Phương pháp điều tra cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 25 - 27)

Chương 1 .TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp điều tra cộng đồng

- Đánh giá nhanh nông thôn trong tiếng Anh được gọi là Rapid Rural

Appraisal - RRA.

Thuật ngữ "Đánh giá nhanh nơng thơn" trong khn khổ phát triển nơng nghiệp có thể được dùng để miêu tả bất kì phương pháp luận mới nào sử dụng nhóm nghiên cứu nhiều chuyên ngành cùng làm việc với nông dân và lãnh đạo của cộng đồng để phát triển một cách nhanh chóng và hệ thống.

- Đánh giá nơng thơn có sự tham gia (tiếng Anh: Participatory Rural Appraisal - PRA) là một hoạt động học hỏi kinh nghiệm được tiến hành trong cộng đồng, có tính tập trung, hệ thống, bán cơ cấu, trong một thời gian ngắn.

Hoạt động này được thực hiện bởi một nhóm chuyên viên liên ngành và bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng.

Đánh giá nơng thơn có sự tham gia giúp cho người dân nơng thơn có thể chia sẻ, củng cố và phân tích kiến thức hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện sống; cũng như lập kế hoạch, thực hiện và giám sát và đánh giá.

Người ngồi đóng vai trị là người hỗ trợ hay người thúc đẩy trong tồn bộ tiến trình đánh giá.

+ Cơng tác điều tra thực địa được thực hiện tại 05 xã trên địa bàn huyện Yên Sơn bao gồm: xã Xuân Vân, Chân Sơn, Trung Sơn, Hùng Lợi và xã Trung Minh. Tổng số thầy lang, bà mế được điều tra phỏng vấn là 35 người, trong đó: xã Xuân Vân 6 người, xã Chân Sơn 10 người, xã Trung Sơn 6 người, xã Hùng Lợi 7 người và xã Trung Minh 6 người.

+ Nghiên cứu thực nghiệm (xác định hoạt tính kháng khuẩn) được tiến hành tại phịng thí nghiệm Khoa Cơng nghệ sinh học - Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên.

+ Nghiên cứu tri thức của cộng đồng dân tộc: Dao, Tày, Cao Lan.

- Điều tra phỏng vấn thu thập cây thuốc: tại KVNC, phỏng vấn các thầy lang, bà mế, người dân có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và sử dụng các bài thuốc gia truyền của 1 số cộng đồng dân tộc thiểu số Dao, Tày, Cao Lan ở huyện Yên Sơn, Tuyên Quang. Mẫu phiếu điều tra dựa theo: phiếu điều tra cây thuốc trong cộng đồng và phiếu điều tra bài thuốc gian dân (Viện Dược liệu, 1993).

- Thu thập đầy đủ các thông tin cây thuốc gồm: tên phổ thông, tên dân tộc, số hiệu mẫu/ảnh cây thuốc; dạng sống; môi trường sống; bộ phận sử dụng làm thuốc (thân, rễ, hoa, quả, hạt); công dụng. Đồng thời ghi chép những đặc điểm dễ nhận biết của cây ngoài thiên nhiên, ghi rõ thời gian, địa điểm và người thu thập thông tin.

- Định danh tên cây: định danh loài cây theo các bước: (i) định danh tại thực địa; (ii) sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố giám định lại.

+ Bước 1: xác định sơ bộ tên địa phương, tên thường gọi được thực hiện ngay ở lần điều tra đầu tiên. Đối với những loài chưa chắc chắn thì ghi chú để

kiểm định lại ở bước sau. Các lồi khơng biết tên cần phải lấy mẫu (lá, hoa, quả...) và ghi vào biểu điều tra bằng ký hiệu sp1, sp2... để giám định.

+ Bước 2: tất cả các cây được thẩm định lại tên cây, lập danh mục cây thuốc bằng sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia về thực vật và nguồn tài liệu tin cậy đã cơng bố gồm: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hồng Hộ, 1999), Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm NCTN&MT – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện ST&TNSV, 2006). Danh sách tên cây thuốc sẽ được hoàn thiện ở bước này.

Bảng 2.1. Mẫu bảng điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc được 1 số cộng đồng dân tộc thiểu số ở KVNC sử dụng

Thời gian điều tra: Người điều tra: Địa chỉ điều tra:

Stt Tên phổng thông

Tên địa Số hiệu phương ảnh chụp

Dạng cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w