Giải pháp kiểm soát thuế TNDN ở khâu đăng ký, kê khai thuế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP tại CHI cục THUẾ HUYỆN hòa VANG (Trang 97 - 122)

6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

3.2.1.Giải pháp kiểm soát thuế TNDN ở khâu đăng ký, kê khai thuế

Có thể thấy rằng qua nghiên cứu và đánh giá những mặt hạn chế của quá trình kiểm soát thuế TNDN, từ khâu đăng ký, kê khai thuế, kiểm tra thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đều có những khiếm khuyết cần khắc phục.

- Kiểm soát hoạt động đăng ký, thay đổi thông tin đăng ký thuế:

Khâu đăng ký, kê khai NNT là khâu đầu tiên cần chú ý nắm bắt tình hình thực trạng về kiểm soát đối tượng người nộp thuế. Về cơ bản, chi cục thuế đã quản lý được ĐTNT thông qua số liệu cơ quan cấp phép và cấp mã số thuế. Thực tế, cơ quan thuế chỉ nắm bắt được thông tin doanh nghiệp trên hồ sơ kê khai thuế còn thực tế số DN kê khai sau khi đăng ký thuế chưa kiểm soát được. Vì vậy nên chi cục thuế cần chỉ đạo và giao trách nhiệm cho đội kê khai thuế thường xuyên cập nhật thông tin về DN mới thành lập dựa vào thông tin từ Cục Thuế và Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Đà Nẵng, phối hợp với bộ phận kiểm tra thuế tiến hành kiểm tra thực tế tại trụ sở DN để nắm bắt kịp thời các thông tin kê khai, sự biến động của DN như: Đăng ký mới số tài

khoản ngân hàng, thay đổi ngành nghề, chuyển địa điểm kinh doanh, giải thể, phá sảnẦ, yêu cầu DN đăng ký bổ sung. Đối với số DN có đăng ký giấy phép nhưng không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng không khai báo với cơ quan thuế, cần thông báo để doanh nghiệp đến khai báo, nếu doanh nghiệp vẫn không đến khai báo thì tiến hành thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tránh trường hợp DN lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Phối hợp với các tổ chức tắn dụng, ngân hàng và các cơ quan có liên quan khác rà soát lại thông tin tài khoản của doanh nghiệp, kiểm tra doanh nghiệp có khai báo trung thực hay không? Từ đó làm cơ sở để kiểm tra doanh thu, chi phắ của doanh nghiệp, phát hiện ra các hành vi gian lận thuế TNDN thông qua biến động các nguồn tiền mà không kê khai vào sổ sách kế toán.

Đối với NNT mới thành lập Đội TTHT biên soạn tài liệu tóm tắt một số nội dung quy định về thuế mà DN mới cần biết để thực hiện:

Về khai lệ phắ môn bài:

+ DN có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

+ DN có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

- Tổ chức kinh doanh mới thành lập, được cấp mã số DN trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phắ môn bài cả năm; nếu thành lập, được mã số DN trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phắ môn bài cả năm.

Sử dụng ứng dụng hỗ trợ kê khai (HTKK, iHTKK)

do Tổng cục Thuế phát hành trong việc kê khai, tắnh thuế; DN vào trang web của Tổng cục Thuế theo địa chỉ http://gdt.gov.vn để tải phần mềm HTKK về cài đặt và sử dụng; Hoặc DN có thể kê khai trực tuyến trên Hệ thống khai thuế qua mạng (iHTKK).

Đăng ký khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử

+ DN phải đăng ký và thực hiện khai thuế qua mạng internet. Kê khai thuế qua mạng internet là một yêu cầu bắt buộc thực hiện đối với DN kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin (Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13). >>>

Nộp thuế:

-Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng thời hạn số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.

- Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc thời hạn ghi trong thông báo, thời hạn ghi trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế và quyết định xử lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nộp thuế điện tử:

+ Nộp thuế điện tử là dịch vụ công của Cơ quan thuế cho phép người nộp thuế (NNT) nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế và được Ngân hàng thương mại xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế tức thời. Theo đó, NNT có thể thực hiện nộp thuế mọi lúc, mọi nơi (24giờ/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ).

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật QLT đã quy định: tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

DN phải tự tắnh, tự khai, tự nộp số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai, tắnh thuế. Trường hợp cơ quan thuế phát hiện khai sai, gian lận thuế thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Sử dụng hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ:

- Doanh nghiệp khai, tắnh thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng.

- Doanh nghiệp khai, tắnh thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hoá đơn bán hàng mua của cơ quan thuế.

* Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì mua hoá đơn của cơ quan thuế để sử dụng trong 12 tháng đầu tiên.

* Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp phải có văn bản đăng ký với cơ quan Thuế (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC). doanh nghiệp phải thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng 05 ngày.

* Doanh nghiệp mới thành lập thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.

* Thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mỗi quý chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo sau quý báo cáo.

- Kiểm soát kê khai thuế TNDN:

Bộ phận kê khai thường xuyên rà soát số DN kê khai thuế TNDN sai, chậm nộp, có biện pháp đôn đốc, gọi điện nhắc nhở hoặc áp dụng công nghệ như hộp thư gửi tin nhắn nhắc nhở, cuối ngày của hạn nộp tờ khai rà soát lại số lượng DN chưa nộp hồ sơ khai thuế tiến hành gọi điện thoại đôn đốc, nhắc nhở... để giảm thiểu số tờ khai thuế nộp chậm cũng như tờ khai bổ sung hoặc điều chỉnh. Tuy nhiên, hiện nay tại đội Kê khai thuế của Chi cục Thuế huyện Hoà Vang, số cán bộ trực tiếp làm việc liên quan tới mảng doanh nghiệp là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quá ắt, 1 cán bộ so với số lượng 940 DN đang hoạt động trên địa bàn huyện Hoà Vang. Vì vậy cần bổ sung thêm lực lượng làm ở mảng kê khai doanh nghiệp tại cơ quan thuế để giúp việc kiểm soát tại khâu kê khai thuế được chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Thực hiện phân loại đối tượng nộp thuế theo loại hình hoặc lĩnh vực kinh doanh, kiểm soát kê khai thuế theo chuyên đề, xử lý kịp thời hồ sơ khai thuế, kiểm tra tắnh chắnh xác của hồ sơ, nhập dữ liệu nhanh chóng, chắnh xác số liệu khai thuế. Kết hợp với các hồ sơ khai thuế khác của DN, phân tắch và phát hiện ngay những rủi ro thất thu về thuế, trình lãnh đạo ban hành thông báo yêu cầu doanh nghiệp giải trình, điều chỉnh, bổ sung.

Để đảm bảo việc kê khai được chắnh xác và nhận diện những bất thường của hồ sơ khai thuế, tác giả tham khảo ý kiến của Thạc sĩ Trần Tiến Lập [7] về xây dựng hệ thống phân cấp mức độ phân tắch hồ sơ khai thuế TNDN theo từng ngành nghề. Chi cục Thuế thực hiện phân cấp mức độ phân tắch hồ sơ khai thuế theo 3 cấp độ: mức độ phân tắch ắt, mức độ phân tắch trung bình, mức độ phân tắch nhiều thể hiện ở Bảng 3.1:

Bảng 3.1. Bảng phân cấp mức độ phân tắch hồ sơ khai thuế

Mức độ Phân tắch thông tin Hồ sơ, cơ sở dữ liệu về DN

1. Phân tắch ắt

Phân tắch mức độ tuân thủ về nộp đúng hạn hồ sơ thuế TNDN, nguyên tắc tắnh thuế, khai thuế và lập tơ khai thuế.

- Loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, bản chất và qui mô hoạt động.

- Các đặc thù về cơ chế xác định doanh thu, chi phắ, hệ thống chuẩn mực kế toán mà DN đang áp dụng.

- Dữ liệu về tờ khai thuế TNDN và các báo cáo tài chắnh từ 2 năm gần nhất

Mức độ Phân tắch thông tin Hồ sơ, cơ sở dữ liệu về DN

của doanh nghiệp.

- Tình hình chấp hành pháp luật thuế và hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình kê khai, quyết toán thuế, nộp thuế, tình hình thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ của doanh nghiệp và thông tin thu thập từ các bên thứ ba.

2. Phân tắch trung bình

Phân tắch thông tin tài chắnh dựa vào BCTC phân tắch các chỉ số tài chắnh cơ bản nhằm nhận diện những bất thường về lợi nhuận, đánh giá thu nhập chịu thuế kê khai có đúng với thực tế hay không.

Ngoài các nội dung như phân tắch ắt ở trên, bộ phận kiểm soát thuế cần thu thập

- Dữ liệu về tờ khai thuế và báo cáo tài chắnh từ 2 năm gần nhất của DN. Dựa vào đó phân tắch các chỉ số tài chắnh cơ bản:

+ Chỉ số thanh toán hiện hành = tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn đo lường khả năng DN đáp ứng các nghĩa vụ thuế cũng như nghĩa vụ tài chắnh khác trong ngắn hạn.

+ Chỉ số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu = 360/vòng quay các khoản phải thu. Chỉ số này cho cán bộ thuế biết về số ngày trung bình mà DN thu được tiền của khách hàng, từ đó xem xét kế hoạch thu nợ thuế hợp lý. - Thông tin thu thập từ các bên thứ ba

Mức độ Phân tắch thông tin Hồ sơ, cơ sở dữ liệu về DN

như các ngân hàng mà DN có giao dịch, Cục Hải quan, Quản lý thị trườngẦ

- Tình hình chấp hành và hành vi vi phạm của DN về kê khai, nộp thuế, tình hình hoàn thuế. 3. Phân tắch nhiều - Phân tắch mức độ tuân thủ về nộp tờ khai thuế, nộp thuế đúng hạn; sự tương ứng của doanh thu tắnh thuế và thuế phát sinh với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Thực hiện phân tắch chiều ngang, chiều dọc các số liệu trên báo cáo tài chắnh và các tờ khai thuế quý, năm, của các năm để xác định các yếu tố bất thýờng. - Phân tắch kết quả hoạt động kinh doanh

- Dữ liệu về tờ khai thuế và BCTC từ 3-5 năm gần nhất của DN. Dựa vào đó phân tắch các chỉ tiêu tài chắnh để nhận diện những bất thường của DN. Bên cạnh những chỉ số tài chắnh cơ bản ở phân tắch trung binh, cần phân tắch thêm các chỉ số:

+Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản trung bình đánh giá mức độ sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của DN. Từ đó cơ quan thuế đánh giá được hoạt động kinh doanh của DN có hiệu quả hay không.

+Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận/Doanh thu đánh giá những bất thường về lợi nhuận, chi phắ, giúp đánh giá sơ bộ thu nhập chịu thuế.

3.2.2 Giải pháp kiểm soát thuế TNDN ở khâu nộp thuế

Trên cơ sở phân tắch, đánh giá các kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại trong công tác kiểm soát thuế tại Chi cục Thuế huyện Hoà Vang, tác

giả nhận thấy rằng để công tác kiểm soát thuế TNDN đạt hiệu quả cao, Chi cục Thuế cần thực hiện các biện pháp kiểm soát theo chiều dọc như kiểm soát khâu thanh tra, kiểm tra của cán bộ trong lĩnh vực thuế TNDN; kiểm soát chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra. Chi cục Thuế cũng cần thực hiện các biện pháp kiểm soát theo chiều ngang như tập trung vào nâng cao kỹ thuật phân tắch, kiểm tra và phát hiện gian lận trong quá trình kiểm soát, hoàn thiện quy trình quyết toán thuế TNDN để giảm bớt công việc trong quá trình thanh, kiểm tra. Các giải pháp cụ thể như sau:

a. Về phương pháp kiểm tra tại Cơ quan thuế

* Khai thác thông tin NNT: Hàng tháng hoặc quý bộ phận kê khai, tin học phối hợp chặt chẽ với bộ phận kiểm tra, thường xuyên rà soát, thống kê danh sách doanh nghiệp kinh doanh theo từng loại hình DN, rút ra các số liệu cần thiết có liên quan đến DN dựa trên khai thác thông tin, dữ liệu các chương trình quản lý thuế như: TMS, TPH, BCTC... Từ những thông tin đó, cán bộ kiểm tra có cái nhìn khái quát về một số nội dung có liên quan trước khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT như: ngành nghề, quy mô, thông tin liên lạc, tt́ình ht́ình chấp hành pháp luật thuế, các loại thuế DN phải nộp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Áp dụng phương pháp phân tắch hồ sơ, dự đoán rủi ro để nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế:

Áp dụng phân tắch rủi ro trong công tác kiểm tra thuế là việc cơ quan thuế áp dụng các tiêu thức xác định rủi ro, các quy trình quản lý dữ liệu để phân tắch và đánh giá những rủi ro ảnh hưởng đến việc tuân thủ pháp luật của NNT, từ đó có biện pháp xử lý rủi ro nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động kiểm tra thuế. Các bước thực hiện cụ thể: Xây dựng bộ tiêu chắ phục vụ phân tắch rủi ro; thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT; Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của NNT; Lựa chọn đối tượng kiểm tra thuế. Từ đó, xác định được các nhóm đối tượng có mức độ rủi ro khác nhau ngay từ

bước chuẩn bị kiểm tra tại trụ sở NNT.

Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác phân tắch bao gồm: Quyết toán thuế TNDN và các phụ lục kèm theo, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chắnh,...

Bộ tiêu chắ phục vụ công tác đánh giá, phân tắch rủi ro bao gồm: Quy mô DN, nhóm ngành kinh tế; loại hình kinh tế; tình hình tuân thủ nộp thuế, hồ sơ khai thuế; sự tăng giảm bất thường của doanh thu, hệ số khả năng thanh toán; so sánh biến động của tỷ lệ thuế TNDN phát sinh trên doanh thu các năm; mức biến động tỷ suất giá vốn trên doanh thu; tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; thay đổi tỷ trọng chi phắ bán hàng và chi phắ quản lý doanh nghiệp trên doanh thu.

Thực hiện phân tắch tỷ suất ngang, dọc của báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán, kết hợp các thông tin thu thập được từ sổ theo dõi doanh nghiệp, qua số liệu phân tắch sẽ tìm được điểm bất thường của doanh thu và chi phắ, đồng thời nhận biết khả năng có rủi ro cao về thất thu thuế để đề xuất lãnh đạo ban hành quyết định kiểm tra.

Để việc phân tắch rủi ro đạt hiệu quả, cần chú ý một số vấn đề sau:

- Tập trung vào các chỉ tiêu quan trọng. Trên địa bàn huyện Hoà Vang, cần chú ý đặc biệt các tiêu chắ về tỷ lệ thuế TNDN phát sinh trên doanh thu các năm; tỷ suất giá vốn trên doanh thu của các DN vì phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều khoản chi phắ phát sinh khó kiểm soát dễ bị lợi dụng khai man, trốn thuế. Riêng chỉ tiêu về loại hình kinh tế hay quy mô DN có thể được nâng mức tỷ trọng cao hơn để phục

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP tại CHI cục THUẾ HUYỆN hòa VANG (Trang 97 - 122)