1.7.2.1. Chụp cắt lớp vi tính sọ não ( CT) :
Là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện để chẩn đoán XHDN, có độ nhạy cao (phát hiện chính xác hơn 95% các trường hợp) đặc biệt trong 24-48 giờ đầu sau XHDN. Độ nhạy giảm xuống còn 85% sau ngày thứ năm của XHDN.
Chụp CT sọ-nóo cung cấp thông tin nhanh nhất để chẩn đoán XHDN và gợi ý tới vị trí phình mạch bị vỡ. Vị trí của phình mạch não có thể được phát hiện rõ với kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính có độ phân giải cao, chụp có bơm thuốc cản quang.
Chụp CT còn cho thấy biểu hiện phự nóo, ổ thiếu máu cục bộ do biến chứng co thắt mạch của XHDN gây ra, gợi ý xác định vị trí phình động mạch não vỡ, chảy máu não thất hoặc tổ chức nóo, gión não thất, tràn dịch não.
Hình ảnh trên phim chụp CT sọ-nóo trong XHDN: ở tuần lễ đầu thấy hình ảnh tăng đậm ở các bể não, bể đáy, bể lớn, bể thái dương, bể quanh cầu, cuống nóo, cỏc rónh, khe của não tăng đậm như rónh liờn bán cầu, rãnh Sylvius kèm theo máu có thể ở não thất hay mụ nóo.
Tuy nhiên nếu máu chảy ít ở khoang dưới nhện nền sọ rất khó xác định. Nếu chụp muộn sau một tuần thỡ mỏu đó tiờu, không thấy hình ảnh tăng đậm nữa. Khi hình ảnh chụp CT không rõ cần chọc dò dịch nóo-tuỷ.
1.7.2.2. Chụp cộng hưởng từ ( MRI) :
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ có hai cách tạo ảnh, ảnh T1 được coi như ảnh
giải phẫu, thể hiện rõ cấu trúc trong sọ, ảnh T2 được coi như ảnh phát hiện ổ bất thường, vỡ cỏc ổ bệnh lý thường có hàm lượng nước cao hơn mô thường nên tăng tín hiệu rừ trờn ảnh.
Tiến triển về hình ảnh của khối máu tụ theo thời gian phụ thuộc quá trình
tiêu hủy hồng cầu: từ oxyhemoglobin đến deoxyhemoglobin, methemoglobin và hemosiderin.
- Trong 12 giờ đầu đồng tín hiệu với nhu mô nóo trờn cả T1, T2.
- Từ 1đến 7 ngày giảm hoặc đồng tín hiệu trên T1, giảm tín hiệu trên T2. - Từ 7 đến 15 trên T1 thấy giảm tín hiệu trung tâm, tăng tín hiệu ngoại vi và trên T2 thấy giảm tín hiệu ở ngoại vi.
- Từ 15 đến 21 ngày tăng tín hiệu cả trên T1 và T2.
- Sau 21 ngày trên T1 và T2 đều tăng tín hiệu trung tâm, giảm tín hiệu ngoại vi. * XHDN trong giai đoạn cấp khó phát hiện trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ vì thường không hình thành máu cục, nồng độ deoxyhemoglobin trong dịch nóo-tuỷ thấp. Tuy nhiên chụp cộng hưởng từ rất có giá trị trong việc xác định XHDN ở giai đoạn bán cấp hay mạn tính (khi đó chụp cắt lớp vi tính đã trở về bình thường).
* Chụp cộng hưởng từ mạch ( MRA) phát hiện được các dị dạng mạch máu và cỏc phỡnh mạch lớn (đường kính trên 25mm) ở các động mạch chính của não, đặc biệt là đa giác Willis.Cỏc tỳi phỡnh có đường kính nhỏ hơn 5mm thì khả năng phát hiện của chụp cộng hưởng từ rất thấp.
1.7.2.3. Chụp mạch não số hóa xóa nền ( DSA):
Chụp mạch máu não không những có chỉ định cho bệnh XHDN mà cũn cú chỉ định khi nghi ngờ cú phỡnh mạch hay dị dạng mạch não chưa bị vỡ.
Chụp mạch ở bệnh nhân XHDN có thể phát hiện khoảng 85% do vỡ phình mạch não.
Chụp mạch não với cản quang theo phương pháp xoá nền cho ta hình ảnh rõ nét cả động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Theo Kirkpatrick P J và Grieve JP, đây là tiêu chuẩn vàng để xác định nguyên nhân của XHDN.
Tai biến liên quan đến chụp mạch rất thấp (dưới1%) bao gồm : nhồi máu não, chảy máu tại nơi chọc kim, suy thận. Phần lớn các biến chứng gặp ở người già hoặc người có mạch máu xơ vữa nhiều.
1.7.2.4. Chụp cắt lớp vi tính 64 dãy đầu dò(MSCT) :
Đây là kỹ thuật chụp có tốc độ nhanh (64 lớp cắt trong một giây), phần mềm tái tạo hình ảnh chất lượng cao ở nhiều mặt cắt và ảnh ba chiều.
Cho phép xác định rõ: vị trí, kích thước, số lượng, cấu trúc của dị dạng mạch, đánh giá được động mạch đến, tĩnh mạch dẫn lưu trong dị dạng thông động-tĩnh mạch, các loại phình mạch kèm theo ở bệnh nhân XHDN.
Kỹ thuật này có độ nhậy 77% đến 97%, độ đặc hiệu 87% đến 100% . Có thể xác định được 40% đến 91% khối dị dạng mạch có kích thước nhỏ hơn 3mm .
Đây là biện pháp thăm dò không xâm nhập có thể áp dụng rộng rãi, rất có ý nghĩa trong chẩn đoán giúp thầy thuốc điều trị định hướng khả năng can thiệp mạch hay phẩu thuật.
Hiện nay kỹ thuật này được áp dụng sàng lọc rộng rãi để chẩn đoán nguyên nhân, có thể thay thế được chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) .