Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn VIỆT SINH (Trang 64 - 82)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

2.2.3.1. Kết cấu vốn và việc phân bổ vốn của công ty

a. Kết cấu vốn kinh doanh của công ty:

Tùy theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp mà vốn hoạt động sản xuất kinh doanh có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Thông thường nguồn vốn được chia làm 2 nguồn vốn cơ bản đó là: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Dưới đây là biểu đồ về tổng vốn của công ty giai đoạn 2018 – 2020, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng có những biến động tương ứng.

2018 2019 2020 0 20 40 60 80 100 47.69 41.31 40.24 52.31 58.69 59.76

Kết cấu vốn tại công ty qua 3 năm

VCSH Nợ phải trả

Từ biểu đồ trên, ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu. Qua 3 năm, tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm xuống và nợ phải trả tăng lên, nhưng không nhiều. Năm 2018 vốn chủ sở hữu 47.69%, nợ phải trả 52.31%; Năm 2019 vốn chủ sở hữu 41.31%, nợ phải trả 58.69% sang đến năm 2020 vốn chủ sở hữu 40.24%, nợ phải trả 59.76%.

- Nợ phải trả

Kết cấu nợ phải trả được công ty thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9. Kết cấu nợ phải trả của công ty

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Tỷ trọng Năm 2019 Tỷ trọng Năm 2020 Tỷ trọng C. Nợ phải trả 11,292.53 52.31 14,660.53 58.69 14,554.49 59.76 I. Nợ ngắn hạn 11,292.53 100.00 14,660.53 100.00 14,554.49 100.00 1. Phải trả người bán ngắn hạn 6,389.59 56.58 5,459.35 37.24 4,183.84 28.75

2. Người mua trả tiền

trước ngắn hạn 186.95 1.66 3,341.04 22.79 5,070.59 34.84 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 87.96 0.60 94.42 0.65 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 8.99 0.08 5.63 0.04 10. Vay và thuê nợ tài chính ngắn hạn 4,707.00 41.68 5,772.18 39.37 5,200.00 35.73 II. Nợ dài hạn - 0.00 - 0.00 - 0.00

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Việt Sinh)

Qua bảng 2.9 ta thấy, nợ chủ yếu là phải trả người bán; chiếm 56.58% năm 2018, 37.24% năm 2019 và 28.75% năm 2020. Người mua trả tiền trước ngắn hạn trong năm 2018 cực kì thấp 1.66%, điều này cũng đồng nghĩa với việc vay và thuê nợ tài chính trong năm này chiếm tỷ trọng khá cao lên đến 41.68%; nhưng đến năm 2019 và năm 2020 lại giảm xuống lần lượt là 39.37% và 35.73% bởi trong 2 năm này công ty đã có phương án cụ thể làm

cho người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng lên theo tỷ trọng lần lượt là 22.79% và 34.84%. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước cũng như các khoản chi phí phải trả ngắn hạn không đáng kể (rất thấp, dưới 1% qua 3 năm). Nợ phải trả của công ty có nhiều biến động và 100% nợ công ty là nợ ngắn hạn, công ty chỉ có nợ ngắn hạn là do đặc thù, lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là sản phẩm tiêu dùng. Để đảm bảo cho quá trình hoạt động của công ty diễn ra thường xuyên, liên tục thì công ty cần có nguồn tài trợ ngắn hạn cao để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên công ty cần chú ý tới khả năng thanh toán nhanh bởi lẽ công ty đầu tư nhiều vào tài sản cố định làm cho tính thanh khoản sẽ giảm đi, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán trong một thời gian ngắn.

- Vốn chủ sở hữu

Kết cấu vốn chủ sở hữu của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10. Kết cấu vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ % của công ty

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Tỷ trọng Năm 2019 Tỷ trọng Năm 2020 Tỷ trọng D. Vốn chủ sở hữu 10,294.64 47.69 10,317.43 41.31 9,799.34 40.24 I. Vốn chủ sở hữu 10,294.64 100.00 10,317.43 100.00 9,799.34 100.00 1. Vốn góp của chủ sở hữu 10,000.00 97.14 10,000.00 96.92 10,000.00 3.18

7. Lợi nhuận sau

thuế chưa phân phối 294.64 2.86 317.43 3.08 -200.66 -0.06

Tổng cộng nguồn

vốn 21,587.17 100.00 24,977.96 100.00 24,353.83 100.00

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Việt Sinh)

Vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm 100% vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của công ty có tính tự chủ cao. Đây là đặc thù của doanh nghiệp sự nghiệp

- Tổng vốn của công ty được cấu thành từ vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Do đó sự biến động của tổng vốn là do 2 nhân tố trên gây nên. Vốn dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Chứng tỏ công ty có một lượng lớn tài sản cố định. Đây là một lợi thế của công ty có thể mở rộng lĩnh vực kinh doanh.

Bảng 2.11. Nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 – 2020 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Tỷ trọng Năm 2019 Tỷ trọng Năm 2020 Tỷ trọng 2019/2018 2020/2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng C. Nợ phải trả 11,292.53 52.31 14,660.53 58.69 14,554.49 59.76 3,368.00 29.83 -106.04 -0.72 I. Nợ ngắn hạn 11,292.53 100.0 0 14,660.53 100.00 14,554.49 100.00 3,368.00 29.83 -106.04 -0.72 1. Phải trả người bán ngắn hạn 6,389.59 56.58 5,459.35 37.24 4,183.84 28.75 -930.24 -14.56 -1,275.51 -23.36

2. Người mua trả tiền trước ngắn

hạn 186.95 1.66 3,341.04 22.79 5,070.59 34.84 3,154.09 1,687.13 1,729.55 51.77 3. Thuế và các khoản phải nộ nhà

nước

87.96 0.60 94.42 0.65 87.96 #DIV/0! 6.46 7.34

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 8.99 0.08 5.63 0.04 -8.99 -100.00 5.63 #DIV/0!

10. Vay và thuê nợ tài chính ngắn hạn 4,707.00 41.68 5,772.18 39.37 5,200.00 35.73 1,065.18 22.63 -572.18 -9.91 II. Nợ dài hạn - 0.00 - 0.00 - 0.00 D. Vốn chủ sở hữu 10,294.64 47.69 10,317.43 41.31 9,799.34 40.24 22.79 0.22 -518.09 -5.02 I. Vốn chủ sở hữu 10,294.64 100.0 0 10,317.43 100.00 9,799.34 100.00 22.79 0.22 -518.09 -5.02 1. Vốn góp của chủ sở hữu 10,000.00 97.14 10,000.00 96.92 10,000.00 102.05 0.00 0.00 0.00 0.00

7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

294.64 2.86 317.43 3.08 -200.66 -2.05 22.79 7.73 -518.09 -163.21

0

Qua bảng số liệu 2.11 trên ta thấy:

- Nợ phải trả của công ty năm 2019 so với năm 2018 tăng 3368 triệu đồng (6.38%) đến năm 2020 nợ phài trả tuy có giảm đi nhưng không đáng kể (106.04 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.72%) trong tổng nguồn vốn kinh doanh.

Trong đó:

+ Nợ ngắn hạn năm 2019 tăng so với năm 2018 là 3368 triệu đồng (6.38%) đến năm 2020 nợ phài trả giảm đi 106.04 triệu đồng (0.72%)

+ Nợ dài hạn của công ty là không có.

Vốn chủ sở hữu năm 2019 tăng 22.79 triệu đồng (0.22%) so với năm 2018. Tuy nhiên đến năm 2020 vì bị ảnh hưởng do dịch nên vốn chủ đã giảm xuống là 518.09 triệu đồng (5.02%). Có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn, điều này cho thấy vốn kinh doanh của công ty phần lớn là vốn chủ.

2.2.3.2. Tình hình thanh toán

Trong quá trình hoạt động của công ty luôn tồn tại các khoản phải thu và các khoản phải trả. Xem xét sự biến động của cấc khoản này để từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ trong thanh toán nợ, giúp công ty làm chủ được tình hình tài chính, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty.

a. Phân tích khoản phải thu

Trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau nên công ty nào cũng đều tồn tại một khoản phải thu trong quá trình thanh toán.

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2018 Năm2019 Năm2020 Giá trị2019/2018% Giá trị2020/2019%

1. Phải thu khách hàng 5,541.62 2,401.03 6,526.06 -3,140.59 -56.67 4,125.03 171.80 2. Trả trước cho người bán 920.29 4,696.75 5,932.12 3,776.46 80.41 1,235.37 26.30 3. Phải thu nội bộ - - - 4. Phải thu khác 9,700.00 - - -9,700.00 - 100.00 - - Tổng khoản phải thu 16,161.91 7,097.78 12,458.18 -9,064.13 -56.08 5,360.40 75.52 Nguồn vốn 21,587.17 24,977.96 24,353.83 3,390.79 15.71 -624.13 -2.50 KPT/NV 74.87 28.42 51.15 -46.45 -62.05 22.74 80.02

(Nguồn: Cân đối kế toán của Công ty TNHH Việt Sinh)

Qua số liệu bảng 2.12 ta thấy, năm 2018 khoản phải thu chiếm 74.87% tổng vốn đạt 5,541.62 triệu đồng. Đến năm 2019 khoản phải thu chỉ còn 2,401.03 triệu đồng (giảm 56.08%) trong đó: khoản phải thu khách hàng giảm 3,140.59 triệu đồng (56.67%) và không có khoản phải thu khác. Tuy nhiên đến năm 2020 các khoản phải thu tăng trở lại 5,360.40 triệu đồng so với năm 2019, trong đó phải thu của khách hàng tăng 4,125.03 triệu đồng (171.80%) và không có khoản phải thu khác.

b. Phân tích phải trả

Để bù đắp cho khoản phải thu không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh công ty cũng phải tìm cách huy dộng vốn từ những nguồn khác. Ta sẽ theo dõi tình hình các khoản phải trả của công ty được thực hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.13. Phân tích các khoản phải trả giai đoạn 2018 – 2020

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm

2019 Năm 2020

2019/2018 2020/2019

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

I. Nợ ngắn hạn 11,292.53 14,660.53 14,554.49 3,368.00 29.825026 -106.04 -0.723303 1. Phải trả người bán ngắn hạn 6,389.59 17,494.60 4,183.84 11,105.01 173.79848 -13,310.76 -76.08496 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 186.95 3,341.04 5,070.59 3,154.09 1687.1302 1,729.55 51.76682 3. Thuế và các khoản phải nộ nhà

nước 0 87.96 94.42 87.96 #DIV/0! 6.46 7.344247

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 8.99 - -

10. Vay và thuê nợ tài chính ngắn hạn 4,707.00 5,772.18 5,200.00 1,065.18 22.6297 -572.18 -9.912719

II. Nợ dài hạn 0 0 0 0.00 #DIV/0! 0.00 #DIV/0!

Tổng Nợ phải trả 11,292.53 14,660.53 14,554.49 3,368.00 29.825026 -106.04 -0.723303

Nguồn vốn 21,587.17 24,977.96 24,353.83 3,390.79 15.70743 -624.13 -2.498723

Nợ phải trả/Nguồn vốn 52.3113 58.69386 59.76263 99.327885 189.8784 16.9901 28.9469

Qua số liệu bảng 2.13 ta thấy, nợ phải trả qua các năm không chênh lệch nhiều (đặc biệt là trong 2 năm 2019 – 2020), Nợ phải trả năm 2018 là 11,292.53 triệu đồng, năm 2019 là 14,660.53 triệu đồng, năm 2020 giảm 106.04 triệu đồng so với năm 2019 (không đáng kể).

Tóm lại, qua phân tích khoản phải trả của công ty ta thấy: Nợ phải trả của công ty giảm dần từ gần 30% - chưa đến 10% trong tổng vốn và từ đó cho thấy qua cấc năm công ty đã trả bớt được các khoản nợ vay đặc biệt là nợ dài hạn.

2.2.3.3. Khả năng thanh toán

Bảng 2.14. Phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn và mức độ đảm bảo nợ

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Giá trị % Giá trị % 1. Tổng nguồn vốn 21,587.17 24,977.96 24,353.83 3,390.79 15.71 -624.13 -2.50 2. Vốn chủ sở hữu 10,294.64 10,317.43 9,799.34 22.79 0.22 -518.09 -5.02 3. Nợ phải trả 11,292.53 14,660.53 14,554.49 3,368.00 29.83 -106.04 -0.72 4. Tài sản dài hạn 1,002.90 1,242.63 4,148.78 239.73 23.90 2,906.15 233.87 5. Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả/ Tổng vốn 0.52 0.59 0.60 0.06 12.20 0.01 1.82 6. Tỷ suất tự tài trợ (%) = VCSH/Tổng vốn*100 47.69 41.31 40.24 -6.38 -13.38 -1.07 -2.59 7. Hệ số đảm bảo nợ = VCSH/NPT 0.91 0.70 0.67 -0.21 -22.80 -0.03 -4.33 8. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = VCSH/TSDH*100 1,026.49 830.29 236.20 -196.20 -19.11 -594.09 -71.55

Hệ số nợ:

Qua số liệu của bảng 2.14, ta thấy được hệ số nợ tăng qua các năm, cụ thể: hệ số nợ năm 2018 là 0.52 lần tức là có 1 đồng vốn thì có 0.52 đồng nợ phải trả; Sang năm 2019 hệ số nợ là 0.59 lần tức là có 1 đồng vốn thì có 0.59 đồng nợ phải trả, năm 2020 hệ số nợ là 0.60 lần tức là có 1 đồng vốn thì có 0.60 đồng nợ phải trả. Sỡ dĩ qua các năm hệ số nơ tăng vì do năm 2019 công ty cần mở rộng thị trưởng nên nhu cầu vay vốn tăng nhiều so với năm 2018 (0.06%), bên cạnh đó năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệch nên công ty tiếp tục vay vốn và làm tăng hệ số nợ lên 0.01% so với năm ngoái.

Hệ số đảm bảo nợ:

Hệ số đảm bảo nợ năm 2018 là 0.91 cho biết cứ 1 đồng đi vay thì có 0.91 đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo nợ. Năm 2019 tỷ số này giảm mạnh còn 0.70 tức là giảm 0.21 (22.80%). Đến năm 2020 hệ số này lại tiếp tục giảm còn 0.67 (giảm 4.33% so với năm trước).

Tỷ suất tự tài trợ:

Tỷ suất tự tài trợ trong năm 2018 là 47.69% tức là cứ 100 đồng vốn có 47.69 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2019 do tốc độ tăng của tổng vốn nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (tổng vốn tăng 15.71%; vốn chủ sở hữu 0.22%) nên tỷ suất này là 41.31% (giảm 13.38%). Sang năm 2020 lại tiếp tục giảm mạnh chỉ còn 40.24% (giảm không nhiều so với năm trước).

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ trong năm 2018 là 1,026.49% tức là 100 đồng TSCĐ có 1,026.49 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2019 do tốc độ tăng tài sản dài hạn lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (tài sản dài hạn 23.90%; vốn chủ sở hữu 0.22%) nên tỷ suất này là 830.29% (giảm 19.11%). Đến năm 2020 điều này lại tiếp tục xảy ra nên tỷ suất này chỉ còn là 236.20% (giảm 71.55%, rất nhiều so với năm trước đó)

Tóm lại, qua phân tích ta thấy khả năng đẩm bảo nguồn vốn và mức độ đảm bảo nợ của công ty nhìn chung là chưa tốt. Tuy nhiên những con số trên chưa đủ để công ty hoàn toàn yên tâm về khả năng tài chính của mình.

b. Khả năng thanh toán

Bảng 2.15. Phân tích khả năng thanh toán của công ty

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1. Tài sản ngắn hạn 20,584.27 23,735.33 20,205.05

2. Nợ ngắn hạn 11,292.53 14,660.53 14,554.49

3. Hàng tồn kho 3977.68 3252.94 3436.64

4. Tiền 444.49 13,384.60 7,400.22

5. Khả năng thanh toán hiện thời (1/2) 1.82 1.62 1.39 6. Khả năng thanh toán nhanh ((1-3)/2) 1.47 1.40 1.15 7. Khả năng thanh toán tức thời (4/2) 0.04 0.91 0.51

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Việt Sinh)

Nhìn vào bảng 2.15 ta thấy:

Khả năng thanh toán hiện thời: cả 3 năm 2018, 2019 và 2020 đều có khả năng thanh toán hiện thời tương đối cao (lớn hơn 1) điều này chứng tỏ công ty đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao dẫn đến rủi ro phá sản của công ty là thấp. Nhưng ta thấy được 2020 khả năng thanh toán xuống còn 1.39 cho thấy chưa có sự dồi dào của công ty trong việc thanh toán so với 2 năm trước đó điều này đồng nghĩa với việc tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn sẽ giảm xuống đôi chút

Khả năng thanh toán nhanh: Ta thấy được cả 3 năm 2018, 2019 và 2020 đều có khả năng thanh toán hiện thời tương đối cao (đều lớn hơn 1) nên công ty đang thừa khả năng thanh toán rất lớn dẫn đến việc đảm bảo khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán tức thời: Ta thấy được trong năm 2018 khả năng thanh toán hiện thời tương đối thấp, đây là là một dấu hiệu không tốt khiến công ty hạn chế sự linh hoạt trong hoạt động thanh toán tức thời. Tuy nhiên

đến năm 2019 thì chỉ số này lên đến 0.91 nên đây là một dấu hiệu tốt giúp cho công ty đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn. Sang đến năm 2020 tuy chỉ số này có giảm xuống đôi chút (0.51) nhưng nhìn chung hệ số này vẫn giao động trong khoảng an toàn (từ 0,5 đến 1).

Kết luận: Nhìn chung khả năng thanh toán cả 3 năm này ổn định

ở mức trung bình ở các khoản thanh toán hiện thời, thanh toán nhanh và thanh toán tức thời. Vì các hệ số ở mỗi khả năng thanh toán đều ở cho phép. Tuy nhiên các hệ số trên chỉ được xem xét trong trạng thái tĩnh nên chưa đủ để đánh gía khả năng thanh toán của cả công ty. Do vậy, cần sử dụng các chỉ tiêu mang tính chất quản trị để đánh giá khả năng trả nợ của công ty.

Bảng 2.16. Phân tích khả năng chuyển đổi bằng tiền mặt

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn VIỆT SINH (Trang 64 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w