Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 29)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.3.6. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn

- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu.

Nguyên liệu lá, thân, rễ cây thuốc sau khi thu hái được rửa sạch, để ráo nước sau đó đem sấy khô ở 900C đến khối lượng không đổi.

- Nguyên liệu sau khi sấy khô được nghiền trong máy xay đa năng loại nhỏ thành bột dạng mịn, bảo quản nơi khô ráo để sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo.

- Bước 2: Tạo cao chiết

Nguyên liệu được tách chiết theo phương pháp ngâm nóng. Nguyên liệu dạng bột khô được đem đi chiết với tỷ lệ 10 g/100 ml bằng dung môi methanol, sau đó cho vào máy lắc với tần số 200 vòng/phút (để các chất có hoạt tính sinh học tan đều trong dung môi) ở các điều kiện thời gian 24 giờ, sau đó tiến hành lọc qua giấy lọc, 80 ml dịch lọc được đem đi cô đặc bằng máy cô quay (hoặc sấy khô) đến khi có khối lượng khô không đổi và được bảo quản ở 40C để sử dụng trong các nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn.

- Bước 3: Chuẩn bị giống vi khuẩn

Sử dụng 2 chủng vi khuẩn gồm 1 chủng gram dương là S.a (Staphylococcus aureus) và 1 chủng gram âm là E.coli (Escherichia coli), lấy từ phòng thí nghiệm Vi sinh - Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. Bảo quản giống trên môi trường thạch nghiêng: vi sinh vật được hoạt hóa trong môi trường LB, sau đó được cấy chuyển sang môi trường thạch nghiêng, nuôi 24 giờ ở 370C, giữ trong tủ lạnh để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

Kiểm tra khả năng kháng khuẩn của cao chiết bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch, thí nhiệm được bố trí 3 lần nhắc lại trên một chủng vi khuẩn 3 đĩa petri trên 1 lần nhắc lại.

Pha cao chiết của toàn thân cây thuốc với nước ở nồng độ 100 mg/ml sau đó dùng cao đã pha để thử hoạt tính kháng khuẩn.

Các thao tác được thực hiện trong tủ cấy vô trùng. Khi mật độ vi khuẩn đạt đến nồng độ 106 tế bào/ml, lắc đều ống nghiệm chứa vi khuẩn. Môi trường LB đã được hóa lỏng trong lò vi sóng, khi còn lỏng đổ đều môi trường vào các đĩa Petri, sau đó để nguội để môi trường đông đặc lại tạo thành mặt phẳng. Dùng micropipet hút 100μl dịch vi khuẩn vào giữa đĩa thạch chứa môi trường LB (Thành phần của môi trường LB là như sau (g/l): Peptone - 10; Cao nấm men - 5; NaCl -10; pH: 7,0), dùng que cấy tam giác trang đều cho đến khi mặt thạch khô. Sau 15 phút đục giếng trên môi trường thạch với đường kính 6 mm, đục 2 giếng, mỗi giếng cách nhau 2 - 3 cm. Mỗi giếng thạch nhỏ 100μl dịch cao chiết cần nghiên cứu bằng micropipet, sử dụng đối chứng dương là kháng sinh Kanamycin và Akamicin với nồng độ 5 mg/ml để so sánh, để các đĩa thạch trong tủ lạnh 30 phút để dịch cao chiết khuếch tán ra môi trường nuôi cấy vi khuẩn, sau đó nuôi cấy trong tủ ấm 370C, sau 24h mang ra đo kích thước vòng kháng khuẩn. Hoạt tính kháng khuẩn được xác định bằng cách đo kích thước vùng kháng khuẩn (BK) bằng công thức: BK = D - d, trong đó D là đường kính vòng kháng khuẩn, d là đường kính giếng thạch.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Sự đa dng trong các bc taxon

3.1.1.1. Đa dạng ở bậc ngành

Kết quả điều tra ghi nhận được 228 loài thực vật bậc cao, phân bố ở 4 ngành: ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Pteridophyta), ngành Dây gắm (Gnetophyta), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), sự phân bố các taxon của các ngành được tổng hợp tại Bảng sau:

Bảng 3.1. Nguồn tài nguyên cây thuốc được phát hiện ở KVNC

stt Ngành thực vật 1 Ngành Thông đất 2 Ngành Dương xỉ 3 Ngành Dây gắm 4 Ngành Ngọc lan Tng s

Qua dữ liệu cho chúng ta thấy, các loài cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng dân tộc Tày, Dao, Cao Lan KVNC tập trung chủ yếu vào ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), đây là ngành đa dạng nhất với 224 loài (chiếm 998,25%); 201 chi (chiếm 98,05%) và 86 họ (chiếm 95,56%). Tiếp theo là ngành Dương xỉ (Pteridophyta) có 2 loài (chiếm 0,44%); 2 chi (chiếm 0,98%) và 2 họ (chiếm 2,22%). Thấp nhất là ngành Thông đất (Lycopodiophyta) ngành Dây gắm (Gnetophyta) có cùng số lượng chi, loài, họ như nhau với 1 loài, 1 chi, 1 họ. Điều này cho thấy nguồn tài nguyên cây

Sự phân bố không đồng đều nhau của các taxon không chỉ được thể hiện giữa các ngành mà còn thể hiện qua sự chiếm ưu thế của các lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) như sau:

Bảng 3.2. Số lượng họ, chi, loài thuộc hai lớp trong ngành Ngọc lan

Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta

Lớp hai lá mầm - Magnoliopsida Lớp một lá mầm - Liliopsida Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta Tỉ lệ lớp Ngọc lan/lớp Hành

Kết quả cho thấy, lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 78 họ, chiếm 79,59% số họ trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta); số chi là 163, chiếm 81,09%; và số loài là 180 loài chiếm 80,36%. Một số loài thuộc lớp Ngọc lan có thể kể đến như: cây Chùa dù - Elsholtzia blanda Benth. được sử dụng làm thuốc tắm, giải cảm, trị mụn; cây Cỏ cỏ mật gấu - Isodon lophanthoides Hara. có tác dụng xương khớp, giải độc gan; cây Lưu ký nô - Hypericum sampsonii Hance được sử dụng chữa đai ra máu, ho, kinh nguyệt không điều; cây Gấc - Momordica cochinchinensis. được sử dụng để điều trị mụn nhọt, bệnh ngoài da; cây Câu đẳng - Uncaria acida Roxb chữa kinh giật ở trẻ em, chóng mặt, huyết áp cao... Lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỉ trọng thấp hơn với 44 loài,

38 chi và 20 họ. Có thể kể đến một số loài thuộc lớp Hành là: cây Dây ba mươi -

Stemona tuberoso Lour được sử dụng để chữa viêm phế quản mãn tính, ho lâu

này, trị ngứa ghẻ; cây Muồng muồng - Phoenix loureiri S. C. Barow được sử dụng chữa bệnh về táo bón, viên da, đau thân kinh; cây Chuối hoa - Canna

indica L. có công dụng chữa sốt, khó tiêu; cây Gừng đen - Distichochlamys

Tỉ lệ họ giữa lớp Ngọc lan với lớp Hành là 3,9 nghĩa là trung bình cứ 3 đến 4 họ thuộc lớp Ngọc lan thì sẽ có 1 họ thuộc lớp Hành; tương tự tỉ lệ các bậc chi và bậc loài lần lượt là 4,29 và 4,09 có nghĩa là: trung bình cứ 5 chi và 5 loài thuộc lớp Ngọc lan sẽ có 1 chi và 1 họ thuộc lớp Hành.

Dưới đây là một số hình ảnh về một số loài cây thuốc ở KVNC:

Ba chạc -Melicope pteleifolia Vàng đắng -Arcangelisia flava (L.) Merr

Cối xay -Abutilon indicum L. Cam thảo đất - Abrus precatorius L.

Thầu dầu - Ricinus communis L. Hoàng đằng - Fibraurea tinctoria Lour

Hình 3.1. Hình ảnh một số loài cây thuốc ở KVNC 3.1.1.3. Các họ đa dạng nhất

Kết quả đánh 10 họ đa dạng nhất của nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tày, Dao, Cao Lan ở KVNC được ghi nhận tại bảng kết quả sau:

Bảng 3.3. Các họ cây thuốc đa đạng nhất ở KVNC Stt Tên Việt Nam 1 Cúc 2 Thầu dầu 3 Bạc hà 4 Hòa thảo 5 Ô rô 6 Gừng 7 Cà phê 8 Đậu 9 Ngũ gia bì 10 Cỏ roi ngựa

(Lamiaceae) đều có 12 loài và 8, 10 chi, họ Hòa thảo (Poaceae) có 11 chi và 11 loài, họ Ô rô (Acanthaceae) có 8 chi và 9 loài, họ Gừng (Zingiberaceae ) có 5

chi và 7 loài,…Kết quả về các họ giàu loài cây thuốc cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu về cây thuốc ở nhiều khu vực trên thế giới.

Các họ cây thuốc giàu loài của khu vực nghiên cứu có 6 họ nằm trong 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật Việt Nam là: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đậu (Fabaceae), Ô rô (Acanthaceae); 3 họ còn lại không nằm trong 10 họ lớn nhất

ở Việt nam đó là họ Bạc hà ( Hoa môi) - Lamiaceae, họ Ngũ gia bì ( Nhân sâm) - Araliaceae, họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae. Điều này chứng minh rằng nguồn cây thuốc ở KVNC tuy phong phú nhưng vẫn có nét khác biệt so với tính đa dạng chung của hệ thực vật Việt Nam.

Kết quả so sánh các họ giàu loài của nguồn cây thuốc ở KVNC với họ giàu loài của hệ thực vật Việt Nam được ghi nhận tại Bảng 3.4.

Bảng 3.4. So sánh các họ giàu loài ở KVNC (1) với họ giàu loài của hệ thực vật Việt Nam (2)

Stt Họ nhiều loài

1 Cúc - Asteraceae

2 Thầu dầu - Euphorbiaceae

3 Bạc hà - Lamiaceae

4 Hòa thảo - Poaceae

5 Ô rô - Acanthaceae

6 Gừng - Zingiberaceae

7 Cà phê - Rubiaceae

8 Đậu - Fabaceae

9 Ngũ gia bì - Araliaceae 10 Cỏ roi ngựa - Verbenaceae

Chú thích: (1) Loài thực vật ở khu vực nghiên cứu; (2) Loài theo nguồn Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm NCTN&MT – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện ST&TNSV, 2006)

Từ Bảng kết quả cho thấy, trong 10 họ giàu loài của khu vực nghiên cứu có 6 họ có tỉ lệ phần trăm loài so với tổng số loài của họ tương ứng trong hệ

thực vật Việt Nam lớn hơn 3,05%: gồm họ Cúc (Asteraceae) có 26 loài chiếm 6,84% tổng số loài trong họ Cúc của hệ thực vật Việt Nam; họ Bạc hà (Hoa môi) - Lamiaceae có 12 loài chiếm 7,64% tổng số loài trong họ Bạc hà của hệ thực vật Việt Nam; họ Gừng - Zingiberaceae có 7 loài chiếm 5,19%; họ Ô rô - Acanthaceae có 9 loài chiếm 3,25%; họ Ngũ gia bì (Nhân sâm) - Araliacea với

6 loài chiếm 3,80% tổng số loài trong họ Ngũ gia bì của hệ thực vật Việt Nam và Cỏ roi ngựa - Verbenaceae chiếm 3,09% tổng số loài.

3.1.2. Đa dng v dng cây ca ngun tài nguyên cây thuc

Đánh giá về dạng sống của cây có thể định hướng được việc bảo vệ, gây trồng, sử dụng và khai thác bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc. Các loài cây được cộng đồng các dân tộc thiểu số ở KVNC sử dụng làm thuốc có dạng cây rất đa dạng và phong phú (Bảng 3.5)

Bảng 3.5. Sự đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc ở KVNC

Stt Dạng sống 1 2 3 4 5 6 7

Dữ liệu trên cho thấy, nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của 3 cộng đồng dân tộc Tày, Dao, Cao Lan tại KVNC tập trung vào 7 dạng sống, trong đó tập trung nhiều nhất vào 4 dạng sống cây thân thảo, bụi, dây leo và cây gỗ nhỏ.

Với dạng sống cây thân thảo số loài nhiều nhất với 111/228 so với tổng số loài (chiếm 48,68% so với tổng số loài). Các cây thuộc nhóm này tập trung chủ yếu vào họ Cúc (Asteraceae) được dùng để chữa các bệnh đau đầu, giải

độc, cao huyết áp, chữa mụn nhọt, cầm máu, thanh nhiệt, giảm đau, kinh nguyệt, xương khớp, gan, ăn kiêng, đái tháo đường, tiêu chảy, sỏi thận, đái dắt, cảm cúm, sát trùng, sưng đau, phong thấp, dạ dày, ho, nhiệt miệng, nóng ruột, mần ngứa; họ Hòa thảo (Poaceae) dùng để chữa trị viêm khớp, ung thư, bổ, chữa ỉa chảy lau ngày, viêm đại tràng, bồi dưỡng cơ thể, vàng da, tiêu chảy, giải nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu, chữa huyết áp cao, kinh nguyệt không điều, chống nôn, gan... Ngoài ra có họ Bạc hà (Lamiaceae) được dùng để chữa cảm, ho, nôn mửa, đau bụng kinh, tắm, giải cảm, trị mụn, gan, giải nhiệt, hạ huyết áp, chữa cảm cúm, dạ dày, chữa thủy đậu, dị ứng, ho, đau đầu....

Đứng thứ hai dạng cây bụi với 52/228 loài (chiếm 22,81%), dạng cây này tập trung chủ yếu các loài thuộc họ Ô rô (Acanthaceae) Một số loài cây thuốc thuộc nhóm này như sau: cây Xuân hoa vòng - Pseuderanthemum palatiferum Radlk được dân tộc Dao dùng để trị chữa bệnh giải độc gan, giải rượu, điều trị ung thư; loài Justicia ventricosa Wall (cây Dòng xanh) có tác dụng trị độc rắn cắn; họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có những loài sau; cây Bỏng nổ - Flueggea virosa Voigt với công dụng chữa suy thận, hỗ trợ chữa thoái hóa, gai đốt sống, đau thần kinh tọa, bổ; cây Thầu dầu (Ricinus communis L.) có tác dụng chữa táo bón, chữa trị, xương khớp, họ Dâu tằm (Moraceae) như cây Vú chó - Ficus simplicissima Lour (cây Ba lá) được dân tộc Cao Lan dùng chữa dạ dày…

Đứng thứ ba là dạng sống cây dây leo và gỗ nhỏ đều cùng với số lượng lần lượt là 35 và 18 loài (chiếm 15,35%, 7,89%). Trong đó các loài cây thuộc nhóm cây dây leo tập trung chủ yếu thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Bí (Cucurbitaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Bầu bí Cucurbitaceae; các loài cây thuộc nhóm cây gỗ nhỏ tập trung trong các học họ Cam (Rutaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Có thể kể đến một số loài đại diện như: cây Chanh - Citrus aurantifolia Swingle được cộng đồng dân tộc Cao Lan dùng để chữa bệnh dạ dày, gan; loài Litsea cubeba Pers (Màng tang) cộng đồng

dân tộc Tày dùng giải rượu, đau đầu; cây Đu đủ rừng (Trevesia palmata

Visan được dân tộc Dao sử dụng thông tiểu, tiêu phù, lợi sữa…

Nhìn chung, vấn đề sử dụng các dạng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của 3 dân tộc Tày, Dao và Cao Lan tại KVNC khá đa dạng và phong phú.

3.1.3. Đa dng v nơi sng ca ngun tài nguyên cây thuc

Việc phân chia các loại nơi sống được căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu, nơi mà cây thuốc đó phát triển. Dưới đây là các dạng nơi sống của thực vật làm thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm sử dụng của dân tộc Tày, Dao và Cao Lan tại KVNC: (i) Làng xóm, làng bản, vườn; (ii) Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên); (iii) Đất trọc, đồi cây bụi, trảng cỏ; (iv) Ven suối.

Bảng 3.6. Sự đa dạng về nơi sống của các loài cây thuốc ở KVNC Stt

1 Làng xóm, làng bản, vườn

2 Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên) 3 Đồi cây bụi, đồi trọc, trảng cỏ

4 Ven sông

Tng

Tng s loài

Chú thích: Tỉ lệ % lớn hơn 100% do một số cây có thể sống ở nhiều nơi sống khác nhau

Kết quả đạt được cho thấy, số lượng loài cây thuốc phân bố trên các sinh cảnh là rất khác nhau, cụ thể:

Các loài cây thuốc có nơi sống quanh làng xóm, làng bản, vườn số lượng cao nhất 123 loài (chiếm 53,95% so với tổng số 228 loài được phát hiện), có thể kể đến một số loài như sau: cây Nghệ - Curcuma longa L. thuộc lớp Hành của ngành Ngọc lan được dân tộc Tày sử dụng chữa viêm loét dạ dày, viêm gan; cây Địa liền - Kaempferia galanga L. nằm trong họ Gừng của lớp Hành được dân tộc Dao sử dụng để chữa chữa tê phù, tê thấp, đau dạ dày; cây Dâm bụt -

dụng chữa quay bị, viêm tuyến màng tai; cây Hương nhu hoa - Dianthus caryophyllus L. được dân tộc Dao dùng để chữa đau bụng khi hành kinh,ăn uống không tiêu, đi ngoài ra máu …

Tiếp tiếp là các loài cây thuốc có nơi sống ở rừng tỉ lệ số lượng loài với

99 loài (chiếm 43,42% so với tổng số 228 loài được phát hiện), trong đó các loài cây thuộc nhóm này có thể kể đến các loài như: cây Lá cách - Premna corymbosa et Willd (1. Cây lá gan) được bà con dân tộc Tày sử dung thuốc chữa bệnh gan, u sơ gan, giải độc gan, giải rượu bia; cây Mật gấu -

Gymnanthemum amygdalinum (2. Lá đắng) thuộc lớp Ngọc lan, được dân tộc Dao sử dụng để chữa trị các bệnh Đau nhức xương khớp, giúp điều trị tăng huyết áp; cây Cát sâm - Callerya speciosa Schot thuộc lớp Hai lá mần được cộng đồng Cao Lan sử dụng trong chữa trị xương khớp; cây Dây thìa canh lá to - Gymnema inodorum Decne thuộc ngành Ngọc lan được dân tộc Dao sử dụng để điều trị bệnh về tiểu đường, dạ dày; cây Mía dò - Costus speciosus Smith được dân tộc Dao sử dụng để chữa viêm thận, phù thũng, đái dắt...

Tương tự, các loài cây thuốc sống ở đồi cây bụi, đồi trọc, trảng cỏ có

90 loài (chiếm 39,47% so với tổng số loài được phát hiện), một số loài có thể kể đến như: loài cây Nghệ đen - Curcuma zedoaria Rosc được dân tộc Dao sử dụng để điều trị bệnh đau dạ dày, đau bụng, viêm loét dạ dày, tích huyết, khớp, chậm xương; cây Cỏ lá tre - Acroceras munroanum Henrard, được tộc Cao Lan sử dụng để chữa đái buốt; cây Lưỡng chân vịt - Diplocyclos palmatus C. Jeffrey được cộng đồng Dao sử dụng để điều trị bệnh gan; loài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w