Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc được sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 72 - 74)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc được sử dụng

Từ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng một số dân tộc ở KVNC trong việc phòng và điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn, tôi tiến hành lựa chọn cây Xuyên tiêu - Zanthoxylum nitidum, Dây ruột gà - Clematis chinensis Osbeck, Khổ sâm - Croton tonkinensis

Gagnep, Cối xay - Abutilon indicum L. để tiến hành đánh giá hoạt tính kháng khuẩn (HTKK) của cây. Kết quả thể hiện ở Bảng 3.13 và Hình 3.2.

Bảng 3.13. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết 1 số loài cây thuốc được cộng đồng 1 số dân tộc thiểu số ở KVNC sử dụng Đơn vị tính: mm Cao chiết Vi khuẩn S. aureus E. coli

M1: Xuyên tiêu; M2: Dây ruột gà; M3: Khổ sâm; M4: Cối say; K1: kháng sinh Amikacin

(đối chứng dương); K2: Kháng sinh Kanamicin (đối chứng dương); Dung môi: đối chứng âm

Qua dữ liệu trên cho thấy, 4 loài khảo sát gồm Xuyên tiêu - Zanthoxylum nitidum, Dây ruột gà - Clematis chinensis Osbeck, Khổ sâm - Croton tonkinensis Gagnep, Cối xay - Abutilon indicum L. đều có hoạt tính ức chế với cả 2 chủng vi khuẩn gây bệnh Gram dương (S. Aureus) và Gram âm (E. coli). Đối với vi khuẩn Gram dương (S. Aureus), loài cây Xuyên tiêu có hoạt tính ức chế vi khuẩn mạnh nhất với vòng ức chế đạt được là 24,1 mm, cây Dây ruột gà và Cối xay có hoạt tính ức chế vi khuẩn thấp nhất với vòng ức chế đạt được 17,5 mm, thứ tự sắp xếp theo hoạt tính ức chế vi khuẩn tăng dần của 4 loài thực vật là Dây ruột

gà và Cối xay < Khổ sâm < Xuyên tiêu. Đối với vi khuẩn Gram âm (E. coli), loài cây Xuyên tiêu có hoạt tính ức chế vi khuẩn mạnh nhất với vòng ức chế đạt được là 25,2 mm, loài cây Cối xay có hoạt tính ức chế vi khuẩn thấp nhất với vòng ức chế đạt được 17,1 mm, thứ tự sắp xếp theo hoạt tính ức chế vi khuẩn tăng dần của 4 loài thực vật là Cối xay < Khổ sâm < Dây ruột gà < Xuyên tiêu. Kết quả này chứng minh rằng loài cây Huyết đằng có khả năng ức chế vi khuẩn Gram âm (E. coli) và Gram dương (S. aureus) mạnh nhất trong số 4 loài thực vật khảo sát.

So sánh khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh của 4 loài cây khảo sát với kháng sinh đối chứng cho thấy: hoạt tính ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng (S.

aureus) của loài cây Xuyên tiêu và Khổ sâm đều cao hơn so với 2 kháng sinh

Amikacin (K1) và Kanamicin (K2) ở nồng độ khảo sát. Còn đối với hoạt tính ức chế trực khuẩn đường ruột (E. Coli) thì loài cây Xuyên tiêu có hoạt tính ức chế cao hơn so với 2 kháng sinh Amikacin (K1) và Kanamicin (K2) ở nồng độ khảo sát; loài cây Dây ruột gà và Khổ sâm đều có hoạt tính ức chế cao hơn kháng sinh Amikacin (K1) và nhỏ hơn kháng sinh Kanamicin (K2) ở nồng độ khảo sát.

Từ kết quả phân tích HTKK tôi đề xuất, có thể sử dụng 4 loài cây là Xuyên tiêu -Zanthoxylum nitidum, Dây ruột gà -Clematis chinensis Osbeck, Khổ sâm - Croton tonkinensis Gagnep, Cối xay - Abutilon indicum L. để phòng ngừa và kiểm soát một số bệnh nhiễm khuẩn do S. aureus (Tụ cầu vàng) và E. coli gây ra. Đặc biệt cây Xuyên tiêu có khả năng ức chế vi khuẩn mạnh nhất trong số 4 loài cây khảo sát. Kết quả này là một bằng chứng khoa học chứng minh kinh nghiệm sử dụng các cây thuốc này trong phòng chống một số bệnh nhiễm khuẩn của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở KVNC.

Hình 3.2. Hoạt tính ức chế E. coli và S. aureus của cao chiết 1 số loài cây thuốc được cộng đồng 1 số dân tộc thiểu số ở KVNC sử dụng

Chú thích: TVC: Staphylococus aureus; E. coli: Escherichia coli; ĐC: Đối chứng âm (Dung môi); K1: Đối chứng dương (Amikacin); K2: Đối chứng dương (Kanamicin);

M1: Cây Xuyên tiêu; M2: Cây Dây ruột gà; M3: Khổ sâm; M4: Cối say

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w