Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thanh xuân (Trang 72 - 73)

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Thanh Xuân còn cũng đã bộc lộ một số nhũng tồn tại đòi hỏi Chi nhánh trong thời gian tới cần đưa ra nhiều biện pháp khắc phục:

- Thứ nhất, theo kết quả thăm dò, khảo sát ý kiến một số Khách hàng có

quan hệ tín dụng tại Chi nhánh, cho thấy Hoạt động quảng bá sản phấm của Chi nhánh còn hạn chế. Đa số Khách hàng tìm tới sử dụng sản phẩm tín dụng là

lần đầu sử dụng sản phẩm của chi nhánh và từ người quen giới thiệu cũng như tin tưởng vào uy tín hình ảnh sẵn có của BIDV. Các hoạt động marketing sản phẩm gần như không có hoặc chưa đạt hiệu quả cao. Các kênh bán hàng trực tiếp và từ bên thứ 3 chưa được chú trọng và đem lại hiệu quả. Đồng thời, quy trình giao dịch, thủ tục hồ sơ còn phức tạp dần tới thời gian chờ đợi và hoàn tất khoản vay cho khách hàng là tương đối dài.

Thứ hai, dư nợ tín dụng của Chi nhánh vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, nếu không sớm được điều chỉnh thì sẽ có nguy cơ dẫn đến rủi ro, thể hiện qua các điểm như sau:

+ Mặc dù cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian vay đang dịch chuyển dàn sang tăng dần dư nợ ngắn hạn và giảm dần dư nợ dài hạn, tuy nhiên cơ cấu dư nợ vẫn chưa phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động. Trong khi nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn thì dư nợ cho vay trung dài hạn trong hai năm 2019 và 2020 vẫn duy trì ở mức khoảng trên 26% nên Chi nhánh đã phải sử dụng một lượng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán.

+ Dư nợ tín dụng đang tập trung lớn vào một số ngành nghề kinh tế tại BIDV - Chi nhánh Thanh Xuân, làm cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh phải phụ thuộc vào phần lớn các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực này. Dần đến rủi ro Chi nhánh gặp phải trong trường hợp ngành nghề đó gặp khó khăn.

+ Tôc độ tăng trưởng dư nợ của BIDV Thanh Xuân qua các năm lại chậm hơn so với 02 chi nhánh so sánh; đặc biệt, trong năm 2020 nếu như 02 chi nhánh cùng địa bàn vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dư nợ thì BIDV- Thanh Xuân lại có dư nợ cấp tín dụng sụt giảm

+ Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng còn thiếu sự đồng đều, cơ cấu dư nợ vẫn đang phụ thuộc tương đối nhiều vào các khách hàng doanh nghiệp thông thường; tín dụng bán lẻ chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong cơ cấu dư nợ. Đây là nguyên nhân khiến hoạt động tín dụng của Chi nhánh rất nhạy cảm trước những biến động của nền kinh tế nói chung và hệ thống các doanh nghiệp nói riêng

Thứ ba, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn còn tiềm ẩn rủi ro. Đến cuối năm 2020, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng tăng mạnh. Cùng với đó, dư nợ nhóm 2 vẫn còn rất lớn, nếu không kiểm soát chất lượng tín dụng sẽ dẫn đến chuyển xuống các nhóm nợ xấu hơn, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh. Ngoài ra, công tác định giá lại TSBĐ chưa được kịp thời dẫn đến giá trị tài sản bảo đảm còn lại chưa đảm bảo đầy đủ cho dư nợ tín dụng của khách hàng. Tỷ lệ Nợ xấu của BIDV-Thanh Xuân luôn cao hơn 02 chi nhánh cùng quy mô hoạt động trên cùng địa bàn đi cùng với đó là mức trích lập DPRR của Chi nhánh trong giai đoạn 2018-2020 có xu hướng tăng lên với tốc độ cao đặc biệt trong năm 2020, con số này là trên

80%.

Mức sinh lời vốn tín dụng của BIDV-Thanh Xuân không những có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2018-2020 mà so với 02 chi nhánh so sánh cùng quy mô trên cùng địa bàn thì luôn thấp hơn.

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế3.3.3.I. Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thanh xuân (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)