Đánh giá tác động của các biến

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh hưng yên (Trang 67 - 71)

3.2.2.1. Đánh giá chiều tác động của các biến đến xác suất vờ nợ

Bảng 3.7. So sánh tác động của biến trước và sau khi ước lưọng mô hình

Biến Dư• đoán Kết quả

tuoi nghe tb cua lao dong - -

trinh d o hoc V an — Không có ý nghĩa

chap hanh quy dinh kd - +

tg quan he tctd - +

suc khoe kh — Không có ý nghĩa

s u du n g d v c u a t c td kh ac - -

tinh trang no + -

tg tb lao dong - +

dich vu + +

cong nghiep + +

tang truong doanh thu - —

muc de nghi vay von + —

lntt tren von tu co + +

ty le von tu co - +

ln tren doanh thu - +

to chuc sxkd - -

kinh nghiem sxkd - -

gia sp so voi tt + +

so huu dia diem kd - -

Tuoi - +

Nguôn: Người viêt tự tông họp

Hệ số hồi quy dương nghĩa là biến có tác động cùng chiều đến khả năng vờ nợ. Hay có thể nói giá trị các biến này càng tăng thì xác suất vỡ nợ càng lớn. Ngược lại, các biến có hệ số hồi quy âm thì giá trị biến càng tăng, khả năng vờ

nợ càng giảm.

Các biến tuổi nghề trung bình của lao động, dịch vụ, tăng trưởng doanh thu, giá sản phấm so với thị trường, lợi nhuận thực tế trên vốn tự có, công nghiệp, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, sử dụng dịch vụ cùa TCTD khác, sở hữu địa

điêm kinh doanh, tô chức sản xuât kinh doanh là 10 biên có kêt quả trùng với giả thiết.

Đáng nói là trong các biến có kết quả ngược với dự đoán, biến thời gian quan hệ TCTD, tình trạng nợ, mức đề nghị vaỵ vốn là những phát hiện gây ngạc nhiên. Theo giả thiết, kì vọng rằng thời gian quan hệ tố chức tín dụng tức thời gian khách hàng quen biết ngân hàng càng lâu thì khả năng vỡ nợ phải càng giảm do ngân hàng có nhiều thông tin của khách hàng hơn. Lịch sử vỡ nợ của khách hàng trong quá khứ không tốt cũng sẽ gây tác động xấu đến kì vọng về việc hoàn trả khoản vay đúng hạn. Và không giống doanh nghiệp thì mức đề nghị vay vốn cùa khách hàng càng nhở thì rủi ro càng nhỏ.

Tuy nhiên, lý giải cho sự tác động ngược chiều so với kì vọng của 3 biến này, người viết tim ra nguyên nhân được lý giải trong nghiên cứu trước đó của

Jimenez & Saurina (2005). Đối với mức đề nghị vay vốn, được các tác giả giải thích, khoản vay càng lớn thì rủi ro càng thấp do tính cẩn trọng của ngân hàng khi xem xét các khoản vay lớn. Trong khi các khách hàng có quan hệ với ngân hàng càng lâu thi khả năng vỡ nợ càng nhiều là do ngân hàng chù quan với các khách hàng quen thuộc. Dần đến dễ dàng trong khâu phê duyệt cũng như giám sát khoản vay. Đây cũng có thể được xem là lý do để giải thích cho dấu của hệ số hồi quy của biến tình trạng vỡ nợ. Đối với các khách hàng đã có lịch sử không trả được nợ, cán bộ tín dụng có xu hướng cảnh giác cao hơn nên những khoản vay được phê duyệt là những khoản có khả năng được hoàn trả đúng hạn.

Một phát hiện nữa trong kết quả chạy mô hình là tỷ lệ vốn tự có càng cao thỉ rủi ro vỡ nợ càng lớn. Trong giả thiết, biến này được hiếu là có giá trị cao đồng nghĩa với việc vốn góp của chủ sở hữu lớn, thì người này sẽ có trách nhiệm hơn đối với kế hoạch kinh doanh trong tương lai. Do vậy, nguồn vờ nợ cho ngân hàng sẽ chắc chắn hơn. Đây là điều khó giải thích, cần phải tiến hành nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, kết quả ngược chiều có thế do những biến cố không lường trước được trong kinh doanh mà khách hàng vay vốn cũng không thể

thay đôi và cải thiện, bao gôm thay đôi môi trường kinh doanh, tác động của chính sách kinh tế, mất mùa, hạn hán,...

Biến tuổi cũng cho thấy một tác động cùng chiều với xác suất vỡ nợ. Điều này đi ngược lại già thiết tuổi càng cao con người càng có nhiều kinh nghiệm và tính cẩn trọng, rủi ro vỡ nợ càng giảm. Giải thích cho điều này là do chi nhánh ngân hàng Co-opBank phân loại các nhóm tuổi khách hàng không liên tục, ví dụ 18-8 và >61 được xếp vào một nhóm. Do đó việc đánh giá biến tuồi có sự sai lệch như trên.

3.2.2.2. Đảnh giá mức độ tác động của các biến.

Việc đánh giá mức độ tác động cùa các biến có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng trong việc tim ra yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến xác suất vỡ nợ của khách hàng, từ đó ngân hàng sẽ đưa ra các yêu cầu cao hơn đối với các đặc điểm này của khách hàng và chú ý trong quá trình cho vay. Bảng dưới đây thề hiện mức độ tác động của lần lượt các biến độc lập khi thay đồi 1 đơn vị trong trường hợp các biển khác giữ nguyên giá trị, tại mức giá trị trung bỉnh.

Bảng 3.8. Mức tác động biên của biến độc lập

Ã---7--- ■

Variable Margin

tg tb lao dong tai cskd 0.00573146

muc de nghi vay von -0.00281745

lntt_tren_von_tu_co 0.00682336

ty le von tu co 0.04285579

ln_tren_doanh_thu 0.02941999

to chuc sxkd -0.01121377

tuoi nghe tb cua l ao dong -0.00445344 chap hanh quy dinh kd 0.00667465

tuoi 0.00334249

su dung dv cua tctd khac -0.00734358

tinh trang no -0.02389014

gia sp so voi tt 0.00866935

tang truong doanh thu -0.00783836

kinh nghiem sxkd -0.02213989

tg quan he tctd 0.00408035

so_huu_dia_diem_kd -0.02505254

Nguôn: Người viêt tự tông hợp

Có thê thây, trong các biên định tính: tô chức sản xuât kinh doanh, châp hành quy định, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, sở hữu địa điếm kinh doanh, thì tác động lớn nhất đến khả năng vờ nợ là biến sở hữu địa điểm kinh doanh, sau đó là kinh nghiệm sản xuất, tổ chức sản xuất kinh doanh và chấp hành quy định kinh doanh. Điều này cho thấy một sự thay đối của biến sở hữu kinh doanh có thể dẫn đến sự cải thiện hay giảm sút đáng kế của xác suất vờ nợ. Ngân hàng có thể đưa ra những yêu cầu cao hơn về sở hữu địa điểm kinh doanh để giảm thiểu khả năng vỡ nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, có thể đưa ra yêu cầu cho các khách hàng nâng cao chất lượng địa điểm kinh doanh để cỏ thể được cấp khoản vay.

Trong số các biến định lượng: lợi nhuận thực tế trên vốn tự có, tỷ lệ vốn tự có, lợi nhuận trên doanh thu, thời gian trung bình lao động, mức đề nghị vay vốn, biến tỷ lệ vốn tự có tác động lớn nhất, do vậy ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cần phải bổ sung thêm vốn tự có tham gia vào dự án kinh doanh để đảm bảo khoản vay được vỡ nợ đúng hạn. Ngân hàng có thể nâng cao yêu càu tỷ lệ vốn tự có tối thiểu.

Trong khi đó, mô hình chỉ ra răng, các biên liên quan đên thời gian như tuôi, thời gian trung bình lao động, thời gian quan hệ TCTD không có tác động nhiều đến khả năng vở nợ. Tại điểm quan sát các biến có giá trị trung bình, bảng dưới thể hiện các giá trị xác suất vờ nợ tại với các ngành nghề khác nhau. Dễ dàng nhận thấy ngành công nghiệp so với 2 ngành còn lại có khả nãng vỡ nợ cao hơn, ở mức 2,1 %

so với ngành dịch vụ và nông nghiệp ở mức lần lượt là 1,6% và 0,7%.

Bảng 3.9. Xác suất vỡ nợ theo ngành kinh doanh

Biến Xác suất

dich_vu 0.01664

cong_nghiep 0.02151

nong_nghiep 0.00744

> r 9

Nguôn: Người viêt tự tông hợp

Lý giải cho kêt quả này người viêt cho răng, ngân hàng Co-opBank tiên thân là Quỹ tín dụng nhân dân, với chức năng hỗ trợ các hộ gia đình kinh doanh quy mô nhỏ, trong đó chủ yếu là nông nghiệp. Các sản phấm của ngân hàng cũng được phát triển phù hợp với khách hàng tiềm năng của nó. Những năm trở lại đây, Hưng Yên xuất hiện nhiều khu công nghiệp, kéo theo ngành công nghiệp nhỏ lẻ cũng gia tăng tại các hộ gia đình. Việc chuyển hướng kinh doanh đòi hởi kinh nghiệm qua thời gian của cơ sở kinh doanh cũng như kinh nghiệm đánh giá của cán bộ tín dụng am hiểm về lĩnh vực này. Do vậy, nguyên nhân thiểu kinh nghiệm của hộ kinh doanh và rủi ro vỉ khi tham gia vào ngành nghề mới có sức cạnh tranh lớn cũng như khó khăn khi đánh giá tính khả thi của kế hoạch kinh doanh đối với cán bộ tín dụng nên các trường hợp vay phục vụ công nghiệp thường có xu hướng vỡ nợ nhiều hơn.

Tóm lại, những biến có tác động mạnh nhất đến khả năng vỡ nợ của KHCN có thể kể đến như là tình trạng sở hừu địa điềm kinh doanh, tỷ lệ vốn tự có, tình trạng nợ. Trong các ngành nghề kinh doanh, thì ngành công nghiệp có khả năng vỡ nợ là cao nhất. Vì vậy khi thấm định khoản vay, ngân hàng cần có yêu cầu cao hơn về những đặc điểm trên để đưa ra quyết định cho vay chính xác nhất. Đồng thời đây cũng là yếu tố xét bổ sung cho các trường hợp khách hàng đạt gần mức yêu cầu quy định cho vay.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh hưng yên (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)