NỘI DUNG KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP tại CHI cục THUẾ HUYỆN hòa VANG (Trang 31)

6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.3.1. Quy trình kiểm soát thuế TNDN

Việc kiểm soát thuế TNDN phải dựa vào quy trình QLT được thể hiện qua sơ đồ 1.2

Hình 1.2. Sơ đồ mối quan hệ công việc của quy trình quản lý thuế Trình tự quy trình quản lý thuế như sau:

(1) NNT đăng ký thuế, nhận thông báo về cấp MST từ cơ quan cấp giấy phép

(2) CQT phối hợp với cơ quan cấp giấy phép (Sở kế hoạch và đầu tư hoặc UBND) cấp MST cho NNT

(3) NNT nộp hồ sơ kê khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế cho CQT để kiểm tra, kiểm soát theo quy định

(4) NNT nộp thuế theo kê khai hoặc theo thông báo của CQT

(5) Kho bạc chuyển chứng từ nộp thuế của NNT về CQT để kiểm tra, đối chiếu (hiện nay các DN đã thực hiện nộp tiền thuế điện tử)

(6) CQT thanh tra/kiểm tra đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế hoàn thuế, miễn giảm thuế, quản lý nợ thuế... theo quy trình.

Từ ngày 29 tháng 03 năm 2010 Chi cục Thuế huyện Hoà Vang quản lý theo mô hình chức năng trên cơ sở Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế thực hiện Kiểm soát và quản lý thuế theo mô hình chức năng có những ưu điểm như phản ánh đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thuế, có phân cấp rõ ràng. Mỗi chức năng quản lý thuế như xử lý tờ khai thuế, quản lý nợ và cưỡng chế thuế, kiểm tra có một bộ phận chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ quản lý. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng đầy đủ rõ ràng, không chồng chéo, bỏ sót.

Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:

- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chắnh.

Dựa vào Luật Quản lý thuế, quy trình, nội dung kiểm soát thuế được thực hiện theo bốn giai đoạn sau: 1) Kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, 2) Kiểm tra, kiểm soát thuế doanh nghiệp tự kê khai,

3) Kiểm soát thu nợ thuế thu nhập doanh nghiệp, 4) Kiểm soát xử lý vi phạm về thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.3.2. Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cơ quan Thuế

1.3.2.1. Kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Lưu đồ khâu đăng ký, kê khai:

Hình 1.3. Sơ đồ khâu đăng ký, kê khai

Bất kỳ DN nào mới thành lập cũng phải tiến hành đăng ký, kê khai nộp thuế tại các cơ quan thuế. Đặc biệt, trong tình hình mới hiện nay khi số lượng người nộp thuế phát triển ngày càng nhanh. Vì vậy đây là khâu kiểm soát đầu tiên mà cơ quan thu thực hiện. Hoạt động này do bộ phận Kê khai và Kế toán

Hàng tháng Bộ phận KK rà soát DS NNT phải nộp

HSKT

Đối với NNT cấp mới Đối với NNT thay đổi thông tin Đối với NNT chuyển địa điểm

Rà soát thông tin về: Sắc thuế, PP tắnh thuế, mẫu

HSKTẦ

Trường hợp chưa đủ thông tin

Yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin

Cập nhật, bổ sung sắc thuế, mẫu HSKT mới PS

Cập nhật ngày kết thúc nộp HSKT

Lập TB về tình trạng KK chuyển CQT quản lý

thuế thực hiện nhằm đảm bảo theo dõi, quản lý NNT thực hiện các thủ tục hành chắnh thuế về khai thuế, nộp thuế. Từ đó, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế thông qua việc đăng ký, kê khai thuế của ĐTNT.

Kiểm soát đăng ký thuế và cấp mã số thuế (MST): Hàng tháng, trước thời hạn nộp HSKT, Bộ phận KK&KTT thực hiện tra cứu, rà soát, cập nhật Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế HSKT phải nộp và theo dõi, đôn đốc tình trạng kê khai của NNT. Cụ thể như sau:

Đối với NNT được cấp MST/MSDN mới: Thông qua kê khai trực tuyến Bộ phận KK&KTT căn cứ thông tin về NNT được cấp MST/MSDN mới trên hệ thống đăng ký thuế để thực hiện:

- Bộ phận KK&KTT căn cứ thông tin đăng ký thuế thay đổi, cập nhật các nội dung liên quan về hồ sơ khai thuế mới phát sinh và cập nhật ngày kết thúc phải nộp hồ sơ khai thuế không còn phải nộp cho cơ quan thuế vào danh sách theo dõi NNT.

- Đối với NNT chuyển địa điểm và thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp: Đối với CQT nơi NNT chuyển đi: Bộ phận KK&KTT căn cứ thông tin về NNT chuyển địa điểm và chuyển cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện xác định tình hình nộp hồ sơ khai thuế của NNT đến thời điểm chuyển đi, nếu NNT chưa nộp đủ HSKT thì lập Thông báo về tình trạng kê khai thuế của NNT chuyển cơ quan thuế quản lý. Căn cứ ngày chuyển đi của NNT, cập nhật ngày kết thúc phải nộp HSKT đối với toàn bộ HSKT của NNT vào Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế.

Đối với CQT nơi NNT chuyển đến: Bộ phận KK&KTT căn cứ thông tin của NNT chuyển đến cập nhật vào danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế. Đồng thời, căn cứ thông báo về tình trạng của NNT do CQT nơi NNT chuyển đi gởi đến để theo dõi, giải quyết các vấn đề có liên quan.

- Đối với NNT tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp và thay đổi MST: Đối với NNT được cấp MST mới sau khi tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp thì Bộ

phận KK&KTT cập nhật sắc thuế, mẫu hồ sơ khai thuế, kỳ tắnh thuế, ngày bắt đầu phải nộp hồ sơ khai thuế vào danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế. Nếu NNT chấm dứt hiệu lực MST thì Bộ phận KK&KTT cập nhật ngày kết thúc phải nộp hồ sơ khai thuế đối với toàn bộ hồ sơ khai thuế của NNT theo quy định.

- Đối với NNT tạm ngừng kinh doanh có thời hạn: Bộ phận KK&KTT căn cứ thông báo tạm ngừng kinh doanh của NNT hoặc thông tin nhận từ cơ quan đăng ký kinh doanh, cập nhật thời gian tạm ngừng kinh doanh vào danh sách theo dõi NNT, hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, Bộ phận KK&KTT thực hiện khôi phục danh sách phải nộp hồ sơ khai thuế để tiếp tục việc theo dõi, đôn đốc NNT nộp hồ sơ khai thuế.

- Đối với NNT giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động: Bộ phận KK&KTT căn cứ thông báo, quyết định giải thể, phá sản thực hiện cập nhật ngày chắnh thức chấm dứt hoạt động sau khi Bộ phận đăng ký thuế đóng MST trên hệ thống đăng ký thuế vào danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế để kết thúc việc theo dõi NNT.

Tổ chức kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế TNDN

Bộ phận Ộmột cửaỢ thuộc phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT hoặc bộ phận hành chắnh văn thư Chi cục Thuế: thực hiện tiếp nhận thủ tục, hồ sơ về thuế chuyển bộ phận KK&KTT và các bộ phận có liên quan.

Bộ phận KK&KTT: nhận hồ sơ khai thuế từ bộ phận Ộmột cửaỢ hoặc bộ phận hành chắnh văn thư, kiểm tra nhập thông tin kê khai vào hệ thống ứng dụng QLT. Đối với HSKT nộp qua mạng, hệ thống quản lý thuế tự động kiểm tra lại các thông tin kê khai trên HSKT nộp thuế điện tử của NNT (thông tin đăng ký thuế, lỗi số học,...) và tự động thực hiện hạch toán nghĩa vụ thuế kê khai của NNT vào hệ thống.

Các bộ phận chức năng (Quản lý nợ, Kiểm tra, Kiểm tra nội bộ, Thu nhập cá nhân): Thực hiện các công việc lięn quan đýợc xác định trong quy

trình kê khai, đăng ký thuế; khai thác các thông tin về khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế trên hệ thống ứng dụng QLT, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra, kiểm tra và thu nợ thuế; cung cấp đầy đủ, đúng thời gian quy định tại quy trình này đối với các thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT cho bộ phận KK&KTT.

1.3.2.2. Kiểm tra, giám sát nộp thuế TNDN tại Cơ quan Thuế

Công tác kiểm soát thuế TNDN áp dụng cơ chế quản lý rủi ro nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế, chống thất thu thuế. Nâng cao tắnh tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong việc thực hiện kê khai thuế, tắnh thuế và nộp thuế. Thực hiện cải cách hành chắnh trong việc kiểm tra thuế, từ đó tránh gây phiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế; CQT tăng cường kiểm tra giám sát hồ sơ khai thuế của NNT nhằm chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế. Nâng cao tắnh tự giác, tuân thủ pháp luật của NNT. Hiện nay, ngành thuế đã áp dụng phương pháp đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro của NNT dựa trên bộ tiêu chắ, bộ chỉ số lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro do Bộ Tài chắnh ban hành theo Quyết định số 2176/QĐ-TCT ngày 10/11/2015 và được thiết kế trong ứng dụng quản lý rủi ro TPR. Việc đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro của NNT được thực hiện theo trình tự sau đây:

- Bước 1: CQT Thu thập thông tin NNT từ nhiều nguồn bên trong cũng như bên ngoài. Nguồn dữ liệu thông tin bên trong gồm: Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế, báo cáo tài chắnh doanh nghiệp, thông tin về tình hình tài chắnh, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế, thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế, thông tin về thanh tra, kiểm tra người nộp thuế. Nguồn dữ liệu thông tin bên ngoài gồm: thông tin về người nộp thuế của các cơ quan thuộc ngành Tài chắnh như: Hải quan và Kho bạc Nhà nước; Thanh tra tài chắnh; Uỷ ban chứng khoán; Cục quản lý giá...;

Nguồn dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên quan như: Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra chắnh phủ, Từ các cơ quan quản lý thuộc Bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề kinh doanh, Thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình, báo chắ, thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.

- Bước2: CQT căn cứ bộ tiêu chắ, bộ chỉ số lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro và hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT để đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro của NNT. Bộ tiêu chắ được chia thành 2 phần gồm 16 tiêu chắ và 20 chỉ số, đánh giá DN theo các nội dung: Quy mô DN, ngành nghề kinh doanh; Lịch sử tuân thủ pháp luật thuế; Tình hình tài chắnh; Tình hình nợ thuế; Lịch sử kiểm tra, thanh tra thuế. Bộ tiêu chắ và bộ chỉ số lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro được trình bày ở Phụ lục.

Phương pháp đánh giá của bộ tiêu chắ và chỉ số là phương pháp chấm điểm và được thực hiện như sau:

Xác định các tiêu chắ đưa vào thử nghiệm: Sau khi xác định được các tiêu chắ có thể sử dụng để đánh giá rủi ro, bộ phận tổng hợp có thể lập nhiều bộ tiêu chắ để đưa vào thử nghiệm. Mỗi bộ tiêu chắ sẽ bao gồm các tiêu chắ tĩnh và một số tiêu chắ động. Trong quá trình thử nghiệm có thể thêm vào hoặc bớt đi một hoặc một số tiêu chắ trong bộ tiêu chắ.

Xác định điểm cho từng tiêu chắ: Trên cơ sở tắnh chất và công thức thiết lập của từng tiêu chắ, bộ phận tổng hợp thực hiện phân ngưỡng và gán điểm cho từng tiêu chắ. Thông thường mỗi tiêu chắ được phân thành 4 mức độ rủi ro là rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp và rủi ro rất thấp và tương ứng với các mức độ rủi ro là các điểm rủi ro 4, 3, 2 và 1.

Đánh trọng số cho từng tiêu chắ: Căn cứ vào việc xây dựng tiêu chắ rủi ro của từng đơn vị, việc đánh trọng số cho từng tiêu chắ được xác định dựa vào mức độ ảnh hưởng của từng tiêu chắ đến rủi ro về thuế.

Phương pháp tiến hành như sau:

- Xác định những tiêu chắ quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến rủi ro để gán trọng số cao. Các tiêu chắ có mức độ ảnh hưởng không lớn đến rủi ro về thuế

có thể sử dụng trọng số =1

- Các tiêu chắ ảnh hưởng đến tình hình nộp thuế của doanh nghiệp sẽ được đánh trọng số cao

- Để thử nghiệm hiệu quả của việc gán trọng số, cần phải xây dựng 2 phiên bản bộ tiêu chắ: Một phiên bản có trọng số và một phiên bản không có trọng số. Sau đó so sánh sự thay đổi mức độ rủi ro khi có trọng số và không có trọng số.

Sau khi xác định được bộ tiêu chắ, cho điểm từng tiêu chắ và đánh trọng số cho từng tiêu chắ, bộ phận tổng hợp tắnh tổng điểm của bộ tiêu chắ cho từng NNT bằng cách tắnh tổng điểm của từng tiêu chắ nhân với trọng số của từng tiêu chắ.

Phương pháp đánh giá của bộ tiêu chắ được thể hiện qua hình 1.4 dưới đây:

Hình 1.4. Phương pháp đánh giá của bộ tiêu chắ

(Nguồn: Quy trình phân tắch, đánh giá thông tin rủi ro NNT phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế Ban hành kèm theo Quyết định số 2176/QĐ-

TCT ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế) Bước 3: CQT sử dụng kết quả xếp hạng mức độ rủi ro, kết quả phân loại quy mô DN để lựa chọn trường hợp đưa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra tại CQT và tại trụ sở NNT

1.3.2.3. Kiểm soát doanh nghiệp nợ thuế thu nhập doanh nghiệp

Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chắnh thuế thuế là một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý thuế. Nó đóng vai trò trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế đồng thời nâng cao sự tuân thủ, ý thức nộp thuế của NNT nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN, chống thất thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế.

Quản lý nợ thuế: Là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số thuế nợ của NNT.

Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chắnh thuế:

1. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chắn mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.

2. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.

3. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

Quy trình kiểm soát nợ:

Đội quản lý nợ xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đối với toàn bộ số tiền thuế nợ do Chi cục Thuế quản lý.

Hàng ngày sau khi nhận được hồ sơ và các tài liệu liên quan đến việc thay đổi tắnh chất nợ của NNT, công chức quản lý nợ căn cứ tiêu thức phân

loại tiền thuế nợ và hồ sơ nhận được, để phân loại tắnh chất theo từng khoản nợ, nhóm nợ, nhằm phản ánh kịp thời các thay đổi liên quan đến tắnh chất nợ và thực hiện đôn đốc thu nộp.

Đối với khoản nợ từ 01 ngày đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP tại CHI cục THUẾ HUYỆN hòa VANG (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w