Kinh nghiệm về sử dụng bộ phận làm thuốc từ nguồn tài nguyên cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 48 - 52)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc

3.3.1. Kinh nghiệm về sử dụng bộ phận làm thuốc từ nguồn tài nguyên cây

thuc theo kinh nghim s dng ca cng đồng dân tc thiu số ở KVNC

Nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh của các bộ phận đó, mà còn có ý nghĩa lớn đối với công tác bảo tồn. Đồng thời việc nghiên cứu này còn là tài liệu cung cấp các cơ sở khoa học cho các nghiên cứu khác phần nào đánh giá được tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Kết quả đánh giá về các bộ phận được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của cộng đồng dân tộc Tày, Dao và Cao Lan ở KVNC được tổng hợp tại Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Sự đa dạng về bộ phận loài cây được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của 1 số cộng đồng dân tộc thiểu số ở KVNC

Stt 1 2 3 4 5 6 7

10 11 Tng Tng s loài phát hin ca mi dt Chú thích: Tỉ lệ % lớn hơn 100% do 1 số loài có thể sử dụng nhiều bộ phận khác nhau làm thuốc

Qua dữ liệu về tần số sử dụng các bộ phận của cây để chữa bệnh cho thấy có 11 bộ phận sử dụng được cộng đồng dân tộc thiểu số ở KVNC sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người dân. Trong đó bộ phận lá, cả cây, rễ, thân được sử dụng nhiều hơn so với các bộ phận khác. Cụ thể:

- Đối với bộ phận dùng cả cây: cộng đồng dân tộc Dao biết sử dụng 64/149 loài (chiếm 42,95% so với tổng số 149 loài được dân tộc Dao sử dụng); cộng đồng dân Tày và Cao Lan lần lượt biết sử dụng 41/102 loài và 30/77 loài (chiếm 40,20% và 38,96% so với tổng số 152 và 77 loài được dân tộc Tày và Cao Lan sử dụng). Một số loài có thể kể đến như: cây Cỏ sữa lá lớn - Euphorbia

hirta L. được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng để điều trị bệnh xơ gan, cổ trướng,

hen suyễn; cây Phèn đen - Phyllanthus reticulatus Poir được cả 3 dân tộc cùng sử dụng để chữa ngoài da, viêm, thủy đậu, điều trị gai cột sống, suy thận; cây Tiết dê - Cissampelis varhrsuta được người dân tộc Tày sử dụng chữa bệnh sốt xuất huyết, táo bón; cây Cam thảo đất - Scoparia dulcis L. được dân tộc Dao sử dụng để điều trị giảm ho, điều kinh, còn được làm thuốc bổ để hạ nhiệt, tắm; cây Cỏ bạc đàu - Kyllinga nemoralis Dandy ex Hutch. & Dalz cũng sử dụng đẻ điều trị bệnh tiểu đường ...

- Đối với bộ phận sử dụng lá: cộng đồng dân tộc Dao biết sử dụng 55/149 loài (chiếm 36,91% tổng số loài được dân tộc Dao phát hiện); cộng đồng dân tộc Tày và Cao Lan biết sử dụng lần lượt là 30/102 và 23/77 loài để làm thuốc (chiếm 29,81% và 29,87% tổng số loài được phát hiện). Trong nhóm này có thể kể đến một số loài như: cây Náng lá kiếm - Crinum defixum Ker-Gawl được

cộng đồng dân tộc Dao sử dụng chữa bệnh về chữa tụ máu, bong gân bó gẫy xương; cây Dâu tằm - Morus alba L. được dân tộc Tày sử dụng để chữa bệnh mụn nhọt, thanh nhiệt; cây Săng sê - Sanchezia nobilis Hook. F được dân tộc Cao Lan dùng điều trị dạ dày; cây Ngót rừng - Melientha suavis Pierre được cộng đồng Dao dùng cho các bệnh về lợi tiểu, giải độc…

- Đối với sử dụng bộ phận rễ: có 36/149 loài cây được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng để chữa bệnh (chiếm 24,16% tổng số loài được dân tộc Dao phát hiện); và lần lượt 12/102 và 11/77 loài cây được cộng đồng dân tộc Tày và Cao Lan sử dụng trong chữa bệnh (chiếm 11,76% và 14,29% so với tổng số loài phát hiện). Có thể kể đến một số loài cây như sau: cây Thuốc trặc - Justicia

gendarussa Burm. F được dân tộc Dao dùng chữa bệnh gẫy xương; cây Bạch

đồng nữ - Clerodendrum var. simplex S.L. Chen được dân tộc Dao dùng chữa bệnh về đau bụng kinh, chữa bạch đới, khí hư, vàng da, tê thấp; cây Cỏ chít - Thysanolaena maxima Kuntze được cộng đồng Cao Lan dùng chữa gan; cây Cỏ tranh - Imperata cylindrica Beauv được Tày và Dao sử dụng chữa trị các bệnh về tiểu đường, giải nhiệt, chảy máu cam...

- Đối với sử dụng bộ phận thân: có 9/149 loài cây được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng dùng làm thuốc (chiếm 6,04%); bên cạnh đó, chỉ có 10,78% đến 18,18% loài được cộng dân tộc Tày và Cao Lan biết cách sử dụng bộ phận thân để chữa bệnh so với tổng số loài được cộng đồng dân tộc Tày và Cao Lan phát hiện ra. Có thể kể đến một số loài thuộc nhóm gồm: cây Mào gà đỏ -

celosia var cristata Kuntze được cộng đồng Tày ở KVNC dùng để chữa các

bệnh về rắn cắn; tương tự cây Bời lời nhớt - Litsea glutinosa C.D Robins cũng được người dân tộc ở KVNC dùng để chữa các bệnh viêm ruột, tiểu chảy, mụn nhọt; cây Nàng nàng - Callicarpa candicans Hochr được người Dao dùng làm thuốc bổ suy nhược cơ thể; cây Tía tô - Perilla frutescens Britt dùng để chữa bệnh cảm cúm, đau đầu theo kinh nghiệm của dân tộc Tày và Cao Lan; cây

Xuyên khung - Ligusticum wallichii Franch được dân tộc Tày sử dụng chữa bệnh đau xương khớp...

Nhìn chung kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng: các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc của cả 3 cộng đồng Tày, Dao và Cao Lan ở KVNC rất đa dạng và phong phú, đặc biệt đối với kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w