5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.3.1.1. Xác định ngành nghề, chiến lược kinh doanh
- Yếu tố này tạo điểm xuất phát cho DN cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Với một ngành nghề kinh doanh đã được chọn cùng với chiến lược kinh doanh đã được vạch ra thì chủ DN buộc phải giải quyết những vấn đề đầu tiên về tài chính, bao gồm:
+ Cơ cấu vốn hợp lý;
+ Chi phí vốn của DN bao nhiêu là hợp lý;
+ Cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào thì hợp lý, mức độ hiện đại so với đối thủ cạnh tranh đến đâu;
+ Nguồn tài trợ vốn được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài và an toàn không;
+ Ngoài ra, qua ngành nghề kinh doanh, DN còn có thể tự xác định được mức độ lợi nhuận đạt được, khả năng chiếm lĩnh, phát triển thị trường trong tương lai,...để có kế hoạch bố trí nguồn lực cho phù hợp.
- Chiến lược kinh doanh của DN bao gồm tổng thể các mục tiêu, nhiệm vụ, sách lược trên các mặt: Thị trường, sản phẩm, triết lý kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ hoạt động SXKD của DN. Nó có vai trò như là kim chỉ nam cho mọi quyết định về đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của DN.
1.3.1.2. Tổ chức quản lý nâng cao hiệu suất sử dụng các nguồn lực của DN - Trình độ quản lý vốn:
Đây là nhân tố ảnh hưởng một cách trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của DN. Như đã đề cập ở phần trên, với một số vốn nhất định, DN phải phân bổ, đầu tư vào các tài sản để tiến hành các hoạt động SXKD. Doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì phải có những kế hoạch phân bổ vốn hợp lý, hiệu quả. Việc lựa chọn không phù hợp và đầu tư vốn vào các lĩnh vực không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu vốn, gây ứ đọng, hao hụt, giảm hiệu quả sử dụng vốn thậm chí mất vốn.
- Lao động:
Trình độ quản lý của lãnh đạo: Vai trò của người lãnh đạo trong SXKD khá quan trọng, thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu và hài hòa giữa các yếu tố của quá trình SXKD nhằm giảm những chi phí không cần thiết, đồng thời nắm bắt những cơ hội kinh doanh, đem lại cho DN sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
Trình độ tay nghề của người lao động: Thể hiện ở khả năng tìm tòi sáng tạo trong công việc tăng hiệu quả công việc, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, sử dụng vốn.
- Mối quan hệ của DN:
Mối quan hệ này được đặt trên hai phương diện là quan hệ giữa DN với khách hàng tiêu thụ sản phẩm và mối quan hệ giữa DN với các nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới khả năng sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng hóa tiêu thụ...là những vấn đề trực tiếp tác
động đến Doanh thu – chi phí - lợi nhuận của DN. Khi DN có mối quan hệ tốt đối với khách hàng và nhà cung cấp thì sẽ ổn định SXKD lâu dài bởi đầu vào được đảm bảo và sản phẩm làm ra có khả năng tiêu thụ cao. Để làm được điều này, DN cần phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp. Biện pháp mà mỗi DN đề ra không hoàn toàn giống nhau mà còn phải tùy thuộc vào tình hình thực tế tại từng DN. Tuy nhiên, các biện pháp chủ yếu vẫn là: Thuận tiện hóa quy trình thanh toán, mở rộng mạng lưới bán hàng và thu mua nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm,...
1.3.1.3. Mức độ đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động SXKD
Ngày nay, khi tiến bộ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão mang lại những tiện ích ngoài sức tưởng tượng của con người, thì nó đã và đang trở thành một nguồn lực quan trọng góp phần vào thành công của doanh nghiệp. Việc đưa khoa học - công nghệ vào phục vụ quá trình SXKD là điều kiện cần đối với hầu hết các DN kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực; đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất điện thì việc đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất càng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Ứng dụng thành công khoa học - công nghệ vào sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hiệu suất máy móc thiết bị, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời cho phép DN tiết kiệm được chi phí, nâng cao sức cạnh tranh.
1.3.1.4. Mức độ đầu tư vào tư bản nhân lực
Trong nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực được coi là nguồn lực của mọi nguồn lực. Đầu tư vào nguồn nhân lực là một hướng đầu tư mới của các DN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của mình, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, phải chú trọng tới chất lượng nguồn nhân lực hơn là giá cả của nó. Ở tầm vĩ mô, nếu như trước đây Quốc gia nào có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư. Ngày nay lợi thế
đó không còn quan trọng nhiều nữa, các nhà đầu tư đòi hỏi đội ngũ lao động không chỉ rẻ mà phải có tay nghề cao để đảm bảo có thể vận hành được hệ thống dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại. Ở tầm vi mô, mọi DN đều cố gắng tuyển dụng được cho mình những nhân tài và gắn bó với DN dù chi phí bỏ ra có thể rất cao. Tuy nhiên, đổi lại DN có thể nhận được sức sáng tạo, những ý tưởng mới, kinh nghiệm quý báu trong kinh doanh, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD doanh, tiết kiệm vốn.