Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn VIỆT SINH (Trang 57 - 64)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vấn đề đặt ra là công ty phải lựa chọn một cơ cấu vốn ngắn hạn tối ưu vừa giảm được chi phí sử dụng vốn, vừa đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn của xí nghiệp. Để xét tính hợp lý của các thành phần vốn ngắn hạn chiếm trong tổng số vốn ngắn hạn, ta phân tích bảng sau đây:

2.2.2.1. Kết cấu vốn lưu động

Bảng 2.7. Kết cấu vốn lưu động theo tỷ lệ % của công ty

ĐVT: triệu đồng

Vốn lưu động Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá trị % Giá trị %

Tiền và khoản tương đương 444.69 2.16 13,384.6 0 56.28 7,400.22 31.05 12,939.9 1 2,909.8 7 -5,984.38 -44.71 Các khoản phải thu ngắn hạn 16,161.9 0 78.47 7,097.79 29.84 12,458.1 8 52.27 -9,064.11 -56.08 5,360.39 75.52 Hàng tồn kho 3,977.68 19.31 3,252.94 13.68 3,436.64 14.42 -724.74 -18.22 183.70 5.65 Tài sản ngắn hạn khác 12.22 0.06 48.76 0.21 539.48 2.26 36.54 299.02 490.72 1,006.40 Tổng cộng 20,596.4 9 100.00 23,784.0 9 100.0 0 23,834.5 2 100.0 0 3,187.60 15.48 50.43 0.21

Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy:

Các khoản phải thu ngắn hạn, chủ yếu là phải thu khách hàng trong 3 năm chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn lưu động. Năm 2018 là 78.47%, năm 2019 là 29.84 % (giảm 56.08%), năm 2020 là 52.27% (tăng 75.52%). Các khoản phải thu tăng lên trong năm 2020, chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của công ty giảm, từ đó khả năng thanh toán của công ty bị giảm.

Hàng tồn kho năm 2018 chiếm 19.31%, năm 2019 chiếm 13.68% (giảm 724.74%), năm 2020 là 14.24% (tăng 5.65%). Hàng tồn kho qua các năm 2019 - 2020 có sự suy giảm, điều này cho thấy công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ làm cho vốn không bị ứ đọng quá nhiều, làm cho khả năng quay vòng vốn nhanh hơn. Năm 2019, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng khá cao 56.28%, trên cơ sở xem xét các luồng nhập và xuất quỹ của công ty ta có thể thấy tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do thu từ việc cung cấp sản phẩm cho các bạn hàng. Nhưng sang năm 2020 thì tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm mạnh còn 31.05%. Vì tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh như vậy khiến cho việc duy trì một lượng tiền mặt để thuận tiện trong việc chủ động thanh toán còn hạn chế.

Các tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm một phần khá nhỏ. Năm 2018 chiếm 0.06%, năm 2019 chiếm 0.21% (tăng 299.02%), năm 2020 chiếm 2.26% (giảm 1,006.40%).

Trên đây chỉ là các khoản mục chủ yếu có tác động đến cơ cấu vốn lưu động của công ty, mà chưa nói lên dược vốn lưu động có hiệu quả hay không. Để đánh giá một cách đầy đủ về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, cần xem xét thêm một số chỉ tiêu.

2.16

78.47 19.31

0.06

Kết cấu vốn lưu động năm 2018

Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác

Biểu đồ 2.1. Kết cấu vốn lưu động năm 2018

56.28 29.84

13.68 1.2

Kết cấu vốn lưu động năm 2019

Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác

Biểu đồ 2.2. Kết cấu vốn lưu động năm 2019

31.05

52.27 14.42

2.26

Kết cấu vốn lưu động năm 2020

Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác

2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư nhất định, số vốn doanh nghiệp đầu tư vào tài sản lưu động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty có hiệu quả hay không, ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Giá trị % Giá trị %

1. VLĐ bình quân Triệu đồng 9,291.74 9,074.80 5,650.56 -216.94 -2.33 -3,424.24 -37.73

2. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 11,292.53 14,660.53 14,554.49 3,368.00 29.83 -106.04 -0.72

3. Doanh thu thuần Triệu đồng 26,571.25 9,103.81 7,739.09 -17,467.44 -65.74 -1,364.72 -14.99

4. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 24,085.43 7,890.89 7,374.04 -16,194.54 -67.24 -516.85 -6.55

5. Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 3,977.68 3,252.94 3,436.64 -724.74 -18.22 183.70 5.65

6. Số dư bình quân các khoản phải thu Triệu đồng 16,161.90 7,097.79 12,458.18 -9,064.11 -56.08 5,360.39 75.52

7. Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 74.28 28.48 -518.09 -45.80 -61.66 -546.57 -1,919.14

8. Sức sinh lời của VLĐ (7/1) Lần 0.01 0.00 -0.09 0.00 -60.74 -0.09 -3,021.53

9. HS đảm nhiệm của VLĐ (1/3) Lần 0.35 1.00 0.73 0.65 185.06 -0.27 -26.75

10. Số vòng quay VLĐ (3/1) Vòng 2.86 1.00 1.37 -1.86 -64.92 0.37 36.53

11. Thời gian 1 vòng quay VLĐ(360/10) Ngày 125.89 358.85 262.85 232.96 185.06 -96.01 -26.75

12. Số vòng quay HTK (4/5) Vòng 6.06 2.43 2.15 -3.63 -59.94 -0.28 -11.55

13. Vòng quay các KPT(3/6) Vòng 1.64 1.28 0.62 -0.36 -21.98 -0.66 -51.57

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty qua 3 năm có sự giảm dần. Doanh thu thuần giảm qua các năm, năm 2019 giảm 65.74% so năm 2018, năm 2020 giảm 14.99% so với năm 2019. Dù doanh thu thuần thấp nên dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm và bị âm. Cụ thể năm 2018 lợi nhuận trước thuế là 74.28 triệu đồng; năm 2019 là 28.48 triệu đồng, năm 2020 là -518.09 triệu đồng. Để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của các nhân tố ta sẽ xét các chỉ tiêu sau:

-Sức sinh lời của của vốn lưu động năm 2020 giảm xuống mức âm. Cụ thể năm 2018 một đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo được 0.01 đồng lợi nhuận, đến năm 2019 một đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0 đồng lợi nhuận, giảm 0.01 đồng tương đương tỷ lệ 60.74%. Sang năm 2020 lại tiếp tục giảm 0.09 đồng và tương đương với tỷ lệ -3,021.53% so với năm 2019.

-Năm 2018 vòng quay vốn lưu động là 2.86 tức là bình quân một đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh thì thu về 2.86 đồng doanh thu thuần tương ứng với số ngày một vòng quay vốn lưu động là 125.89 ngày. Năm 2019 vòng quay vốn lưu động là 1.00 tức là bình quân một đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh thì thu về 1.00 đồng doanh thu thuần tương ứng với số ngày một vòng quay vốn lưu động là 358.85 ngày. Năm 2020 vòng quay vốn lưu động là 1.37 tức là bình quân một đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh thì thu về 1.37 đồng doanh thu thuần tương ứng với số ngày một vòng quay vốn lưu động là 262.85 ngày. Qua đó số liệu trên ta thấy số ngày một vòng quay vốn lưu động năm 2019 và 2020 giảm so với năm 2018, theo lý thuyết vòng quay vốn lưu động tượng trưng cho số ngày hoàn thành chu kì kinh doanh của doanh nghiệp (tức hai chỉ tiêu sẽ tỷ lệ nghịch với nhau). Vì năm 2019 và 2020 số vòng quay giảm nên chứng tỏ trong 2 năm này vốn lưu động của côn ty thấp

 khả năng sản xuất, luân chuyển hàng hoá và thu hồi vốn chậm  công ty không đạt hiệu quả kinh trong 2 năm này.

-Số vòng quay các khoản phải thu năm 2018 là 1.64, năm 2019 là 1.28, năm 2020 là 0.62. Năm 2019 giảm 0.36 tương đương -21.98% so với năm 2018, đến năm 2020 lại tiếp tục giảm 0.66 tương đương -51.57% so với năm 2019. Vòng quay các khoản phải thu gần như ổn định qua các năm nên làm cho kỳ thu tiền bình quân cũng được ổn định. Vì vậy công ty quản lý tốt các khoản phải thu.

Như vậy qua 3 năm vốn lưu động của công ty đem lại phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên chưa đạt được hiệu quả cao. Công ty cần có các chính sách thu hồi công nợ, hạn chế tối đa các khoản tiền bị khách hàng chiếm dụng, cải thiện hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn VIỆT SINH (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w