Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn VIỆT SINH (Trang 51 - 57)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định

Ta thấy phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định là một trong những công việc quan trọng có thể đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Qua các chỉ tiêu ta có thể thấy được ảnh hưởng của vốn cố định đến kết quả kinh doanh của công ty. Để nghiên cứu vốn cố định ta cần xem xét tình hình tài sản cố định của công ty.

2.2.2.1. Kết cấu tài sản cố định

Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định, vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Nó cho ta biết khái quát tình hình cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cũng như tác động của đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của mình.

Bảng 2.3. Kết cấu tài sản cố định giai đoạn 2018 – 2020

ĐVT: triệu đồng

Khoản mục Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Thiết bị dụng cụ quản lý 94.40 6.68 94.40 6.68 94.40 6.68

2. Phương tiện vận tải 184.12 13.02 184.12 13.02 184.12 13.02

3. Máy móc thiết bị 399.30 28.24 399.30 28.24 399.30 28.24

4. Nhà cửa và vật kiến trúc 736.30 52.07 736.30 52.07 736.30 52.07

Tổng cộng 1414.12 100.00 1414.12 100.00 1414.12 100.00

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Công ty TNHH Việt Sinh)

Qua bảng 2.3 ta thấy tổng nguyên giá tài sản cố định hiện có của công ty giai đoạn 2018 – 2020 ổn định các năm. Cụ thể:

- Thiết bị dụng cụ quản lý chiếm 6.68% (94.40 triệu đồng) qua 3 năm, phương tiện vận tải chiếm 13.02% (184.12 triệu đồng), Máy móc thiết bị

chiếm 28.24% (399.30 triệu đồng), Nhà cửa và vật kiến trúc chiếm 52.07% (736.30 triệu đồng)

* Công tác khấu háo tài sản cố định

Bảng 2.4. Tình hình khấu hao tài sản cố định của công ty

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Nguyên giá Số khấu hao lũy kế Giá trị còn lại

Số tiền % NG Số tiền % NG

1. Thiết bị dụng cụ quản lý 94.40 58.10 61.55 36.3 38.45

2. Phương tiện vận tải 184.12 111.32 60.46 72.80 39.54

3. Máy móc thiết bị 399.30 304.90 76.36 94.40 23.64

4. Nhà cửa và vật kiến trúc 736.30 420.50 57.11 315.80 42.89

Tổng cộng 1414.12 894.82 63.28 519.30 36.72

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Công ty TNHH Việt Sinh)Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy, giá trị còn lại của tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh tính đến 31/12/2020 là 519.30 triệu đồng chiếm 36.72% nguyên giá. Tài sản cố định của công ty còn rất tốt, công ty nên tận dụng lợi thế này để nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong đó thiết bị dụng cụ quản lý khấu hao hết 61.55% nguyên giá, phương tiện truyền dẫn khấu hao hết 60.46% nguyên giá, máy móc thiết bị khấu hao hết 76.36% nguyên giá. Tất cả các loại tài sản này đã khá cũ và lạc hậu (vượt quá ngưỡng 60%). Chỉ có nhà cửa vật kiến trúc còn khá ổni vì khấu hao có 57.11% so với nguyên giá.

2.2.2.2. Cơ cấu vốn cố định của công ty

Bảng 2.5. Cơ cấu vốn cố định theo tỷ lệ % của công ty

ĐVT: triệu đồng

Vốn cố định Năm 2018

Năm

2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá trị % Giá trị %

1. Các khoản phải thu dài hạn

2. Tài sản cố định 990.68 98.78 754.99 93.93 519.30 49.05 (235.69) (23.79) (235.69) (31.22)

3. Bất động sản đầu tư 4. Đầu tư tài chính dài hạn 5. Tài sản dở dang dài hạn

6. Tài sản dài hạn khác 12.22 1.22 48.76 6.07 539.48 50.95 36.54 299.02 490.72 1,006.40

Tổng cộng 1,002.9

0 100.00 803.75 100.00 1,058.78 100.00 -199.15 -19.86 255.03 31.73

Quan sát bảng 2.5 ta thấy, tỷ trọng tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn dài hạn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu vốn dài hại. Trên thực tế, tài sản cố định tăng được được đánh giá là tích cực, cho thấy công ty đã chú trọng đến đầu tư nâng cấp, thay thế, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định.

Tài sản dài hạn khác của công ty cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu vốn đài hạn. Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng cho thấy lượng tài sản cố định của công ty ngày một tăng, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày một mở rộng và phát triển.

2.2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định

Vốn cố định là số vốn đầu tư trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản hữu hình và vô hình. Số vốn này được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi mà doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Tình hình sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của công ty năm 2018 – 2020 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019 Giá trị % Giá trị %

1.Doanh thu thuần 26,571.25 9,103.81 7,739.09 -17,467.44 -65.74 -1,364.72 -14.99 2.Nguyên giá TSCĐ bình quân 1,414.12 1,414.12 1,414.12 0.00 0.00 0.00 0.00 3. LNTT 74.28 28.48 -518.09 -45.80 -61.66 -546.57 -1,919.14 4.VCĐ bình quân 1,108.52 872.84 637.15 -235.68 -21.26 -235.69 -27.00 5. Hiệu suất sử dụng vốn cố định (1/4) 23.97 10.43 12.15 -13.54 -56.49 1.72 16.46 6. Hàm lượng vốn cố định (4/1) 0.04 0.10 0.08 0.05 129.82 -0.01 -14.13 7. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (3/4) 0.07 0.03 -0.81 -0.03 -51.31 -0.85 -2,592.06 8. Sức sinh lời của TSCĐ (3/2) 0.05 0.02 -0.37 -0.03 -61.66 -0.39 -1,919.14

Qua bảng 2.6 ta thấy nguyên giá tài sản cố định bình quân cố định qua 3 năm (đều có số tiền 1,414.12 triệu đồng). Để xét xem sự cố định trên có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty thế nào, đánh giá qua một số chỉ tiêu sau:

-Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh năm 2018 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 23.97 đồng doanh thu thuần, năm 2019 chỉ số này giảm còn 10.43 (giảm 56.49%), sang đến năm 2020 chỉ số này tăng nhẹ 1.72 so với năm trước đó (tăng 16.46%).

-Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định phản ánh, để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần sử dụng 0.04 đồng vốn cố định năm 2018, năm 2019 chỉ tiêu này tăng 0.10 (tăng 0.05 so với năm 2018); sang đến năm 2020 chỉ tiêu này giảm còn 0.08 (giảm 0.01 so với năm 2019).

-Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định phản ánh: Một đồng vốn cố định đưa vào kinh doanh sẽ thu lại được 0.07 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2018, đến năm 2019 bị giảm so với năm 2018 là 0.03 đồng; sang năm 2020 công ty bị thua lỗ nên lợi nhuận trước thuế bị âm nên kéo theo tỷ suất lợi nhuận vốn cố định.

Có thể thấy qua 3 năm vốn cố định bị giảm nên dẫn đến lợi nhuận trước thuế không cao, mặt khác công ty cũng chưa chú trọng vào đầu tư trang thiết bị mới cộng them việc công ty lại hoạt động chưa được hết công suất (và còn một số lý do khách quan khác), Vì thế nên lợi nhuận trước thuế bị giảm vào năm 2019 và âm vào năm 2020.

-Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định phản ánh năm 2018, một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân đem lại cho công ty 0.05 đồng lợi nhuận trước thuế và năm 2019 chỉ số này giảm còn 0.02, bị giảm 0.03 đồng so với năm 2018. Riêng năm 2020 do công ty một vài lý do kể trên nên sức sinh lợi của tài sản cố định bị giảm xuống mức âm. Sức sinh lợi của công ty rất thấp

và không được cao vì thế nên công ty cần phải lên kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, thay mới tài sản cố định đã cũ để nâng cao khả năng phục vụ.

Như vậy, trong 3 năm qua vốn cố định của công ty đem phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Điều này thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận vốn cố định và sức sinh lợi của tài sản cố định. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nên cần nâng cấp các thiết bị tài sản để phục vụ đạt hiệu quả ngày một tốt hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn VIỆT SINH (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w