Stt Dạng sống 1 2 3 4 5 6 7
Dữ liệu trên cho thấy, nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của 3 cộng đồng dân tộc Tày, Dao, Cao Lan tại KVNC tập trung vào 7 dạng sống, trong đó tập trung nhiều nhất vào 4 dạng sống cây thân thảo, bụi, dây leo và cây gỗ nhỏ.
Với dạng sống cây thân thảo số loài nhiều nhất với 111/228 so với tổng số loài (chiếm 48,68% so với tổng số lồi). Các cây thuộc nhóm này tập trung chủ yếu vào họ Cúc (Asteraceae) được dùng để chữa các bệnh đau đầu, giải
độc, cao huyết áp, chữa mụn nhọt, cầm máu, thanh nhiệt, giảm đau, kinh nguyệt, xương khớp, gan, ăn kiêng, đái tháo đường, tiêu chảy, sỏi thận, đái dắt, cảm cúm, sát trùng, sưng đau, phong thấp, dạ dày, ho, nhiệt miệng, nóng ruột, mần ngứa; họ Hịa thảo (Poaceae) dùng để chữa trị viêm khớp, ung thư, bổ, chữa ỉa chảy lau ngày, viêm đại tràng, bồi dưỡng cơ thể, vàng da, tiêu chảy, giải nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu, chữa huyết áp cao, kinh nguyệt khơng điều, chống nơn, gan... Ngồi ra có họ Bạc hà (Lamiaceae) được dùng để chữa cảm, ho, nôn mửa, đau bụng kinh, tắm, giải cảm, trị mụn, gan, giải nhiệt, hạ huyết áp, chữa cảm cúm, dạ dày, chữa thủy đậu, dị ứng, ho, đau đầu....
Đứng thứ hai dạng cây bụi với 52/228 loài (chiếm 22,81%), dạng cây này tập trung chủ yếu các lồi thuộc họ Ơ rơ (Acanthaceae) Một số lồi cây thuốc thuộc nhóm này như sau: cây Xn hoa vịng - Pseuderanthemum palatiferum Radlk được dân tộc Dao dùng để trị chữa bệnh giải độc gan, giải
rượu, điều trị ung thư; loài Justicia ventricosa Wall (cây Dịng xanh) có tác dụng trị độc rắn cắn; họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có những lồi sau; cây Bỏng nổ - Flueggea virosa Voigt với công dụng chữa suy thận, hỗ trợ chữa thối hóa, gai đốt sống, đau thần kinh tọa, bổ; cây Thầu dầu (Ricinus
communis L.) có tác dụng chữa táo bón, chữa trị, xương khớp, họ Dâu tằm
(Moraceae) như cây Vú chó - Ficus simplicissima Lour (cây Ba lá) được dân tộc Cao Lan dùng chữa dạ dày…
Đứng thứ ba là dạng sống cây dây leo và gỗ nhỏ đều cùng với số lượng lần lượt là 35 và 18 loài (chiếm 15,35%, 7,89%). Trong đó các lồi cây thuộc nhóm cây dây leo tập trung chủ yếu thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Bí (Cucurbitaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Bầu bí Cucurbitaceae; các lồi cây thuộc nhóm cây gỗ nhỏ tập trung trong các học họ Cam (Rutaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Có thể kể đến một số lồi đại diện như: cây Chanh - Citrus aurantifolia Swingle được cộng đồng dân tộc Cao Lan dùng để chữa bệnh dạ dày, gan; loài Litsea cubeba Pers (Màng tang) cộng đồng
dân tộc Tày dùng giải rượu, đau đầu; cây Đu đủ rừng (Trevesia palmata Visan được dân tộc Dao sử dụng thơng tiểu, tiêu phù, lợi sữa…
Nhìn chung, vấn đề sử dụng các dạng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của 3 dân tộc Tày, Dao và Cao Lan tại KVNC khá đa dạng và phong phú.
3.1.3. Đa dạng về nơi sống của nguồn tài nguyên cây thuốc
Việc phân chia các loại nơi sống được căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu, nơi mà cây thuốc đó phát triển. Dưới đây là các dạng nơi sống của thực vật làm thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm sử dụng của dân tộc Tày, Dao và Cao Lan tại KVNC: (i) Làng xóm, làng bản, vườn; (ii) Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên); (iii) Đất trọc, đồi cây bụi, trảng cỏ; (iv) Ven suối.