Khái niệm khả năng vỡ nợ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh hưng yên (Trang 28)

Xét trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng, đánh giá “khả năng vờ nợ của khách hàng” là việc đánh giá khách hàng có thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ nợ cho ngân hàng trong toàn bộ thời gian quan hệ tín dụng hoặc trong một khoảng thời gian xác định hay không.

Trên thế giới hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nào về khả năng vờ nợ vay của khách hàng hay khái niệm vỡ nợ. Việc xác định vỡ nợ dựa trên nhận định của ngân hàng vào các biểu hiện của khách hàng mà ngân hàng cho là không có khả năng vờ nợ vay. Theo úy ban Basel trong Basel II (Basel Committee on Banking Supervision - 2006), đưa ra định nghĩa: “Vờ nợ” xảy ra đối với một khách hàng cụ thế khi có một trong hai hoặc cả hai dấu hiện sau:

- Ngân hàng cho rằng khách hàng không có khả năng thực hiện thanh toán toàn bộ khoản vay khi đến hạn trong đó chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản

(nếu có) để hoàn trả.

- Khách hàng có nợ quá hạn trên 90 ngày.

Tương tự định nghĩa về “vỡ nợ” được sử dụng trong tài liệu về Basel, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF - International Monetary Fund) đưa ra định nghĩa cơ bản về một khoản nợ được coi là “nonperforming loan - nợ xấu” khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc đồng ý chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải

thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chàc chăn đê nghi ngờ vê khả năng khoản vay sẽ không được thanh toán đầy đủ. Có thể thấy, nợ xấu thường được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng vỡ nợ của khách hàng bị nghi ngờ. Đây là quan điểm đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. Có thể nhận thấy các quan điểm trên thế giới thường xem khách hàng phát sinh nợ xấu với khách hàng không có khả năng vỡ nợ là tương đồng.

Tại Việt Nam cũng có quy định về nợ xấu là nợ được các TCTD đánh giá là

không có khả năng hoàn trả. Cụ thể theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Quyết

định 18/2007/QĐ-NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Quyết định 22/VBHN- NHNN, nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 cho đến nhóm 5, cụ thể:

❖ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tố chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tố chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đù gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

Nhóm 2 (Nợ cần chú ỷ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn vỡ nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng vỡ nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

❖ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn vỡ nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn vỡ nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đù khả năng trả lãi đầy đủ theo họp đồng tín dụng;

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gôm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn vờ nợ lần đầu quá hạn duới 90 ngày theo thời hạn vờ nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn vỡ nợ lần thứ hai;• • • • '

❖ Nhóm 5 (Nợ có khá năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn vỡ nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn vỡ nợ được cơ cấu lại lần đầu;• • • • '

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn vỡ nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn• • • • 1 • • vỡ nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn vỡ nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị• • • • ' • quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

Mặc dù vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm vờ nợ, và trong thực tế tùy vào mức độ quản trị rủi ro cũng như “khấu vị” rủi ro của từng ngân hàng mà vờ nợ có thể được quy định khác. Tuy nhiên, tại Việt Nam, phần lớn các ngân hàng vẫn áp dụng theo quy tắc mà Basel đề ra đế xác định rủi ro vờ nợ cũng như giám sát các khoản nợ. Trong phạm vi luận văn cũng coi cách xác định khả năng vờ nợ của khách hàng cá nhân theo quy tắc này.

1.4.2. Sự cần thiết của việc đo lường khả năng vỡ nợ trong xác định rủi ro tín dụng cá nhãn

Hoạt động tín dụng cá nhân ngày càng được mở rộng, đóng vai trò quan trọng và trở thành nguồn thu chính của ngân hàng nhưng đây cũng là một trong những hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất. Hầu hết các hoạt động tín dụng của ngân hàng đều trải qua quy trinh với nhiều lần thẩm định và thế chấp tài sản, tuy nhiên, các quy trình này không có tính đồng bộ, phụ thuộc phần lớn vào năng lực cũng như cảm tính của các cán bộ tín dụng nên ẩn chứa nhiều rũi ro. Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, hầu hết các ngân hàng có xu hướng chạy đua tăng trưởng

tín dụng, dẫn tới việc các hoạt động tín dụng được làm một cách qua loa không theo đúng quy trình, hướng đến mục đích đủ chỉ tiêu cho việc tăng doanh số tín dụng. Điều này dẫn đến, tỷ lệ nợ xấu nhìn chung đang có chiều hướng gia tăng, gây ra những tổn thất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi vậy, việc đo lường khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân trờ thành một nhiệm vụ thiết yếu của ngân hàng bởi nó giúp ngân hàng ước lượng được xác suất vờ nợ và tổn thất mà khoản nợ đó có thể gây ra. Nếu các ngân hàng có thể ước lượng được xác suất vỡ nợ thì rủi ro vỡ nợ và rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải sẽ ít đi đồng nghĩa hạn chế tốn thất mà ngân hàng phải chịu. Đó là lý do vỉ sao các ngân hàng hiện nay không ngừng cải thiện các phương thức đo lường để dự đoán xác suất

vỡ nợ được chính xác.

Xác suất vỡ nợ của khách hàng là một trong các biến số quan trọng để tính toán tổn thất của ngân hàng. Thật vậy, hiện nay trên thế giới các ngân hàng đang áp dụng phương pháp đánh giá trên hệ thống xếp hạng nội bộ (Internal Rating Based - IRB) theo tiêu chuẩn Basel, để làm cơ sở ước lượng mức vốn tối thiểu đối mặt với rủi ro tín dụng.

Rùi ro tín dụng là một vấn đề đa dạng. Nó có thể là rủi ro thiếu vốn, ứ đọng vốn, hay rủi ro không thu được nợ. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu chỉ xem xét rủi ro tín dụng cá nhân là rủi ro mà bên vay không thực hiện thanh toán nợ đầy đủ gây ra thất thoát tài sản cho ngân hàng. Ngân hàng không thu được khoản tiền cho vay, trong khi lại phải trả vốn và lãi cho các khoản tiền mà ngân hàng huy động, điều này dễ dẫn đến sự mất cân bằng trong thu chi cùa ngân hàng. Tùy theo mức độ tốn thất, nhẹ thì ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng thì ngân hàng bị mất vốn và nghiêm trọng hơn nữa là phá

sản. Chính vì vậy, ngân hàng luôn tìm cách hạn chế loại rủi ro này.

xếp hạng tín dụng (XHTD) được coi là một công cụ hữu hiệu của quản trị ngân hàng cho việc phòng ngừa rủi ro tín dụng.Hệ thống XHTD thường được phát triển theo ba phương pháp: phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình và phương pháp hỗn họp (kết họp cả yếu tố chuyên gia và kết quả mô hình tính

toán); trong đó, phương pháp xếp hạng hỗn họ-p được các tổ chức tín dụng (TCTD) sử dụng phổ biến nhất. TCTD có thể tự xây dựng hệ thống XHTD (XHTD nội bộ) hoặc sử dụng kết quả XHTD của hãng xếp hạng độc lập (XHTD độc lập) để đánh giá rủi ro tín dụng, trong đó hệ thống XHTD nội bộ có vai trò rất quan trọng, được khuyến khích thực hiện và là trung tâm của công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Phương pháp đánh giá dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB) để tính toán tổn thất mất vốn do khách hàng không trả được nợ đã được đưa ra trong Basel II. Theo đó, đề cập đến hai phương pháp: xếp hạng tín dụng cơ bản (Foundation Internal Rating Based Approach - FIRB) và xếp hạng tín dụng tiên tiến (Advanced Internal Rating Based Approach - AIRB).

Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng, khoản tốn thất dự tính sẽ được xác định như sau:

EL = PD * LGD * EAD

Trong đó: EL (Expected Loss): tổn thất dự kiến;

PD (Probability of Default): xác suất khách hàng không trả được nợ.

LGD (Loss Given Default): tỷ lệ mất vốn dự kiến.

EAD (Exposure of Default): dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ.

Như vậy, Basel đã kết nối chặt chẽ giữa xếp hạng tín nhiệm của khách hàng với rủi ro tín dụng, xếp hạng khách hàng vay chủ yếu là dự báo nguy cơ vờ nợ theo 3 cấp độ cơ bản là: Nguy hiểm, cảnh báo và an toàn, tức là dựa vào xác suất không trả được nợ của khách hàng. Tồng cộng các khoản tốn thất này của từng khách hàng vay vốn trong danh mục tín dụng của ngân hàng là tốn thất tín dụng của toàn bộ danh mục tín dụng. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ xây dựng chính sách định giá và trích lập dự phòng khắc phục tốn thất cho từng khoản vay, từng khách hàng và toàn bộ danh mục cho vay. Đó là cách mà các ngân hàng quản trị rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất.

Hình 1.1. Môi quan hệ giữa rủi ro tín dụng và khả năng vỡ nợ(xác suât p)

Nguồn: Người viết tự tổng hợp

Có thể thấy, bên cạnh quyết định cho khách hàng vay vốn thi việc ngân hàng tính toán xác suất vờ nợ còn giúp ngân hàng hạn chế và phòng ngừa tốn thất. Do vậy, việc tính toán khả năng vỡ nợ cùa khách hàng là vấn đề luồn được ngân hàng quan tâm thường trực. Phương pháp xác định khả năng vờ nợ của khách hàng thường được dựa trên một tiêu chuẩn nhất định do ngân hàng lựa chọn như dựa trên đặc điểm của khách hàng về nguồn thu nhập, thiện chí vờ nợ của khách hàng khi chưa phát sinh nghĩa vụ nợ, hay dựa trên đặc điểm của khoản nợ như lịch sử thanh toán nợ, tình trạng vờ nợ thực tế của khách hàng... Bởi vậy, trong nội dung bài nghiên cứu không tập trung vào xác định tốn thất của ngân hàng hay rủi ro tín dụng mà chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ vay của khách hàng cá nhân.

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tói khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ cùa khách hàng cá nhân đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu trước đây như Chapman (1940) đã phân tích trong “Commercial Banks and Consumer Instalment Credit”, Million Sileshi và

công sự (2012) trong “Factors Affecting Loan Repayment Performance of Smallholder Farmers in East Hararghe, Ethiopia”; hay “Factors Affecting on loan Repayment Performance of Farmers in Khorasan-Razavi Province of Iran” bởi hai tác giảKohansal và Mansoori (2009). Theo đó, các tác giả đề cập đến các nhân tố: nhân tố nhân khẩu học, nghề nghiệp, thu nhập, học vấn, đặc điểm khoản vay, rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng và rủi ro đạo đức.

Trên cơ sở các bài nghiên cứu, người viết tóm gọn các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân làm ba nhóm: nhóm nhân tố thuộc về người đi vay, nhóm nhân tố thuộc về đặc điếm khoản vay và cuối cùng là các nhân tố khác.

1.5.1. Nhăn tố thuộc về người đi vay

Các yếu tố thuộc thông tin người đi vay là những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng nhất đến khả năng vờ nợ của khách hàng. Khách hàng cá nhân là đối tượng phức tạp, những người nộp đơn có thể cố tình gian lận cũng như cung cấp thông tin thiếu trung thực và không có trách nhiệm với vấn đề vỡ nợ. Ngoài ra, ngân hàng cũng phải xem xét đến khả năng vỡ nợ, dựa vào các tiêu chuẩn: theo đặc điểm cá nhân như tuối tác, giới tính, tình trạng gia đình, nghề nghiệp, và thu nhập. Đặc điếm của khách hàng cá nhân được chia làm hai nhóm: đặc điểm hành vi và đặc điểm nhân khẩu học.

- Đặc điếm nhăn khẩu học:• ♦

Đối với mỗi khách hàng, đặc điếm nhân khẩu học cơ bản dựa trên các khía cạnh về độ tuổi, tình trạng hôn nhân, số người phụ thuộc, giới tính và thu nhập.

o Tuổi tác là một trong các yểu tố quan trọng thường được đưa vào trong các nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực. Tuổi tác có thể là chỉ số hàm ý về tình trạng sức khỏe và khả năng tài chính của khách hàng. Độ tuổi của khách hàng càng lớn chỉ ra kinh nghiệm làm việc của khách hàng cngf nhiều ( Ojiako & Ogbukwa, 2012).

Do đó việc tích lũy kinh nghiệm sẽ giúp khách hàng có cách nhìn nhận đầu tư kinh doanh tốt hơn. Bên cạnh đó, kinh nghiệm làm việc càng nhiều sẽ giúp khả

năng đôi phó với các rủi ro xảy ra trong kinh doanh trở lên tôt hơn, dân tới khả năng vỡ nợ cùa khách hàng sẽ giảm đi

o Giới tính của khách hàng đi vay cũng là nhân tố quan trọng. Có sự khác biệt đáng kể trong hành vi, tính cách giữa nam giới và nữ giới. Theo nghiên cứu của Chapman (1940) đã chỉ ra rằng nữ giới có khả năng trả nợ đúng hạn cao hơn nam giới. Lý giải cho vấn đề này có thể vì nữ giới có ít nguy cơ phạm tội cũng như tính cách cẩn trọng nên tuân thủ việc hoàn trả các khoản vay tốt hơn.

o Tình trạng hôn nhan'. Xét theo lý thuyết, những người lập gia đình sẽ có trách nhiệm cao hơn nên khả năng trả nợ đúng hạn cao hơn. Theo Carling K., Jacobson T., và Roszbach K (2003) khi kết hồn, khách hàng có xu hướng trả nợ nhanh hơn. Đứng trên cương vị là ngân hàng, một khách hàng kết hôn với đối tượng có nghề nghiệp ổn định cũng sẽ được xem xét như một điểm cộng cho khách hàng.

o Người phụ thuộc: bao gồm những người mà khách hàng phải hồ trợ. Trong nghiên cứu của Dinh, T. H. T. và Kleimeier s. (2007)về “Chấm điểm tín dụng cho thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam” chia người phụ thuộc làm hai nhóm là trẻ em và người phụ thuộc còn lại. Yếu tố này quan trọng bởi nó có thể gia tăng mức độ chi tiêu và tốn nhiều thu nhập của khách hàng hơn. Hơn nữa, việc điều tra về chủ thể đi vay đôi khi không đầy đủ, ngân hàng thường xem xét đến cả nhân thân và những người khác có quan hệ mật thiết với khách hàng.

o Nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng có tác động lớn đến khả năng vờ nợ của khách hàng cá nhân. Bởi đây được xem là nguồn vỡ nợ cho ngân hàng. Đối với những người có nghề nghiệp ốn định, đặc biệt những công việc nhà nước, có vị trí trong xã hội và có kinh nghiệm lâu năm hay những nghề nghiệp đòi hỏi chất xám và yêu cầu cao thì có khả năng vờ nợ đúng hạn cao hơn. Điều này được lý giải do họ có khả năng tạo ra nguồn thu nhập ồn định hơn so với

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh hưng yên (Trang 28)