Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn VIỆT SINH (Trang 90 - 95)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

3.2.2.1. Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động

Để tiến hành lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn, Công ty cần lưu ý một số điểm sau:

- Thứ nhất, bộ phận tài chính của Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện ở kỳ trước để đề xuất nhu cầu vốn lưu động trong kỳ này.

- Thứ hai, Công ty cần xác định khả năng vốn hiện có, số vốn còn thiếu, tìm phương thức huy động phù hợp với chi phí vốn thấp nhất. Công ty phải chú trọng khai thác triệt để mọi nguồn vốn hiện có, vì nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp luôn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, có thể kể đến như lợi nhuận để lại. Bên cạnh đó, Công ty cũng có thể tận dụng các khoản nợ ngắn hạn không mất chi phí như: các khoản phải trả người

bán, phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước…các phương thức này sẽ làm giảm đáng kể chi phí huy động vốn. Ngoài những nguồn vốn ngắn hạn, Công ty cần quan tâm đến các nguồn vốn dài hạn, ổn định và lâu dài đảm bảo cho sự tăng trưởng vốn.

- Thứ ba, công ty phải căn cứ vào tình hình thực tế để phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường. Sau đó, Công ty lập kế hoạch phân bổ vốn về mặt số lượng và thời gian một cách cụ thể, chi tiết, sát với thực tế.

3.2.2.2. Khai thác và tận dụng nguồn vốn ngắn hạn

Công ty nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp, tránh bị động chờ nguồn lợi từ bên ngoài, gây chậm trễ kế hoạch sản xuất kinh doanh. Một số nguồn công ty có thể huy động như:

-Vay ngắn hạn ngân hàng: Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên vốn lưu động. Nếu Công ty biết tận dụng nguồn vốn này sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì công ty cần phải xây dựng các phương án kinh doanh tốt để thuyết phục ngân hàng.

-Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Công ty nên phát triển theo hướng này để học hỏi kinh nghiệm từ các công ty nước ngoài cùng ngành.

-Vốn chiếm dụng: Thực chất đây là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sử dụng khoản vốn này công ty không phải trả

chi phí sử dụng, nhưng không vì thế mà công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.

3.2.2.3. Sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi hiệu quả

Vốn bằng tiền của Công ty hiện tại chiếm khoảng 30% trong tổng vốn. Với số tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lớn như vậy, công ty đã đánh mất cơ hội đầu tư cho các hoạt động khác hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận. Công ty cần xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi cụ thể vào các dự án sinh lời tốt hơn, có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về các kênh đầu tư mới, chứ không nên bị động, chỉ sử dụng vốn cho mục đích sản xuất kinh doanh chính hay bảo đảm an toàn cho khả năng thanh toán của mình.

3.2.2.4.Giảm thiểu hàng tồn kho

Duy trì hàng tồn kho ở mức hợp lý là điều kiện quan trọng giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Công tác quản lý hàng tồn kho của công ty cần thực hiện:

- Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh đã được lập, chi tiết theo từng tháng, quý, năm đưa ra chỉ tiêu về lượng vật tư cần nhập. Kiểm tra kỹ vật tư khi nhập về nếu có sai về mẫu mã, chủng loại, kích thước thì phải trả lại cho người bán để không gây thiệt hại cho công ty.

- Bảo quản tốt hàng tồn kho. Công ty cũng cần phải tiến hành kiểm kê, đối chiếu tình hình nhập tồn của các loại hàng tồn kho định kỳ nhằm làm cơ sở cho việc xác định mức dự trữ cần thiết cho kỳ tiếp theo.

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường từ đó đưa ra dự đoán về nhu cầu của thị trường để có quyết định điều chỉnh lượng hàng nhập cũng như dự trữ mức tồn kho phù hợp.

3.2.2.5. Cắt giảm các khoản chi phí

- Lập dự toán chi phí hàng năm: Công ty phải tính toán trước mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch. Để làm được điều này đòi hỏi công ty

phải có được một hệ thống các định mức chi phí hoàn chỉnh và phù hợp để làm cơ sở cho việc lập dự toán các khoản chi phí trong kỳ.

- Công ty cần tiến hành giảm bớt các chi phí bất hợp lý, hợp lệ đảm bảo tiết kiệm trong chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, đặc biệt là chi phí SXKD

+ Giảm chi phí bảo quản, hao hụt hàng hóa trong kinh doanh thông qua áp dụng phương tiện, thiết bị bảo quản tiên tiến, kiểm tra số lượng, chất lượng hàng nhập xuất để hạn chế hao hụt mất mát, không ngừng hoàn thiện các định mức hao hụt, nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ thuật bảo quản của cán bộ kho , thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất trong bảo quản sử dụng hàng hóa ,tài sản của doanh nghiệp.

+ Giảm chi phí bảo hiểm thông qua việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp, sử dụng phương pháp bán hằng văn minh, hiện đại nâng cao doanh số bán, lựa chọn các hình thức quảng cáo, khuyến mãi lôi kéo khách hàng. Đồng thời nên cứ những cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia ký kết hợp đồng mua bán nhằm tránh sai sót góp phần giảm chi phí kinh doanh.

- Bên cạnh đó, công ty cần xem xét giảm chi phí tồn kho, quản lý tốt các khoản phải thu để giảm lượng vốn bị chiếm dụng qua đó giảm chi phí sử dụng vốn vay.

3.2.2.6. Quản lý tốt các khoản phải thu

Đối với công ty, muốn sử dụng vốn lưu động có hiệu quả nên quản lý tốt các khoản phải thu. Đặc biệt với những khách hàng bán lẻ hoặc mua với khối lượng nhỏ, công ty nên thực hiện chỉ tiêu đưa hàng lấy tiền, không để nợ. Hoặc Công ty cũng có thể đưa ra các mức chiết khấu nhỏ với những khách hàng lẻ, nhỏ nhưng thường xuyên.

Đối với các khách hàng lớn, các đại lý, công ty nên phân loại nguồn khách hàng, tìm hiểu về khả năng thanh toán của khách hàng trước khi kí hợp đồng. Kí hợp đồng nên quy định rõ các phương thức thanh toán, thời gian

thanh toán cũng với các mức phạt khi vi phạm hợp đồng hoặc thanh toán trễ. Công ty cần đánh giá kĩ lưỡng tình hình ngân quỹ của khách hàng để quyết định thời hạn thanh toán các khoản nợ cho phù hợp. Nếu năng lực tài chính của khách hàng yếu, khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng thấp thì DN không nên cho mua nợ để tránh rủi ro khó đòi. Hoặc công ty có thể đàm phán với khách hàng để thực hiện phương án bảo lãnh qua ngân hàng để bảo đảm việc thu hồi công nợ đúng hạn, đúng số tiền.

Đối với các khoản nợ quá hạn công ty cần phải phân loại khách hàng, tìm ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan của từng khoản nợ của khách hàng. Căn cứ vào tình hình đó để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp như gia hạn thêm hợp đồng, giảm nợ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Trường hợp khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài và thường xuyên thì công ty có thể gia hạn các khoản nợ trong một khoản thời gian nhất định phụ thuộc vào giá trị khoản vay và uy tín của khách hàng.

Đối với những khách hàng có tình trạng trốn tránh không muốn chi trả các khoản nợ cho công ty thì cần phải nhờ có sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền để có những biện pháp xử lý hiệu quả. Sau khi giải quyết các công việc trên công ty cần phải đánh giá lại số nợ còn tồn đọng nằm trong trường hợp không thể thu hồi, bên cạnh đó công ty cần trích dự phòng phải thu khó đòi vào các khoản đó. Việc này nhằm giảm sự tổn thất cho công ty.

3.2.2.7. Quản lý các khoản phải trả

Công ty cần xây dựng kế hoạch thanh toán các khoản nợ, các khoản vốn đang chiếm dụng (chậm trả). Thực tế, số vốn mà công ty chiếm dụng đã phần nào giúp công ty giảm bớt được sự thiếu hụt vốn kinh doanh. Nếu công ty có kế hoạch trả nợ phù hợp, đúng hạn thì việc chiếm dụng vốn ấy không chỉ giúp công ty giảm bớt được sự thiếu hụt vốn mà còn giữ được mối quan hệ tốt với bạn hàng của mình.

3.2.2.8. Tăng doanh thu

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để dự báo sát nhu cầu thị trường, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp. Tích cực tìm kiếm thị trường, thu hút chủ đầu tư và tạo uy tín trên thị trường bằng cách đảm bảo chất lượng của sản phẩm nội thất.

- Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, quan hệ tốt với các đối tác, biết tận dụng tối đa các lợi thế được coi là thế mạnh của Công ty, có sự quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống.

- Phát triển thêm thị trường mới tiềm năng mới, xây dựng các kế hoạch dài hạn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn VIỆT SINH (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w