3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.3. Đa dạng về nơi sống của nguồn tài nguyên cây thuốc
Việc phân chia các loại nơi sống được căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu, nơi mà cây thuốc đó phát triển. Dưới đây là các dạng nơi sống của thực vật làm thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm sử dụng của dân tộc Tày, Dao và Cao Lan tại KVNC: (i) Làng xóm, làng bản, vườn; (ii) Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên); (iii) Đất trọc, đồi cây bụi, trảng cỏ; (iv) Ven suối.
Bảng 3.6. Sự đa dạng về nơi sống của các loài cây thuốc ở KVNC Stt
1 Làng xóm, làng bản, vườn
2 Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên) 3 Đồi cây bụi, đồi trọc, trảng cỏ
4 Ven sông
Tổng
Tổng số loài
Chú thích: Tỉ lệ % lớn hơn 100% do một số cây có thể sống ở nhiều nơi sống khác nhau
Kết quả đạt được cho thấy, số lượng loài cây thuốc phân bố trên các sinh cảnh là rất khác nhau, cụ thể:
Các loài cây thuốc có nơi sống quanh làng xóm, làng bản, vườn số lượng cao nhất 123 loài (chiếm 53,95% so với tổng số 228 loài được phát hiện), có thể kể đến một số loài như sau: cây Nghệ - Curcuma longa L. thuộc lớp Hành của ngành Ngọc lan được dân tộc Tày sử dụng chữa viêm loét dạ dày, viêm gan; cây Địa liền - Kaempferia galanga L. nằm trong họ Gừng của lớp Hành được dân tộc Dao sử dụng để chữa chữa tê phù, tê thấp, đau dạ dày; cây Dâm bụt -
dụng chữa quay bị, viêm tuyến màng tai; cây Hương nhu hoa - Dianthus caryophyllus L. được dân tộc Dao dùng để chữa đau bụng khi hành kinh,ăn uống không tiêu, đi ngoài ra máu …
Tiếp tiếp là các loài cây thuốc có nơi sống ở rừng tỉ lệ số lượng loài với
99 loài (chiếm 43,42% so với tổng số 228 loài được phát hiện), trong đó các loài cây thuộc nhóm này có thể kể đến các loài như: cây Lá cách - Premna corymbosa et Willd (1. Cây lá gan) được bà con dân tộc Tày sử dung thuốc chữa bệnh gan, u sơ gan, giải độc gan, giải rượu bia; cây Mật gấu -
Gymnanthemum amygdalinum (2. Lá đắng) thuộc lớp Ngọc lan, được dân tộc Dao sử dụng để chữa trị các bệnh Đau nhức xương khớp, giúp điều trị tăng huyết áp; cây Cát sâm - Callerya speciosa Schot thuộc lớp Hai lá mần được cộng đồng Cao Lan sử dụng trong chữa trị xương khớp; cây Dây thìa canh lá to - Gymnema inodorum Decne thuộc ngành Ngọc lan được dân tộc Dao sử dụng để điều trị bệnh về tiểu đường, dạ dày; cây Mía dò - Costus speciosus Smith được dân tộc Dao sử dụng để chữa viêm thận, phù thũng, đái dắt...
Tương tự, các loài cây thuốc sống ở đồi cây bụi, đồi trọc, trảng cỏ có
90 loài (chiếm 39,47% so với tổng số loài được phát hiện), một số loài có thể kể đến như: loài cây Nghệ đen - Curcuma zedoaria Rosc được dân tộc Dao sử dụng để điều trị bệnh đau dạ dày, đau bụng, viêm loét dạ dày, tích huyết, khớp, chậm xương; cây Cỏ lá tre - Acroceras munroanum Henrard, được tộc Cao Lan sử dụng để chữa đái buốt; cây Lưỡng chân vịt - Diplocyclos palmatus C. Jeffrey được cộng đồng Dao sử dụng để điều trị bệnh gan; loài
Solanum torrum Sw. (cây Cà dại hoa trắng) được người dân tộc Tày sử dụng chữa các bệnh về miệng, bệnh về đau lưng…
Thấp nhất là những cây sống ở ven suối với 48/228 loài cây thuốc (chiếm 21,05%), những loài cây thuộc nhóm này như: loài Equisetum debile
trị bệnh lợi tiểu, giúp thoát mồ hô, tắm, đun nướci; loài Mã đề nước - Alisma plantago-aquatica L. (Trạch tả), được dân tộc Dao sử dụng để điều trị các bệnh phù thũng, viêm đường tiết niệu; cây Kim ngân - Lonicera japonica
Thunb, được dân tộc Cao Lan sử dụng chữa dạ dày; cây Phượng vĩ - Delonix regia Raf với dân tộc Dao dùng để chữa viêm, đường tiết niệu...
Nhìn chung, đánh giá về nơi sống của từng loài cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc Tày, Dao, Cao Lan ở KVNC là một việc rất quan trọng, điều này có ý nghĩa trong việc cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh.
3.2. Những cây thuốc cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng ở các cộng đồng dân tộc tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang
Căn cứ vào các tài liệu đã được công bố về bảo tồn như sách đỏ Việt Nam - Phần II Thực vật (2007); danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong “Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam” của Nguyễn Tập (2007) và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp của Chính phủ ngày 22/01/2019, tiến hành xác định các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn (Bảng 3.7).
Bảng 3.7. Các cây thuốc thuộc diện bảo tồn ghi nhận ở KVNC
Stt Tên loài
1 Lan kim tuyến -Anoectochilus setaceus Blume
2 Hà thủ ô đỏ -Fallopia multiflora
(Thunb.) Haraldson
3 Cẩu tích -Valeriana hardwickii
Wall. in Roxb
5 Tam thất
stipuleanatus Tsai & Feng
6 Ngũ gia bì
trifoliatus (L.) Voss
7 Kim ngân
macrantha (D. Don) Spreng
8 Ba kích How 9 Chùa dù (Benth). Benth 10 Ba gạc micrantha Hook. F. 11 Củ gió (Oliv.) Gagnep Chú thích: NĐ 06/2019/NĐ-CP: Nghị định 06 của Chính phủ
IA: Những loài thực vật hoang dã bị đe doa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại; IIA: Những loài thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có thể sẽ bị tuyệt chủng.
Kết quả đã thu được 11 loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở khu vực nghiên cứu (chiếm 4,82% so với tổng số 228 loài điều tra được), thuộc 10 họ,
11 chi đều nằm trong ngành Ngọc lan được cộng đồng các dân tộc Tày, Dao và Cao Lan tại KVNC sử dụng trong chữa bệnh ở cộng đồng. Trong đó có 5 loài cây có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 (Bộ KH&CN, 2007), chiếm 45,45% so với tổng số loài cần bảo tồn ở KVNC; có 3 oài có tên trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ (Chính phủ Việt Nam, năm 2019), chiếm 27,27% so với tổng số 11 loài cần bảo tồn; và có 7 loài có tên trong
Những loài có tên trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP cần bảo tồn ở KVNC gồm có: ở cấp IA có cây Lan kim tuyến - Anoectochilus setaceus Blume được cộng đồng dân tộc Dao và Cao Lan sử dụng để chữa ung thư, máu trắng, thần kinh, gan; cây Tam thất hoang - Panax stipuleanatus Tsai & Feng sử dụng làm thuốc cho bào con người Tày để chữa rắn cắn; Ở cấp IIA có 1 loài sau: cây Cẩu tích - Valeriana hardwickii Wall. in Roxb được cộng đồng dân tộc Dao dùng làm thuốc bổ thận, phong thấp, giúp mạnh gân xương khớp.
Những loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) cần bảo tồn ở KVNC bao gồm: có 2 loài thuộc nhóm thực vật ở cấp EN - Nguy cấp là cây Lan kim tuyến - Anoectochilus setaceus Blume, cây Ngũ gia bì gai -
Acanthopanax trifoliatus Voss (2. Mậy tảng) sử dụng trong cộng đồng dân tộc Dao để chữa các bệnh đau lưng, xương khớp, khí hư, tiểu tiện. Có 3 loài thuộc nhóm thực vật ở cấp VU - Sắp nguy cấp là cây Hà thủ ô đỏ - Fallopia multiflora Haraldson dùng trong cộng đồng Tày có tác dụng trị đau lưng, liệt nửa người, mất ngủ đối với dân tộc Dao dùng làm thuốc bổ, chữa xương khớp, Sâm cau - Curculigo orchioides Gaertn, cây Ba gạc lá nhỏ -
Rauvolfia micrantha Hook. F với công dụng chữa cao huyết áp, sốt rét, đau đầu cũng được dân tộc Dao sử dụng. Cây Củ gió - Tinospora sagittata
Gagnep với dân tộc Cao Lan sử dụng để trị ho, sưng tấy.
Những loài có tên trong Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (200) cần bảo tồn ở KVNC gồm: có 2 loài cấp VU - Sắp nguy cấp là cây Ngũ gia bì gai -
Acanthopanax trifoliatus Voss; cây Chùa dù - Elsholtzia blanda Benth được
cộng đồng người dân tộc Tày sử dụng để chữa bệnh giải cảm, trị mụn, dùng để tắm; Có 4 loài ở cấp EN - Nguy cấp là cây Hà thủ ô đỏ - Fallopia multiflora
Haraldson; cây Thiên niên kiện lá to - Aglaonema siamense Engl có 2 dân tộc Dao và Cao Lan sử dụng để chữa bệnh xương khớp; cây Kim ngân hoa to -
Lonicera macrantha Spreng, được dùng làm thuốc tiêu độc, trừ mẩn ngứa, rôm
officinalis How sử dụng trị xương khớp, bổ thận, đau lưng ở người Tày và Dao. Đặc biệt có 1 loài trong nhóm này liêt vào danh sách cấp CR: Rất nguy cấp như cây Tam thất hoang - Panax stipuleanatus Tsai & Feng được tìm trong cộng đồng dân tộc Tày dùng để chữa rắn cắn.
3.3. Vốn tri thức bản địa trong việc khai thác và sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang
3.3.1. Kinh nghiệm về sử dụng bộ phận làm thuốc từ nguồn tài nguyên câythuốc theo kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng dân tộc thiểu số ở KVNC thuốc theo kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng dân tộc thiểu số ở KVNC
Nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh của các bộ phận đó, mà còn có ý nghĩa lớn đối với công tác bảo tồn. Đồng thời việc nghiên cứu này còn là tài liệu cung cấp các cơ sở khoa học cho các nghiên cứu khác phần nào đánh giá được tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Kết quả đánh giá về các bộ phận được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của cộng đồng dân tộc Tày, Dao và Cao Lan ở KVNC được tổng hợp tại Bảng 3.8.
Bảng 3.8. Sự đa dạng về bộ phận loài cây được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của 1 số cộng đồng dân tộc thiểu số ở KVNC
Stt 1 2 3 4 5 6 7
10 11 Tổng Tổng số loài phát hiện của mỗi dt Chú thích: Tỉ lệ % lớn hơn 100% do 1 số loài có thể sử dụng nhiều bộ phận khác nhau làm thuốc
Qua dữ liệu về tần số sử dụng các bộ phận của cây để chữa bệnh cho thấy có 11 bộ phận sử dụng được cộng đồng dân tộc thiểu số ở KVNC sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người dân. Trong đó bộ phận lá, cả cây, rễ, thân được sử dụng nhiều hơn so với các bộ phận khác. Cụ thể:
- Đối với bộ phận dùng cả cây: cộng đồng dân tộc Dao biết sử dụng 64/149 loài (chiếm 42,95% so với tổng số 149 loài được dân tộc Dao sử dụng); cộng đồng dân Tày và Cao Lan lần lượt biết sử dụng 41/102 loài và 30/77 loài (chiếm 40,20% và 38,96% so với tổng số 152 và 77 loài được dân tộc Tày và Cao Lan sử dụng). Một số loài có thể kể đến như: cây Cỏ sữa lá lớn - Euphorbia
hirta L. được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng để điều trị bệnh xơ gan, cổ trướng,
hen suyễn; cây Phèn đen - Phyllanthus reticulatus Poir được cả 3 dân tộc cùng sử dụng để chữa ngoài da, viêm, thủy đậu, điều trị gai cột sống, suy thận; cây Tiết dê - Cissampelis varhrsuta được người dân tộc Tày sử dụng chữa bệnh sốt xuất huyết, táo bón; cây Cam thảo đất - Scoparia dulcis L. được dân tộc Dao sử dụng để điều trị giảm ho, điều kinh, còn được làm thuốc bổ để hạ nhiệt, tắm; cây Cỏ bạc đàu - Kyllinga nemoralis Dandy ex Hutch. & Dalz cũng sử dụng đẻ điều trị bệnh tiểu đường ...
- Đối với bộ phận sử dụng lá: cộng đồng dân tộc Dao biết sử dụng 55/149 loài (chiếm 36,91% tổng số loài được dân tộc Dao phát hiện); cộng đồng dân tộc Tày và Cao Lan biết sử dụng lần lượt là 30/102 và 23/77 loài để làm thuốc (chiếm 29,81% và 29,87% tổng số loài được phát hiện). Trong nhóm này có thể kể đến một số loài như: cây Náng lá kiếm - Crinum defixum Ker-Gawl được
cộng đồng dân tộc Dao sử dụng chữa bệnh về chữa tụ máu, bong gân bó gẫy xương; cây Dâu tằm - Morus alba L. được dân tộc Tày sử dụng để chữa bệnh mụn nhọt, thanh nhiệt; cây Săng sê - Sanchezia nobilis Hook. F được dân tộc Cao Lan dùng điều trị dạ dày; cây Ngót rừng - Melientha suavis Pierre được cộng đồng Dao dùng cho các bệnh về lợi tiểu, giải độc…
- Đối với sử dụng bộ phận rễ: có 36/149 loài cây được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng để chữa bệnh (chiếm 24,16% tổng số loài được dân tộc Dao phát hiện); và lần lượt 12/102 và 11/77 loài cây được cộng đồng dân tộc Tày và Cao Lan sử dụng trong chữa bệnh (chiếm 11,76% và 14,29% so với tổng số loài phát hiện). Có thể kể đến một số loài cây như sau: cây Thuốc trặc - Justicia
gendarussa Burm. F được dân tộc Dao dùng chữa bệnh gẫy xương; cây Bạch
đồng nữ - Clerodendrum var. simplex S.L. Chen được dân tộc Dao dùng chữa bệnh về đau bụng kinh, chữa bạch đới, khí hư, vàng da, tê thấp; cây Cỏ chít - Thysanolaena maxima Kuntze được cộng đồng Cao Lan dùng chữa gan; cây Cỏ tranh - Imperata cylindrica Beauv được Tày và Dao sử dụng chữa trị các bệnh về tiểu đường, giải nhiệt, chảy máu cam...
- Đối với sử dụng bộ phận thân: có 9/149 loài cây được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng dùng làm thuốc (chiếm 6,04%); bên cạnh đó, chỉ có 10,78% đến 18,18% loài được cộng dân tộc Tày và Cao Lan biết cách sử dụng bộ phận thân để chữa bệnh so với tổng số loài được cộng đồng dân tộc Tày và Cao Lan phát hiện ra. Có thể kể đến một số loài thuộc nhóm gồm: cây Mào gà đỏ -
celosia var cristata Kuntze được cộng đồng Tày ở KVNC dùng để chữa các
bệnh về rắn cắn; tương tự cây Bời lời nhớt - Litsea glutinosa C.D Robins cũng được người dân tộc ở KVNC dùng để chữa các bệnh viêm ruột, tiểu chảy, mụn nhọt; cây Nàng nàng - Callicarpa candicans Hochr được người Dao dùng làm thuốc bổ suy nhược cơ thể; cây Tía tô - Perilla frutescens Britt dùng để chữa bệnh cảm cúm, đau đầu theo kinh nghiệm của dân tộc Tày và Cao Lan; cây
Xuyên khung - Ligusticum wallichii Franch được dân tộc Tày sử dụng chữa bệnh đau xương khớp...
Nhìn chung kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng: các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc của cả 3 cộng đồng Tày, Dao và Cao Lan ở KVNC rất đa dạng và phong phú, đặc biệt đối với kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao.
3.3.2 Kinh nghiệm về nhóm bệnh chữa trị từ nguồn tài nguyên cây thuốctheo kinh nghiệm sử dụng trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở KVNC theo kinh nghiệm sử dụng trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở KVNC
Kết quả nghiên cứu việc sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc để chữa bệnh của cộng đồng dân tộc Tày, Dao và Cao Lan tại KVNC mang những nét độc đáo và mang tính gia truyền (Bảng 3.9 và Hình 3.1).
Bảng 3.9. Tỷ lệ số loài có công dụng chữa các nhóm bệnh cụ thể
Stt Nhóm bệnh chữa trị
Nhóm bệnh ngoài da (Hắc lào, ngứa 1 ghẻ, viêm da, vàng da, dị ứng, vẩy nến,
thủy đậu…)
Nhóm bệnh về xương khớp, hệ vận động 2 (Gãy xương, thoái hóa cột sống, tê thấp,
viêm khớp, đau khớp, bó gẫy xương, đau lưng, bệnh gút…)
Nhóm bệnh đường tiêu hóa (Táo bón, 3 đau dạ dày, khó tiêu, đau bụng, tiêu
chảy, viêm loét dạ dày…)
Nhóm thuốc bổ (Bổ phổi, tăng cường 4 miễn dịch, chữa mất ngủ, bổ huyết, suy
nhược cơ thể, an thần, bổ thận, mát gan, thanh nhiệt, giải nhiệt…)
Nhóm bệnh đường tiết niệu (Lợi tiểu, 5 sỏi thận, viêm thận, viêm đường tiết
6 quản mãn tính, ho lâu ngày, viêm họng, viêm phổi…)
Nhóm bệnh về gan (Viêm gan, Viêm 7 gan B, Hạ men gan, xơ gan, nhuận