Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 57 - 72)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc

3.3.3. Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa

thc bn địa trong vic s dng ngun tài nguyên cây thuc

Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, cùng với lịch sử chinh phục thiên nhiên và phòng chống bệnh tật, mỗi cộng đồng dân tộc đều thể hiện được những sự sáng tạo riêng biệt của mình. Mỗi dân tộc đã tìm ra những phương thức ứng xử khác nhau để vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên, trong đó không thể không kể đến việc sử dụng nguồn tài nguyên cây cỏ có sẵn trong tự nhiên để chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Việc khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc để đáp ứng như cầu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng đã là một tập quán lâu đời của cộng đồng dân tộc Tày, Dao và Cao Lan ở KVNC. Cùng với đó, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc để chữa bệnh cũng được tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong quá trình điều tra cho thấy cả 3 dân tộc Tày, Dao và Cao Lan ở KVNC đều cùng sử dụng một số cây thuốc chữa bệnh tại bảng kết quả dưới đây (Bảng 3.10).

Bảng 3.10. Danh sách cây thuốc được cả 3 dân tộc Tày, Dao và Cao Lan

KVNC sử dụng

Stt Tên khoa học

1 Lycopodiella cernua

2 Lyofodium japonium

Stt Tên khoa học

5 Coridyline fruticosa Goepp

6 Agastache rugosa Kuntze

7 Mentha arvensis L. Gynostemma pentaphyllum 8 Makino 9 Pavetta indica L. 10 Artemisia vulgaris L. 11 Blumea balsamifera DC. 12 Eclipta prostrata L.

Stt Tên khoa học

15 Boehmeria nivea Goudich

16 Passiflora foetida L.

17 Plantago major L.

18 Achyranthes aspera L.

19 Psidium guajava L.

20 Phyllanthus reticulatus Poir

21 Phyllanthus urinaria L.

Kết quả đạt được cho thấy, cả 3 dân tộc cùng sử dụng chung 23 loài thuộc

17 họ thực vật khác nhau. Những loài cây thuốc này phần lớn là loài cây mọc phổ biến trong tự nhiên, sống ở môi trường rừng, đồi, quanh làng bản, làng xóm hoặc được trồng ở vườn nhà. Có những loài được cả 3 dân tộc cùng sử dụng để chữa một nhóm bệnh như: cây Thảo quả - Amomum aromaticum Roxb theo kinh nghiệm của các dân tộc Tày, Dao và Cao Lan ở KVNC thì loài cây này có tác dụng chữa ho, cảm cúm ở trong cộng đồng dân tộc Tày và Cao Lan; ngoài ra theo người Dao thì loài cây này còn có tác dụng chữa đau bụng, sốt rét; sử dụng làm thuốc có tác dụng chữa bệnh viêm họng theo kinh nghiệm của người Cao Lan. Cây Hoắc hương núi - Agastache rugosa Kuntze được cả 3 dân tộc cùng sử dụng để chữa các bệnh viêm xoang, cảm, ho, nôn mửa, đau bụng kinh; cây Ổi

- Psidium guajava L. dùng trong cộng đồng 3 dân tộc để chũa bệnh tiêu hóa

như đau bụng tiêu chảy; thường gặp loài cây này ở môi trường rừng… Mặt khác, có những loài cây thuốc được cả 3 dân tộc cùng sử dụng chữa bệnh, nhưng mỗi dân tộc lại sử dụng để chữa trị các nhóm bệnh khác nhau như: Cây Giảo cổ lam -

Gynostemma pentaphyllum Makino được người Tày dùng để chữa huyết áp

cao, tim mạch, chống mệt mỏi; người Dao dùng loài cây này để tiểu đường, tim mạch, giảm ho, trị bệnh thận, máu nhiễm mỡ; còn theo kinh nghiệm của người Cao Lan loài này dùng để chữa bệnh nóng ruột…

Kết quả đạt được chứng minh rằng, nguồn tri thức sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc ở KVNC rất phong phú. Tuy nhiên, những tri thức này chỉ được truyền trong phạm vi từng cộng đồng, cùng với đặc trưng truyền miệng từ đời này sang đời khác do vậy có nguy cơ mai một cao, vì vậy cần có những biện pháp thu thập nguồn tri thức quí giá này để phổ biến cho cộng đồng.

Mặc dù ngôn ngữ của mỗi dân tộc thuộc nhiều nhóm khác nhau, song do các dân tộc sống xen kẽ nhau nên có sự ảnh hưởng giao thoa nhất định về mặt ngôn ngữ cũng như tri thức bản địa trong việc sử dụng tài nguyên cây thuốc để chữa bệnh. Nhiều cây thuốc được gọi tên dựa theo kinh nghiệm của dân tộc nào

đó. Mặt khác, cũng nhiều cây thuốc được các dân tộc cùng gọi một tên dựa vào các đặc điểm hình thái của cây như: cây Bòng bong - Lyofodium japonium có thân rễ bò, là loài cây dây leo với cuống chính khá dày; cây Diệp hạ châu -

Phyllanthus urinaria L. được gọi là chó đẻ răng cưa, cam kiểm, rút đất do đặc

điểm thân nhẵn, thường có màu xanh, lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới mày xám nhạt, cuống lá rất ngắn; cây Khổ sâm - Croton tonkinensis Gagnep có vị rất đắng nên được gọi là “Khổ sâm” có nghĩa là “Sâm đắng” (khổ là đắng)…

Ngoài việc giao thoa trong cách gọi tên của các thầy lang bà mế giữa các dân tộc Tày, Dao và Cao Lan ở KVNC còn có sự giao thoa trong cách sử dụng chữa bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có nhiều loài cây được cả 3 cộng đồng dân tộc sử dụng để chữa trị cùng một nhóm bệnh. Hiện nay trong các loại bệnh tỉ lệ người mắc bệnh liên quan đến xương khớp đang ngày càng tăng, bệnh thường gặp ở những người trung niên, người già hoặc người làm việc văn phòng. Nguyên nhân của bệnh này là do tư thế ngồi chưa đúng, ngồi kéo dài cùng với thói quen ít vận động khiến hệ thống xương khớp già cỗi, thoái hóa, rồi bị tổn thương gây các cơn đau, nhức mỏi kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Mặc dù bệnh về xương khớp tỉ lệ tử vong thấp, nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh (Bảng 3.11).

Bảng 3.11. Danh sách cây thuốc được 1 số cộng đồng dân tộc thiểu số ở KVNC cùng sử dụng chữa bệnh xương khớp

Stt Tên khoa học

1 Lyofodium japonium

3 Aglaonema siamense Engl

4 Morinda officinalis How

5 Pavetta indica L.

6 Blumea balsamifera L.

7 Symplocos racemosa Roxb

8 Angelica sinensis Diels

9 Schefflera heptaphylla Frodin

10 Achyranthes aspera L.

11 Fallopia multiflora Haraldson

12 Mimosa pigra L.

Chú thích: Tên dân tộc: 1. Tày; 2. Dao; 3. Cao Lan

Kết quả thống kê các loài cây thuốc được các dân tộc cùng sử dụng để chữa trị nhóm bệnh về xương khớp cho thấy, số lượng các loài cây thuốc khá nhiều với 12 loài, trong đó được dân tộc Tày, Dao và Cao Lan ở KVNC sử dụng

xước - Achyranthes aspera L;....Có thể do đời sống của các cộng đồng dân tộc ở KVNC gắn liền với núi rừng nhiều nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn,

đặc biệt là người dân phải thường xuyên vào rừng khai thác tài nguyên (gỗ, lâm sản ngoài gỗ), do vậy thường xuyên gặp các bệnh liên quan đến xương khớp. Xuất phát từ thực tế cuộc sống mà cộng đồng các dân tộc nơi đây tích lũy và học hỏi được nhiều kinh nghiệm để chữa trị nhóm bệnh về xương khớp.

Ngoài ra kết quả điều tra còn cho thấy rằng, việc cùng sử dụng chung nguồn tài nguyên cây cỏ để làm thuốc chữa các bệnh liên quan dạ dày, gan, thận cũng chiếm một phần không nhỏ vào trong cộng đồng các dân tộc ở KVNC (Bảng 3.12).

Bảng 3.12. Danh sách cây thuốc được 1 số cộng đồng dân tộc thiểu số ở KVNC cùng sử dụng chữa bệnh dạ dày, gan, thận

Stt Tên khoa học

I Dạ dày

1 Symplocos racemosa Roxb

2 Ampelopsis cantoniensis Planch

3 Stephania sinica Diels

4 Croton tonkinensis Gagnep

II Gan

2 Pandanus kaida Kurz

3 Phyllanthus urinaria L.

4 Helicteres hirsuta Lour

III Thận

1 Lyofodium japonium

2 Eclipta prostrata L.

Chú thích: Tên dân tộc: 1. Tày; 2. Dao; 3. Cao Lan

Kết quả về tri thức sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở KVNC cho thấy, các nhóm bệnh về gan, thận, dạ dày rất được các dân tộc thiểu số quan tâm chữa trị, cụ thể: cây thuốc được các cộng động dân tộc cùng sử dụng chữa bệnh dạ dày gồm có: cây Chè dây - Ampelopsis cantoniensis Planch; cây Khổ sâm - Croton tonkinensis Gagnep; cây Bình vôi tán ngắn -

Stephania sinica Diels; cây Hàm ếch - Symplocos racemosa Roxb. Tương tự, cây thuốc được các cộng đồng dân tộc cùng sử dụng chữa bệnh gan có: cây Bòng bong – Lyofodium japonium; cây Dứa dại - Pandanus kaida Kurz; cây Diệp hạ châu - Phyllanthus urinaria L; cây Tố kén lông - Helicteres hirsuta Lour. Cây thuốc được các cộng đồng dân tộc cùng sử dụng chữa bệnh thận có: cây Bòng bong - Lyofodium japonium; cây Cỏ mực -Eclipta prostrata L.

rộng rãi trong nhân dân để chữa bệnh. Vì vậy kinh nghiệm sử dụng cây cỏ của các dân tộc cư trú tại đây là đáng tin cậy và cần được nhân rộng trong cộng đồng.

3.4. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc được sử dụngtrong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 57 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w