CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
3.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại BIDV Chi hánh Thanh Xuân
3.3.1. Những kết quả đạt được
- Thứ nhất, qua điều tra khảo sát thực tế các khách hàng có quan hệ tín
dụng với Chi nhánh, kết quả thu được cho thấy Chi nhánh có được uy tín và hình ảnh tốt với khách hàng, về cơ bản khách hàng đánh giá tốt về trình độ chun mơn của nhân viên, về điều kiện vật chất và việc thực hiện những cam kết của ngân hàng cũng như tin tưởng vào uy tín của Ngân hàng
Thứ hai, quy mơ dư nợ tín dụng có sự tăng trưởng vượt bậc thể hiện
ở chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn 2018-2020. Từ 16,472 (tỷ đồng) vào năm 2018 lên 23,908 (tỷ đồng) vào năm 2019 với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này lên tới 45%. Sang năm 2020, mặc dù dư nợ tín dụng của Chi nhánh có sự sụt giảm nhẹ (1.7%) nhưng vẫn duy trì ở mức cao là trên 23,500 (tỷ đồng)
Thứ ba, cơ cấu tín dụng của Chi nhánh đã có bước chuyền dịch theo
hướng thích hợp hơn như: giảm dần tỷ trọng cho vay đối với ngành kinh doanh bất động sản để tăng tỷ trọng cho vay đối với các ngành ưu tiên như Công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất khẩu,...
Thứ tư, chất lượng tín dụng cùa Chi nhánh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu
của Chi nhánh vẫn luôn được quản lý tốt và nằm trong vịng kiềm sốt của Chi nhánh, bằng chứng là năm 2019 thông qua nhiều biện pháp xử lý nợ, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đã giảm rõ rệt và chỉ khi chịu tác động của dịch Covid 19 trong năm 2020, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh mới tăng lên mức 1.1% nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát và thấp hơn mức của toàn hệ thống là xấp xỉ 2%. Chi nhánh vẫn đảm bảo lợi nhuận sau khi trích lập dự phòng rủi ro.
3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Thanh Xuân còn cũng đã bộc lộ một số nhũng tồn tại đòi hỏi Chi nhánh trong thời gian tới cần đưa ra nhiều biện pháp khắc phục:
- Thứ nhất, theo kết quả thăm dò, khảo sát ý kiến một số Khách hàng có
quan hệ tín dụng tại Chi nhánh, cho thấy Hoạt động quảng bá sản phấm của Chi nhánh cịn hạn chế. Đa số Khách hàng tìm tới sử dụng sản phẩm tín dụng là
lần đầu sử dụng sản phẩm của chi nhánh và từ người quen giới thiệu cũng như tin tưởng vào uy tín hình ảnh sẵn có của BIDV. Các hoạt động marketing sản phẩm gần như khơng có hoặc chưa đạt hiệu quả cao. Các kênh bán hàng trực tiếp và từ bên thứ 3 chưa được chú trọng và đem lại hiệu quả. Đồng thời, quy trình giao dịch, thủ tục hồ sơ còn phức tạp dần tới thời gian chờ đợi và hoàn tất khoản vay cho khách hàng là tương đối dài.
Thứ hai, dư nợ tín dụng của Chi nhánh vẫn cịn nhiều điểm chưa hợp lý, nếu
khơng sớm được điều chỉnh thì sẽ có nguy cơ dẫn đến rủi ro, thể hiện qua các điểm như sau:
+ Mặc dù cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian vay đang dịch chuyển dàn sang tăng dần dư nợ ngắn hạn và giảm dần dư nợ dài hạn, tuy nhiên cơ cấu dư nợ vẫn chưa phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động. Trong khi nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn thì dư nợ cho vay trung dài hạn trong hai năm 2019 và 2020 vẫn duy trì ở mức khoảng trên 26% nên Chi nhánh đã phải sử dụng một lượng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh tốn.
+ Dư nợ tín dụng đang tập trung lớn vào một số ngành nghề kinh tế tại BIDV - Chi nhánh Thanh Xuân, làm cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh phải phụ thuộc vào phần lớn các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực này. Dần đến rủi ro Chi nhánh gặp phải trong trường hợp ngành nghề đó gặp khó khăn.
+ Tơc độ tăng trưởng dư nợ của BIDV Thanh Xuân qua các năm lại chậm hơn so với 02 chi nhánh so sánh; đặc biệt, trong năm 2020 nếu như 02 chi nhánh cùng địa bàn vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dư nợ thì BIDV- Thanh Xn lại có dư nợ cấp tín dụng sụt giảm
+ Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng còn thiếu sự đồng đều, cơ cấu dư nợ vẫn đang phụ thuộc tương đối nhiều vào các khách hàng doanh nghiệp thơng thường; tín dụng bán lẻ chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong cơ cấu dư nợ. Đây là nguyên nhân khiến hoạt động tín dụng của Chi nhánh rất nhạy cảm trước những biến động của nền kinh tế nói chung và hệ thống các doanh nghiệp nói riêng
Thứ ba, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn còn tiềm ẩn rủi ro. Đến
cuối năm 2020, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng tăng mạnh. Cùng với đó, dư nợ nhóm 2 vẫn cịn rất lớn, nếu khơng kiểm sốt chất lượng tín dụng sẽ dẫn đến chuyển xuống các nhóm nợ xấu hơn, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh. Ngoài ra, công tác định giá lại TSBĐ chưa được kịp thời dẫn đến giá trị tài sản bảo đảm còn lại chưa đảm bảo đầy đủ cho dư nợ tín dụng của khách hàng. Tỷ lệ Nợ xấu của BIDV-Thanh Xuân luôn cao hơn 02 chi nhánh cùng quy mô hoạt động trên cùng địa bàn đi cùng với đó là mức trích lập DPRR của Chi nhánh trong giai đoạn 2018-2020 có xu hướng tăng lên với tốc độ cao đặc biệt trong năm 2020, con số này là trên
80%.
Mức sinh lời vốn tín dụng của BIDV-Thanh Xuân khơng những có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2018-2020 mà so với 02 chi nhánh so sánh cùng quy mơ trên cùng địa bàn thì ln thấp hơn.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế3.3.3.I. Nguyên nhân chủ quan 3.3.3.I. Ngun nhân chủ quan
- Thứ nhất, trình độ chun mơn nghiệp vụ và kĩ năng của cán bộ tín dụng:
Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm cơng tác tín dụng của BIDV - Chi nhánh Thanh Xuân phần lớn còn khá trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, cán bộ tín dụng không đánh giá hết được rủi ro khi thẩm định một số dự án mang tính chất kỳ thuật chuyên ngành. Cơng tác khảo sát, kiểm tra tình hình thực tế hoạt động của khách hàng còn chưa được chú trọng. Điều này dần đến việc phân tích, đánh giá về phương án, năng lực của khách hàng chưa thực sự sát với thực tế và khách quan từ đó có thể đưa ra các quyết định cấp tín dụng chưa thực sự chính xác, ảnh hưởng tới CLTD của Chi nhánh. Ngồi về mặt chun mơn, cách thức ứng xử, kĩ năng đàm phán và kĩ năng tư vấn tài chính của các cán bộ trẻ vẫn cịn hạn chế.
- Thứ hai, cơng tác kiểm tra, kiềm sốt sau cho vay:
Theo quy định thời gian kiếm tra sử dụng vốn vay là 15 ngày đổi với giải ngân bằng tiền mặt và 30 ngày đối với giải ngân bằng chuyển khoản, tuy nhiên cán bộ tín dụng thường xuyên thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay không đúng thời gian quy định và nội dung kiểm tra còn sơ sài, chỉ mang tính hình thức. Điều này dẫn đến khơng nắm bắt kịp thời tình hình khách hàng, không phát hiện sớm được những rủi ro của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, việc định giá lại TSBĐ chưa có bộ phận theo dõi và đôn đốc trực tiếp với từng khách hàng dần tới TSBĐ chưa được định giá lại kịp thời, đặc biệt là các TSBĐ định giá theo phương pháp khấu hao như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,...
- Thứ ba, hoạt động tín dụng của Chi nhánh có mức độ tập trung lớn theo ngành nghề và theo nhóm Khách hàng:
Trung bình, dư nợ của 20 khách hàng lớn nhất thường chiếm trên 65% tổng dư nợ của Chi nhánh, dư nợ tăng ròng của Top 20 khách hàng tín dụng lớn nhất chiếm phần lớn dư nợ tín dụng tăng ròng của Chi nhánh. Điều này dẫn tới hoạt động tín dụng của Chi nhánh rất nhạy cảm; Khi có những biến
động xảy ra với mơi trường kinh tê tác động tới nhóm Khách hàng lớn này, hoạt động tín dụng của chi nhánh sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
- Thứ tư, hoạt động Marketing ngân hàng chưa đầu tư hiệu quà:
BIDV - Thanh Xuân chưa thực sự chủ động xây dựng và thực hiện hoạt động marketing và xây dựng kênh phân phối sản phấm của riêng mình. Ví dụ như trong hoạt động tín dụng cá nhân, chi nhánh hồn tồn khơng xây dựng các mối quan hệ kết hợp với các công ty, đại lý bán hàng làm môi giới trong việc giới thiệu khách hàng.
Cụ thể như cho vay mua nhà dự án: Chi nhánh chưa có kế hoạch tiếp thị tới nhiều dự án, khơng duy trì được quan hệ lâu dài do chưa có chính sách hoa hồng để khuyến khích các nhân viên bán hàng giới thiệu khách hàng vay. Với sản phấm vay mua ô tô, BIDV - Thanh Xuân đã có cơ chế hoa hồng cho các Đại lý, tuy nhiên mức hoa hồng chỉ ở mức 0,5% - 0,7%, trong khi một số Ngân hàng như Tienphong Bank, SeaBank, Techcombank... đã đưa ra mức hoa hồng là 1 %. Ngoài ra, với các sản phẩm cho vay xuất khẩu lao động và cho vay đi du học thì khả năng cạnh trạnh của BIDV - Thanh Xuân kém hơn về thủ tục và cả cơ chế cho vay do các ngân hàng đó có chính sách hoa hồng với trung tâm tư vấn.
Bên cạnh đó BIDV - Thanh Xuân cũng chưa chú trọng nhiều tới công tác thu hút khách hàng, quảng bá hình ảnh theo các kênh truyền thông hiện đại. Chưa tổ chức thực hiện được các chiến lược marketing chuyên biệt đề tiếp cận tới Khách hàng.
- Thứ năm: vấn đề nhân sự và tố chức lao động tại chi nhánh:
Chi nhánh hiện nay có 6 phịng Khách hàng với khoảng 50 cán bộ quan hệ khách hàng. Trong đó, tuổi đời trung bình của đội ngũ cán bộ này khoảng 25 (tuối), trong đó hơn 2/3 là cán bộ mới ra trường được từ 2-3 năm. Với đặc thù hoạt động đòi hỏi nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, tiếp xúc khách hàng, khả năng ngoại ngữ chuyên ngành, hiểu biết về ngành nghề thì việc vấn
đê nhân sự là một trong những nguyên nhân làm giảm mức độ hiệu quả cùa hoạt động.
Việc phân công đầu việc là theo khách hàng, không phải theo nghiệp vụ nên tất cả các cán bộ, các phòng quan hệ khách hàng đều phải làm tất cả các nghiệp vụ liên quan tới khách hàng đỏ dẫn tới có những cán bộ làm tốt có những cán bộ làm chưa tốt do nhiều ngun nhân. Đồng thời, khơng có sự chun mơn hóa về lao động khiến hiệu quả làm việc giảm sút về thời gian.
Cán bộ quan hệ Khách hàng cũng đồng thời là người thẩm định khách hàng (tự thẩm định) dần tới cơng tác thẩm định tín dụng của chi nhánh gặp phải hạn chế về thời gian: Thời gian thẩm định một bộ hồ sơ cấp tín dụng tại chi nhánh là 10 ngày (theo thống kê nội bộ) trong khi với các chi nhánh khác cùng vị trí là 5 ngày với (Chi nhánh Sờ giao dịch 1); 4.5 ngày (Chi nhánh Hà Nội). Điều này gây cản trở rất nhiều cho hoạt động tác nghiệp của cán bộ quan hệ Khách hàng cũng như hoạt động của khách hàng. Đồng thời, cán bộ quan hệ khách hàng cũng rất khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, do tốc độ giải quyết hồ sơ trong giai đoạn thấm định quá dài, không cạnh tranh được với các Ngân hàng khác đồng thời cán bộ quan hệ khách hàng phải chạy theo các bộ hồ sơ bị tồn đọng khơng có thời gian để tiếp xúc và mở rộng đối tượng khách hàng.
3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
a. Nguyên nhân từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
- Việc áp dụng lãi suất cho Khách hàng cịn phụ thuộc vào chính sách điều hành mua bán vốn tập trung của Hội sở chính. Hiện tại, BIDV đang điều hành quản lý vốn tập trung về Hội sở chính theo cơ chế FTP mua, bán vốn cơ sở. Điều này dẫn đến việc Chi nhánh thiếu sự chủ động khi quyết định lãi suất cho vay, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh khi đàm phán lãi suất cho vay áp dụng với khách hàng.
- Công tác tín dụng của Chi nhánh cịn chi phơi bởi áp lực chỉ tiêu kinh doanh do Hội sở chính phân giao dẫn đến một số phương án cấp tín dụng chưa thực sự được kiểm soát chặt chẽ được rủi ro, chưa đánh giá đầy đủ về khách hàng dẫn đến những vướng mắc, khó khăn sau này khi cấp tín dụng cho khách hàng, qua đó ảnh hường tới Chất lượng tín dụng của Chi nhánh.
b. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Thứ nhất, khách hàng chưa đáp ứng được các điều kiện vay vốn
Một số khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn nhưng họ lại chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng, đây cũng chỉnh là nguyên nhân khiến BIDV - Chi nhánh Thanh Xn khơng thể cấp tín dụng cho khách hàng. Một số các điều kiện vay vốn khách hàng thường chưa đáp ứng được như:
- Khách hàng khơng có phương án, dự án kinh doanh khả thi: Khi tiến hành vay vốn ngân hàng các khách hàng phải có phương án khả thi được xây dựng trên cơ sở khoa học, thơng tin đầy đủ, phân tích đánh giá một cách chính xác.
- Khách hàng chưa có đủ nguồn vốn tự có hoặc chưa chứng minh được đủ nguồn vốn tự có tham gia để làm vốn đối ứng khi vay một dự án hoặc một phương án kinh doanh: Theo quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tỷ lệ vốn đối ứng khách hàng trong nhiều trường họp phải tham gia tối thiểu là 20%, phần còn lại là vốn vay của ngân hàng hoặc các TCTD khác.
- Khách hàng chưa đáp ứng đủ điều kiện về tài sản bảo đảm: Đối với một số khách hàng doanh nghiệp thường quan hệ tín dụng với nhiều TCTD nên tài sản của Doanh nghiệp thường phân tán dẫn đến việc khách hàng không thể sử dụng tối đa hạn mức tín dụng được cấp hoặc khi đến kì định giá lại Tài sàn bảo đảm, giá trị còn lại của TSBĐ chưa đáp ứng với dư nợ hiện tại dẫn đến việc
Khách hàng phải bổ sung thêm tài sản bảo đảm. 58
Thứ hai, do khách hàng vay vôn tại nhiêu TCTD khác nhau
Pháp luật Việt Nam khơng cấm việc một khách hàng có quyền vay vốn tại nhiều TCTD và một TSBĐ có thề đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ tại nhiều ngân hàng khác nhau và cũng không bắt buộc mọi ngân hàng phải khai báo thông tin về khách hàng vay tại Trung tâm thơng tin tín dụng CIC. Hiện nay, tình trạng trên là phổ biến đối với các Khách hàng vay vốn tại BIDV Chi nhánh Thanh Xuân. Hậu quả của việc vay vốn nhiều TCTD là BIDV - Chi nhánh Thanh Xuân gặp khó khăn trong việc kiểm sốt dịng tiền của khách hàng, khơng phát hiện kịp thời khi khách hàng đào nợ vay, vay của ngân hàng này trả cho ngân hàng khác. Ngoài ra, việc hạn chế trong thu thập thông tin các nguồn tài chính của khách hàng ảnh hưởng đến việc thẩm định tín dụng, đặc biệt là thấm định nguồn vốn tự có tham gia của khách hàng, ảnh hưởng tới quyết định cho vay, điều kiện khi cấp tín dụng từ đó ảnh hưởng đến CLTD của BIDV - Chi nhánh Thanh Xn.
Thứ ba, do trình độ quản lý cịn hạn chế của doanh nghiệp
Đối với khách hàng vay vốn có phát sinh nợ quá hạn tại BIDV - Chi nhánh Thanh Xuân, phương thức quản lý, trình độ quản lý và kiểm sốt chi phí cịn lơi lỏng dẫn đến việc thất thốt, đầu tư khơng hiệu quả, khơng thu hồi được vốn để trả nợ vay ngân hàng, ảnh hưởng tới CLTD của BIDV - Chi