6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.2.1. Khái quát về kiểm soát
1.2.1.1. Khái niệm
Kiểm soát là quá trình xác định thành quả đạt được trên thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều chỉnh sự sai lệch để đảm bảo tổ chức đạt được mục tiêu
Kiểm soát là công việc nhằm soát xét lại những quy định, những quá trình thực thi các quyết định quản lý được thể hiện trên các nghiệp vụ để nắm bắt, điều hành và quản lý nhằm hướng tới một tương lai tốt hơn, tiến bộ hơn.
Kiểm soát thuế là chức năng quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực thuế. Đó là kiểm tra, giám sát việc thực hiện các luật thuế của NNT và các quy trình quản lý thuế (QLT) do CQT ban hành nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời tiền thuế vào NSNN, đồng thời đề cao tắnh tự giác chấp hành chắnh sách, pháp luật thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế. Trên cơ sở đó, Nhà nước cần có chắnh sách thuế phù hợp để vừa đáp ứng nguồn thu NSNN vừa động viên DN thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Kiểm soát thuế bao gồm kiểm soát trước khi thực hiện, trong khi thực hiện và sau khi thực hiện. Hay nói cách khác, kiểm soát thuế được thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình quản lý thuế theo mô hình chức năng từ kê khai đăng ký thuế đến cưỡng chế nợ thuế, kiểm tra thuế.
1.2.1.2. Các nguyên tắc kiểm soát
Để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát, cần thực hiện theo các nguyên tắc kiểm soát sau đây:
Việc kiểm soát phải trên cơ sở mục tiêu, chiến lược của tổ chức và phải phù hợp với cấp bậc của đối tượng được kiểm soát. Chẳng hạn, kiểm soát hoạt động bán hàng sẽ khác kiểm soát bộ phận tài chắnh, kiểm soát công tác của phó giám đốc khác kiểm soát công tác của tổ trưởng.
- Việc kiểm soát phải được thiết kế theo yêu cầu của nhà quản trị. Kiểm soát là nhằm làm cho nhà quản trị nắm bắt được những vấn đề đang xảy ra mà họ quan tâm. Vì vậy việc kiểm soát phải xuất phát từ những nhu cầu riêng của mỗi nhà quản trị để cung cấp cho họ những thông tin phù hợp.
- Việc kiểm soát phải được thực hiện tại những điểm trọng yếu, những yếu tố có ý nghĩa đối với hoạt động của tổ chức. Đó là các điểm phản ảnh rõ nhất mục tiêu, tình trạng không đạt mục tiêu, đo lường tốt nhất sự sai lệch,biết được ai là người chịu trách nhiệm về sự thất bại, ắt tốn kém nhất, tiêu chuẩn kiểm tra hiệu quả nhất.
1.2.1.3. Chức năng của kiểm soát
Chức năng kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch, đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm khắc phục sự sai lệch , đảm bảo tổ chức đạt được các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra
Hướng dẫn chuẩn mực KSNB của INTOSAI 1992 đưa ra khái niệm về KSNB như sau: ỘKSNB là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chứcỢ
Mục tiêu của tài liệu INTOSAI GOV 9100 nhằm thiết lập và duy trì KSNB hữu hiệu trong khu vực công. Vì vậy, các nhà lãnh đạo các tổ chức của Nhà nước xem tài liệu này là một nền tảng để thực hiện và giám sát KSNB trong tổ chức.
được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức.
Sau đây là những mục tiêu cần đạt được: Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tắnh kinh tế và hiệu quả; Thực hiện đúng trách nhiệm; Tuân thủ theo luật pháp và quy định hiện hành; Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đắch và tổn thấtỢ.
1.2.1.4. Quy trình của kiểm soát
Là cố gắng một cách có hệ thống để xác định các tiêu chuẩn so với mục tiêu kế hoạch, thiết kế hệ thống thông tin phản hồi, so sánh sự thực hiện với các tiêu chuẩn, xác định và đo lường mức độ sai lệch và thực hiện việc điều chỉnh để đảm bảo rằng mọi nguồn lực đã sử dụng một cách có hiệu quả nhất trong việc thực hiện mục tiêu.
Tương tự như báo cáo COSO, INTOSAI đưa ra 5 yếu tố của KSNB như: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và trao đổi thông tin, Hoạt động giám sát.
Hình 1.1. Mô hình các thành phần của kiểm soát nội bộ
(Nguồn: The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission)
lập môi trường của cả hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Đánh giá rủi ro (risk assessment): bao gồm việc nhận diện rủi ro và đánh giá các rủi ro.
- Hoạt động kiểm soát (control activities): bao gồm các hoạt động kiểm soát cụ thể đối phó với các rủi ro.
-Thông tin và trao đổi thông tin (information and communication): bao gồm việc tạo lập, cung cấp thông tin và trao đổi thông tin phục vụ cho sự vận hành các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ;
-Hoạt động giám sát (monitoring activities): bao gồm các hoạt động đánh giá thường xuyên và đánh giá chuyên biệt tắnh hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.