6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.2.2. Khái quát về kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm về kiểm soát thuế và kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
Kiểm soát thuế TNDN là một trong những chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế theo quy định của Luật quản lý thuế; kiểm soát thuế TNDN được thực hiện dựa theo quy trình được xây dựng sẵn. Kiểm soát thuế TNDN chắnh là việc kiểm tra, kiểm soát để xác định tắnh đầy đủ, chắnh xác số thuế TNDN mà đối tượng nộp thuế phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn về căn cứ tắnh thuế TNDN như: xác định doanh thu tắnh thuế TNDN, các khoản chi phắ hợp lý được trừ và không được trừ; các khoản lỗ; các khoản thu nhập khác; các quy định về mức thuế suất; xác định chế độ ưu đãi miễn giảm, giãn thuế.
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với KSNB của công ty, tuy nhiên kiểm soát thuế lại mang những đặc điểm riêng biệt liên quan đến đối tượng kiểm soát. Nếu KSNB của công ty là nhằm đối phó với những rủi ro thuộc về nội bộ trong công ty, thì kiểm soát thuế lại nhằm đối phó với những rủi ro
thuộc về các chủ thể bên ngoài CQT, đó là các đối tượng phải đóng thuế bao gồm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm đảm bảo việc kê khai, tắnh thuế, nộp thuế được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế rủi ro thất thu thuế.
1.2.2.2. Mục tiêu của kiểm soát thuế Thu nhập doanh nghiệp
Kiểm soát thuế TNDN nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, kiểm soát thuế TNDN phải giúp cho công tác quản lý, huy động nguồn thu NSNN từ nguồn thu thuế TNDN đýợc thực hiện một cách tốt nhất, tập trung vŕ huy động đầy đủ số thu cho NSNN.
Thứ hai, kiểm soát thuế TNDN nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành chắnh sách, pháp luật về thuế và tạo điều kiện cho DN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế TNDN. Thông qua kiểm soát thuế, Nhà nước và người nộp thuế (NNT) điều chỉnh kịp thời những sai lệch, vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về thuế. Để thực hiện mục tiêu này thì việc kiểm soát thuế TNDN phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy trình quản lý thuế và các quy định của quá trình kiểm tra, kiểm soát.
Thứ ba, kiểm soát thuế giúp cải tiến các thủ tục trong quy trình quản lý thuế TNDN, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả làm việc của cơ quan thuế. Thông qua kiểm soát thuế TNDN đánh giá tắnh hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ngành thuế, khả năng, trình độ, phẩm chất của cán bộ thuế từ đó có điều chỉnh kịp thời các quy trình quản lý, có kế hoạch quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác thuế nói chung và kiểm soát thuế nói riêng.
Thứ tư, việc kiểm soát các khoản doanh thu chịu thuế, thu nhập tắnh thuế, chi phắ hợp lý, kiểm soát việc áp dụng chắnh sách ưu đãi, miễn giảm thuế, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, các hình thức
gian lận thuế TNDN nhằm ổn định nền kinh tế trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại, tài chắnh-tiền tệ, đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định bình đẳng.