Căn cứ mục đích cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh hưng yên (Trang 25)

- Cho vay tiêu dùng: là hình thức tín dụng mà ngân hàng cho cá nhân hay hộ gia đình vay một lượng tiền nhất định để mua hàng hóa hay dịch vụ sử dụng mục đích tiêu dùng. Vay tiêu dùng thường được khách hàng sử dụng để trang trải nhu cầu về nhà ở, mua sám ô tô, đồ dùng gia đình, hay các nhu cầu về giáo dục như đi du lịch, chữa trị bệnh tật hay đi du lịch...những hoạt động mà không phục vụ trực tiếp cho mục đích sản xuất kinh doanh. Đối tượng vay tiêu dùng chủ yếu là công nhân viên chức, có nguồn thu nhập ổn định, vay vốn để phục vụ nhu cầu nhất định, số lượng khách hàng vay thuộc nhóm này chiếm tỉ lệ khá lớn.

- Cho vay sản xuất kinh doanh: là các khoản vay phục vụ mục đích bố sung vốn kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình, bao gồm bổ sung vốn lưu

động, mua săm tài sản máy móc thiêt bị, cơ sờ vật chât phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Mặc dù số lượng khách hàng có nhu cầu vay sản xuất kinh doanh là khá lớn, song do trình độ, cũng như độ thụ động của khách hàng hộ gia đình sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ mà họ thường ngại vay vốn ngân hàng.

Việc xác định mục đích vay vốn của khách hàng có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như khả năng thu hồi nợ. Tùy theo mục đích khác nhau mà ngân hàng xác định nguồn vờ nợ khác nhau. Đối với khoản vay tiêu dùng, nguồn vỡ nợ chính là thu nhập của người đi vay, trong khi với khoản vay kinh doanh, nguồn vỡ nợ đến từ kết quả kinh doanh. Vỉ lý do này mà khi ngân hàng cho vay rất quan tâm đến mục đích sử dụng vốn vay vì có thể tiềm ẩn trong đó là nhiều rủi ro không biết trước.

1.3.7. Căn cứ thòi hạn khoản vay

- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn nhở hơn 1 nàm. Do thời gian ngắn nên lãi suất đối với khoản vay này thường được các ngân hàng cố định đối với đối tượng khách hàng cá nhân. Cho vay phục vụ mục đích tiêu dùng thường chiếm tỉ trọng lớn trong cho vay ngắn hạn. Đối với các khoản vay ngắn hạn thì sẽ có ít biến động xảy ra, giảm bớt rùi ro cho ngân hàng so với các khoản vay còn lại.

- Cho vay trung và dài hạn: trung hạn là các khoản vay kéo dài từ 1 - 5 năm và dài hạn nếu lớn hơn 5 năm. Khoản vay này thường được các hộ kinh doanh lựa

chọn để mua sắm trang thiết bị, đầu tư máy móc, tài sản cố định. Nhìn chung, đây là những khoản vay tiềm ấn nhiều rủi ro.

1.3.8. Căn cứ phương thức cho vay

- Cho vay từng làn: là hình thức cho vay theo món, khách hàng được ngân hàng cấp một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn nhất định như: thanh toán tiền mua hàng và các chi phí sản xuất kinh doanh khác. Mỗi lần vay đều xem như một khoản vay mới và đều phải kí họp đồng với ngân hàng.

- Cho vay trả góp: khi vay vôn, ngân hàng và khách hàng thoả thuận xác định số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để vờ nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền tự có trên tài khoản khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tồ chức cung ứng dịch vụ thanh

toán.

Trong 3 loại hình cho vay trên, cho vay trả góp là hình thức được nhóm khách hàng cá nhân sử dụng nhiều nhất.

1.3.9. Căn cứ biện pháp đảm bảo khoản vay

Các biện pháp đảm bảo khoản vay là yếu tố quan trọng trong việc xét duyệt cho vay của ngân hàng với khách hàng. Hiện tại các ngân hàng xem xét cho vay với khách hàng dựa trên hai hình thức: cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay không có tài sản đảm bảo.

- Cho vay có đảm bảo:

Đây là những khoản cho vay mà ngân hàng cho khách hàng vay vốn đồng thời nắm quyền nắm giữ tài sản của người vay nhằm mục đích đề phòng rủi ro trong trường hợp không thu hồi được nợ. Ngoài ra, lợi ích của cho vay có đảm bảo còn giúp người đi vay có ý thức hoàn trả tiền cho ngân hàng nghiêm túc hơn đồng thời là tấm vé thông hành giúp người vay bố sung điều kiện được vay.

Do tính chất rủi ro cao của tín dụng cá nhân mà các NHTM thường ưu tiên các khoản vay có tài sản đảm bảo hơn, thậm chí tài sản đảm bảo được xem là nguồn thu thứ hai của ngân hàng. Khi đánh giá các hoạt động của khách hàng, nếu ngân hàng nhận thấy nguồn thu nhập thứ nhất không có cơ sở chắc chắn thì ngân hàng sẽ yêu cầu thiết lập thêm chính sách pháp lý để có thêm nguồn thu nợ thứ hai, chính là tài sản đảm bảo cho khoản vay đó.

- Cho vay không có đảm bảo:

Là khoản cho vay mà Ngân hàng không năm giữ tài sản của người đi vay đê xừ lý nhằm thu hồi nợ mà thay vào đó là điều kiện ràng buộc khác khi kỷ hợp đồng tín dụng. Những điều kiện này có thể là: người đi vay không được giao dịch với ngân hàng nào khác, hay ngân hàng có quyền can thiệp hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh. Thông thường chỉ có những khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng hoặc những khách hàng có uy tín mới được phê duyệt các khoản vay không có tài sản đảm bảo như công nhân viên chức nhà nước, người chứng minh được thu nhập ốn định...

1.4. Lý thuyết về khă năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân

1.4.1. Khái niệm khả năng vỡ nợ

Xét trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng, đánh giá “khả năng vờ nợ của khách hàng” là việc đánh giá khách hàng có thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ nợ cho ngân hàng trong toàn bộ thời gian quan hệ tín dụng hoặc trong một khoảng thời gian xác định hay không.

Trên thế giới hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nào về khả năng vờ nợ vay của khách hàng hay khái niệm vỡ nợ. Việc xác định vỡ nợ dựa trên nhận định của ngân hàng vào các biểu hiện của khách hàng mà ngân hàng cho là không có khả năng vờ nợ vay. Theo úy ban Basel trong Basel II (Basel Committee on Banking Supervision - 2006), đưa ra định nghĩa: “Vờ nợ” xảy ra đối với một khách hàng cụ thế khi có một trong hai hoặc cả hai dấu hiện sau:

- Ngân hàng cho rằng khách hàng không có khả năng thực hiện thanh toán toàn bộ khoản vay khi đến hạn trong đó chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản

(nếu có) để hoàn trả.

- Khách hàng có nợ quá hạn trên 90 ngày.

Tương tự định nghĩa về “vỡ nợ” được sử dụng trong tài liệu về Basel, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF - International Monetary Fund) đưa ra định nghĩa cơ bản về một khoản nợ được coi là “nonperforming loan - nợ xấu” khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc đồng ý chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải

thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chàc chăn đê nghi ngờ vê khả năng khoản vay sẽ không được thanh toán đầy đủ. Có thể thấy, nợ xấu thường được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng vỡ nợ của khách hàng bị nghi ngờ. Đây là quan điểm đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. Có thể nhận thấy các quan điểm trên thế giới thường xem khách hàng phát sinh nợ xấu với khách hàng không có khả năng vỡ nợ là tương đồng.

Tại Việt Nam cũng có quy định về nợ xấu là nợ được các TCTD đánh giá là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không có khả năng hoàn trả. Cụ thể theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Quyết

định 18/2007/QĐ-NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Quyết định 22/VBHN- NHNN, nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 cho đến nhóm 5, cụ thể:

❖ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tố chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tố chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đù gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

Nhóm 2 (Nợ cần chú ỷ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn vỡ nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng vỡ nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

❖ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn vỡ nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn vỡ nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đù khả năng trả lãi đầy đủ theo họp đồng tín dụng;

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gôm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn vờ nợ lần đầu quá hạn duới 90 ngày theo thời hạn vờ nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn vỡ nợ lần thứ hai;• • • • '

❖ Nhóm 5 (Nợ có khá năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn vỡ nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn vỡ nợ được cơ cấu lại lần đầu;• • • • '

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn vỡ nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn• • • • 1 • • vỡ nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn vỡ nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị• • • • ' • quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

Mặc dù vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm vờ nợ, và trong thực tế tùy vào mức độ quản trị rủi ro cũng như “khấu vị” rủi ro của từng ngân hàng mà vờ nợ có thể được quy định khác. Tuy nhiên, tại Việt Nam, phần lớn các ngân hàng vẫn áp dụng theo quy tắc mà Basel đề ra đế xác định rủi ro vờ nợ cũng như giám sát các khoản nợ. Trong phạm vi luận văn cũng coi cách xác định khả năng vờ nợ của khách hàng cá nhân theo quy tắc này.

1.4.2. Sự cần thiết của việc đo lường khả năng vỡ nợ trong xác định rủi ro tín dụng cá nhãn

Hoạt động tín dụng cá nhân ngày càng được mở rộng, đóng vai trò quan trọng và trở thành nguồn thu chính của ngân hàng nhưng đây cũng là một trong những hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất. Hầu hết các hoạt động tín dụng của ngân hàng đều trải qua quy trinh với nhiều lần thẩm định và thế chấp tài sản, tuy nhiên, các quy trình này không có tính đồng bộ, phụ thuộc phần lớn vào năng lực cũng như cảm tính của các cán bộ tín dụng nên ẩn chứa nhiều rũi ro. Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, hầu hết các ngân hàng có xu hướng chạy đua tăng trưởng

tín dụng, dẫn tới việc các hoạt động tín dụng được làm một cách qua loa không theo đúng quy trình, hướng đến mục đích đủ chỉ tiêu cho việc tăng doanh số tín dụng. Điều này dẫn đến, tỷ lệ nợ xấu nhìn chung đang có chiều hướng gia tăng, gây ra những tổn thất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi vậy, việc đo lường khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân trờ thành một nhiệm vụ thiết yếu của ngân hàng bởi nó giúp ngân hàng ước lượng được xác suất vờ nợ và tổn thất mà khoản nợ đó có thể gây ra. Nếu các ngân hàng có thể ước lượng được xác suất vỡ nợ thì rủi ro vỡ nợ và rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải sẽ ít đi đồng nghĩa hạn chế tốn thất mà ngân hàng phải chịu. Đó là lý do vỉ sao các ngân hàng hiện nay không ngừng cải thiện các phương thức đo lường để dự đoán xác suất

vỡ nợ được chính xác.

Xác suất vỡ nợ của khách hàng là một trong các biến số quan trọng để tính toán tổn thất của ngân hàng. Thật vậy, hiện nay trên thế giới các ngân hàng đang áp dụng phương pháp đánh giá trên hệ thống xếp hạng nội bộ (Internal Rating Based - IRB) theo tiêu chuẩn Basel, để làm cơ sở ước lượng mức vốn tối thiểu đối mặt với rủi ro tín dụng.

Rùi ro tín dụng là một vấn đề đa dạng. Nó có thể là rủi ro thiếu vốn, ứ đọng vốn, hay rủi ro không thu được nợ. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu chỉ xem xét rủi ro tín dụng cá nhân là rủi ro mà bên vay không thực hiện thanh toán nợ đầy đủ gây ra thất thoát tài sản cho ngân hàng. Ngân hàng không thu được khoản tiền cho vay, trong khi lại phải trả vốn và lãi cho các khoản tiền mà ngân hàng huy động, điều này dễ dẫn đến sự mất cân bằng trong thu chi cùa ngân hàng. Tùy theo mức độ tốn thất, nhẹ thì ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng thì ngân hàng bị mất vốn và nghiêm trọng hơn nữa là phá

sản. Chính vì vậy, ngân hàng luôn tìm cách hạn chế loại rủi ro này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xếp hạng tín dụng (XHTD) được coi là một công cụ hữu hiệu của quản trị ngân hàng cho việc phòng ngừa rủi ro tín dụng.Hệ thống XHTD thường được phát triển theo ba phương pháp: phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình và phương pháp hỗn họp (kết họp cả yếu tố chuyên gia và kết quả mô hình tính

toán); trong đó, phương pháp xếp hạng hỗn họ-p được các tổ chức tín dụng (TCTD) sử dụng phổ biến nhất. TCTD có thể tự xây dựng hệ thống XHTD (XHTD nội bộ) hoặc sử dụng kết quả XHTD của hãng xếp hạng độc lập (XHTD độc lập) để đánh giá rủi ro tín dụng, trong đó hệ thống XHTD nội bộ có vai trò rất quan trọng, được khuyến khích thực hiện và là trung tâm của công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Phương pháp đánh giá dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB) để tính toán tổn thất mất vốn do khách hàng không trả được nợ đã được đưa ra trong Basel II. Theo đó, đề cập đến hai phương pháp: xếp hạng tín dụng cơ bản (Foundation Internal Rating Based Approach - FIRB) và xếp hạng tín dụng tiên tiến (Advanced Internal Rating Based Approach - AIRB).

Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng, khoản tốn thất dự tính sẽ được xác định như sau:

EL = PD * LGD * EAD

Trong đó: EL (Expected Loss): tổn thất dự kiến;

PD (Probability of Default): xác suất khách hàng không trả được nợ.

LGD (Loss Given Default): tỷ lệ mất vốn dự kiến.

EAD (Exposure of Default): dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ.

Như vậy, Basel đã kết nối chặt chẽ giữa xếp hạng tín nhiệm của khách hàng với rủi ro tín dụng, xếp hạng khách hàng vay chủ yếu là dự báo nguy cơ vờ nợ theo 3 cấp độ cơ bản là: Nguy hiểm, cảnh báo và an toàn, tức là dựa vào xác suất không trả được nợ của khách hàng. Tồng cộng các khoản tốn thất này của từng khách hàng vay vốn trong danh mục tín dụng của ngân hàng là tốn thất tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh hưng yên (Trang 25)