020 + Đánh giá công tác dăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính tại huyện Tam Đƣờng giai đoạn năm 2018-2020
- Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Tam Đƣờng
+ Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tam Đƣờng giai đoạn 2018-2020
- Quy định của nhà nƣớc về thủ tục đăng ký đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tam Đƣờng
- Đặc điểm của huyện ảnh hƣởng tới công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Kiểm tra kiểm soát của nhà nƣớc và Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lai Châu
- Đánh giá chung
+ Giải pháp hoàn thiện công tác đăng ký biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tam Đƣờng
2.3. Phương pháp nghıên cứu
2.3.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống, liên ngành
Từ việc nghiên cứu tổng quan, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới, đánh giá cách tiếp cận, những nội dung có liên quan đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính các cấp ở nƣớc ta hiện nay; từ đó đề xuất phƣơng pháp tiếp cận dựa trên lợi thế so sánh về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính, góp phần quản lý đất đai hiệu quả và bền vững ở huyện Tam Đƣờng.
2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu
2.3.2.1. hương pháp điều tra số liệu thứ cấp
- Thu tập số liệu về điều kiện tự nhiên; hiện trạng và tình hình quản lý sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Tam Đƣờng.
- Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2018 - 2020 tại Phòng Thống kê huyện Tam Đƣờng.
- Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai; kết quả hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2018-2020 tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Tam
Đƣờng.
2.2.2.2. hương pháp điều tra số liệu sơ cấp
Các điểm nghiên cứu đƣợc lựa chọn có đặc điểm về đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc trƣng về số lƣợng ngƣời dân đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Do đó, đề tài chọn 3 xã, thị trấn phục vụ cho mục đích nghiên cứu, mỗi xã, thị trấn khảo sát 30 trƣờng hợp, tổng cộng 90 phiếu.
Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra các cán bộ làm việc tại Văn phòng đăng ký; hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tam Đƣờng. Thông tin đƣợc thu thập thông qua một mẫu phiếu điều tra chuẩn bị trƣớc liên quan đến đăng ký quyền sử dụng đất và đánh giá của ngƣời dân, cán bộ trực tiếp làm việc về hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Nội dung thông tin đƣợc thu thập bằng bảng câu hỏi bao gồm: Tên, địa chỉ, cách tiếp cận thông tin, mức độ công khai thủ tục hành chính ... Thông qua đó có thể nhận định đƣợc về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hƣớng dẫn của cán bộ làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Số lƣợng phiếu điều tra đƣợc khảo sát đối với 100% các cán bộ làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký; các hộ gia đình, cá nhân tại 3 xã, thị trấn đến giao dịch trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Tam Đƣờng.
Điều tra cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tam Đƣờng là 10 cán bộ.
2.3.3. Phương pháp xử lý phân tích số liệu
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc tiến hành xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Kết quả đƣợc trình bầy bằng các bảng số liệu và biểu đồ.
Tổng hợp số liệu thu thập đƣợc theo đơn vị hành chính, theo thời gian và đối tƣợng làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu. Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau. Sắp xếp, lựa chọn các thông tin phù hợp theo các chuyên đề cụ thể.
2.3.4. Phương pháp so sánh, đánh giá
Trên cơ sở số liệu đã thu thập đƣợc, tiến hành so sánh kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC giữa các xã trên địa bàn huyện với nhau; so sánh giữa kết quả thực tế đạt đƣợc trong công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC với chỉ tiêu đặt ra.
Các tiêu chí đƣợc sử dụng để đánh giá về công tác ĐKĐĐ, cấp GCN và lập HSĐC gồm: số liệu hồ sơ, diện tích kê khai ĐKĐĐ; số hồ sơ, diện tích cấp GCNQSDĐ; tỉ lệ hồ sơ đƣợc cấp GCNQSDĐ so với số hồ sơ KKĐK; tỉ lệ diện tích đƣợc cấp so với diện tích KKĐK trên địa bàn nghiên cứu.
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình quản lý, sử dụng và bıến động đất đaı trên địa bàn huyện Tam Đường Đường
3.1.1. Tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai
3.1.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất
Thực hiện Luật đất đai năm 2013 và chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, trong thời gian từ năm 2014 đến nay, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành nhiều quyết định, văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn các địa phƣơng để thực thi pháp luật về đất đai. Các văn bản đã ban hành kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn, đồng thời ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất.
UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng trên địa bàn quản lý theo phân cấp. Triển khai, hƣớng dẫn cán bộ địa chính các xã, thị trấn thực hiện các văn bản pháp luật thông qua các buổi họp giao ban, các buổi họp thôn bản, các cuộc kiểm tra cũng nhƣ các buổi đi cơ sở để nắm tình hình. Vì vậy, ý thức của ngƣời dân về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nƣớc trên lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng đƣợc nâng cao rõ rệt.
3.1.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CT - HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ), việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính đƣợc thực hiện tốt. Ranh giới giữa huyện Tam Đƣờng và các huyện giáp ranh đƣợc xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và đƣợc chuyển vẽ lên bản đồ. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện phối hợp với cơ quan chức năng đã tiến hành hoạch định ranh giới hành chính các xã, cắm mốc giới, ổn định phạm vi quản lý và sử dụng đất trên địa bàn từng xã. Hiện tại, hệ thống hồ sơ địa giới hành chính cơ bản đƣợc thống nhất rõ ràng, đƣợc lƣu trữ cơ bản đầy đủ.
Châu và Lào Cai đã xảy ra một số vấn đề vƣớng mắc, bất cập gây khó khăn trong công tác quản lý tại khu vực đèo Sa Pa. Qua đối chiếu hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực địa đã phát hiện ra sự không thống nhất giữa mô tả trong hồ sơ địa giới hành chính với bản đồ địa giới hành chính và giữa bản đồ địa giới hành chính với thực địa, cụ thể: Trên thực địa, mốc địa giới hành chính 2T.1 (LC- LC) nằm tại khu vực đỉnh đèo Sa Pa, đối chiếu với bản đồ địa giới hành chính, mốc 2T.1 (LC-LC) nằm tại khu vực núi Sẻ, cách mốc địa giới hành chính ngoài thực địa khoảng 850 m theo trục đƣờng 4D về phía huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (UBND huyện Tam Đƣờng, 2020).
3.1.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính đƣợc phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện khi có sự biến động trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai nhƣ tách thửa, hợp thửa, thay đổi chủ sử dụng, mục đích sử dụng hoặc khi bị thu hồi đất, đƣợc giao đất… Các hồ sơ nhƣ sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ địa chính, sổ đăng ký biến động đất đai đƣợc phòng Tài nguyên và Môi trƣờng lƣu giữ tại phòng kho, tránh ẩm mốc, tránh rách nát, chống thất lạc. Tuy nhiên, do công trình giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện trong mấy năm gần đây tƣơng đối nhiều nên việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính chƣa đƣợc thƣờng xuyên, đầy đủ, kịp thời (UBND huyện Tam Đƣờng, 2020).
3.1.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện đã đƣợc triển khai khá tốt. Giai đoạn 2018-2020, UBND huyện Tam Đƣờng đã đƣợc UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm cơ sở để thực hiện thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cho thuê đất. Phối hợp với đơn vị tƣ vấn hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Tam Đƣờng đến năm 2020.
sử dụng đất đai, tạo điều kiện cho ngƣời sử dụng đất yên tâm đầu tƣ nhằm sử dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật.
3.1.1.5. Quản lý về việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Sau khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành, thực hiện theo Công văn số 1622/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 06/5/2014 và Công văn số 3398/BTNMT- TCQLĐĐ ngày 14/8/2014 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các công trình, dự án của các địa phƣơng.
Việc lập hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho các dự án đƣợc thực hiện đồng bộ, đúng quy định và tuân thu theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã đƣợc UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt. Quy trình triển khai đƣợc chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo quyền lợi cho ngƣời sử dụng đất. Trong quá trình tổ chức thực hiện, UBND huyện Tam Đƣờng cũng đã xem xét và giải quyết kịp thời nhiều ý kiến, kiến nghị, thắc mắc của nhân dân về giá đất, các chính sách, chế độ khi Nhà nƣớc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Đến nay, hầu hết các địa phƣơng có đất bị thu hồi, chuyển mục đích để phát triển cơ sở hạ tầng tình hình an ninh ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày đƣợc cải thiện.
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất huyện Tam Đƣờng giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: trƣờng hợp STT Năm Giao đất Cho thuê đất Chuyển mục đích