CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại B1DV Chi nhánh Thanh
4.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Cơng tác thẩm định có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của hoạt động tín dụng. Muốn làm tốt cơng việc này, trước hết cán bộ tín dụng cần phải thu thập và xử lý các thông tin về khách hàng, dự án đầu tư. Các thông tin này địi hỏi phải chính xác và đáng tin cậy. Nó có thể được thu thập qua nhiều nguồn khác nhau như qua hồ sơ khách hàng, qua các báo cáo định kỳ khách hàng nộp ngân hàng, qua hệ thống thơng tin tín dụng, qua tiếp xúc
trực tiếp với doanh nghiệp, qua các cơ quan chủ quản, bạn hàng, đối thù cạnh tranh của doanh nghiệp, qua các nguồn khác, ... Trên cơ sở nguồn thông tin thu thập được, việc sàng lọc cần được tiến hành một cách thận trọng nhằm đảm bảo tính chính xác, cập nhật và kịp thời của thông tin. Tiếp đến, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích, đánh giá khách hàng, dự án vay vốn dựa trên nguồn thông tin đã chọn lọc. Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các nội dung chủ yếu sau:
- Tư cách pháp lý: Cán bộ thường thẩm định nội dung này thông qua hồ sơ pháp lý của khách hàng gồm Giấy tờ cá nhân với KHCN; với KHDN có giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động của cơng ty, các văn bản góp vốn... Các giấy tờ đó phải chứng minh được nhân thân của khách hang cá nhân; với doanh nghiệp cần xác định được việc doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng có thể thẩm định thơng qua thơng tin mà mình thu thập được từ các cơ quan pháp luật, từ các đối tác của khách hang. Đồng thời, phải thường xuyên cập nhật tình trạng pháp lý của Khách hàng khi có những thay đồi.
- Năng lực tài chính, tình hình sản xt kinh doanh: Cán bộ tín dụng thẩm định nội dung này trước hết thơng qua việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc tính tốn, xác định năng lực tài chính của khách hang là hết sức quan trọng. Với khách hàng là doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính, so sánh với chỉ tiêu chung của ngành, so sánh giữa các thời kỳ phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ biện chứng nhằm phát hiện những bất thường, thay đổi trong báo cáo. Ngoài ra, việc tiếp xúc trực tiếp với chủ doanh nghiệp, người lao động, tài sản, đất đai, nhà xưởng, kho bãi... là hết sức cần thiết. Cán bộ tín dụng cũng cần đánh giá thông qua đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, xu hướng biến động của môi trường kinh doanh ... Trên cơ sở các đánh giá đó, cán bộ tín dụng sẽ đưa ra một kết luận tồn diện và chính xác hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như dự báo xu hướng phát triển trong tương lai.
- Khả năng quản lý, điều hành với các khách hàng là doanh nghiệp: Điều này được thể hiện thông qua bộ máy tổ chức, sự phân công lao động, việc chấp hành các quy định của Nhà nước, các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh khoa học và có tầm nhìn chiến lược, dài hạn.
- Tài săn đảm bào: Việc định giá tài sản đảm bão phải dựa trên cơ sở các quy định chung của Nhà nước, giá cả thị trường, xu hướng biến động, ... Ngồi ra, cán bộ tín dụng cũng cần thẩm định tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản đó (giấy tờ sở hữu tài sản, giấy tờ chuyển nhượng, ...).
- Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh: Thông qua phương án (dự án) mà khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp đã xây dựng, cán bộ tín dụng sẽ tính tốn các chỉ tiêu về lợi nhuận rịng, thời gian hồn vốn, ...rồi so sánh với các phương án SXKD/ Dự án tương đương hoặc có tính chất tương tự của các cá nhân và doanh nghiệp khác, với chỉ tiêu chung của ngành nhàm đánh giá phương án vay vốn đó có hiệu quả hay không. Trong điều kiện các cá nhân và doanh nghiệp cịn những hạn chế nhất định thì việc tư vấn, giúp đỡ
doanh nghiệp trong việc lên kê hoạch sản xuât kinh doanh, lập phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ có ý nghĩa thiết thực.