THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI ACB AN GIANG:

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và biện pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh An Giang pptx (Trang 42 - 49)

Trong thời gian qua Chi nhánh ACB An Giang đã được sự hỗ trợ tích cực từ Hội sở, cụ thể là sự có mặt của Tổ Công Tác Hội Sở tại Chi nhánh từ năm 2002. Tổ Công Tác Hội Sở phòng tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên tín dụng thực hiện theo đúng qui trình tín dụng ngay từ giai đoạn tiếp nhận đơn xin vay vốn của khách hàng. Chính động tác này đã giúp nhân viên tín dụng thẩm tra khách hàng ngay từ giai đoạn đầu của qui trình tín dụng, từđó làm cho công tác thẩm định của nhân viên thẩm định hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 6: Tình hình thẩm định giai đoạn 2003-2005 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Chỉ tiêu Dự án Tỷ trọng (%) Dự án Tỷ trọng (%) Dự án Tỷ trọng (%) Dự án % Dự án % DA được duyệt 3.017 92,00 3.171 93,71 4.668 96,77 154 5,10 1.497 47,21 DA không được duyệt 262 8,00 213 6,29 156 3,23 -49 -18,70 -57 -26,76 Tổng cộng 3.279 100,00 3.384 100,00 4.824 100,00 105 3,20 1.440 42,55 (Nguồn: Phòng tín dụng) Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng số dự án được thẩm định qua các năm điều tăng, đặc biệt là năm 2005 tăng đến 42,55% tương đương tăng 1.440 dự án so với năm 2004, còn năm 2004 thì tăng chỉ 3,20% tương đương tăng 105 dự án so với năm 2003. Nhưng trong sốđó vẫn có một số dự án không được duyệt, 213 dự án 2004 giảm 49 dự án hay giảm 18,70% so với năm 2003, đến năm 2005 thì số dự án không được duyệt tiếp tục giảm 26,76% tương đương 57 dự án so với năm 2004.

Như vậy, qua 3 năm thì tổng số dự án được thẩm định ngày càng tăng và số dự án không được duyệt thì giảm. Điều này, đồng nghĩa với dự án được xét duyệt đêu tăng qua các năm 2003-2005. Cụ thể, năm 2004 tăng 5,10% so với năm 2003 tương đương tăng 154 dự án được duyệt. Sang năm 2005 thì số dự án này lại tiếp tục tăng đến 1.497 dự án hay tăng đến 47,21% so với năm 2004.

Nhìn chung, xu hướng vận động trên là tốt thể hiện sự tăng trưởng trong công tác thẩm định. Tuy nhiên, để xem xét tính hiệu quả của công tác thẩm định chúng ta cần phân tích những hậu quả hay những rủi ro do công tác thẩm định

không hiệu quả mang lại cho Chi nhánh trong thời gian qua. Chúng ta biết rằng mọi rủi ro của tín dụng đều dẫn đến kết quả cuối cùng là nợ quá hạn. Như vậy, để thấyđược vấn đề ta cần tìm hiều tình hình nợ quá hạn và những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn của Chi nhánh trong thời gian qua.

II.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn tại ACB-CN An Giang:

Đối với khoản cho vay khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, nếu được Chi nhánh đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho Chi nhánh thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, tất yếu Chi nhánh cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn.

Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2003-2005

ĐVT: triệu đồng

2004/2003 2005/2004 Chỉ Chỉ

tiêu 2003 2004 2005 Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 2.617 2.331 2.108 -286 -10,93 -223 -9,57 Trung- dài hạn 529 920 1.138 391 73,91 218 23,70 Tổng cộng 3.146 3.251 3.246 105 3,34 -5 -0,15 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ACB-CN An Giang)

2003 2004 2005 Ngắn hạn Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng cộng 2.617 529 3.146 2.331 920 3.251 2.108 1.138 3.246 Năm Triệu đồng

Đồ thị 3: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2003-2005

Nhận xét:

Qua bảng số liệu ta thấy tổng nợ quá hạn tại Chi nhánh biến động không lớn và có sự thay đổi nghịch chiều giữa nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể nợ quá hạn của năm 2004 giảm 10,93% tức giảm 286 triệu đồng, trong khi nợ quá hạn dài hạn lại tăng 73,91% tương đương tăng 391 triệu đồng so với năm 2003. Và sang năm 2005 xu hướng đó cũng không thay đổi.

Mặt dù có sự thay đổi vị trí tăng giảm giữa nợ quá hạn trong ngắn hạn và dài hạn, nhưng tổng nợ quá hạn lại tăng qua các năm. Tuy nhiên sự tăng lên này

không thể kết luận hoạt động tín dụng đang diễn biến theo chiều hướng xấu, là nguy cơ của rủi ro. Bởi muốn đánh giá xu hướng của nợ quá hạn ta phải xét đến tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ. Tại chi nhánh trong 3 năm qua tỷ lệ này có chiều hướng tốt, vào năm 2003 là tương đương 2%, sang năm 2004 là 1,8%, đến năm 2005 chỉ là 1,52% .

Bảng 8: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ giai đoạn 2003 – 2005

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tổng dư nợ 157.337 180.626 213.526

Nợ quá hạn 3.146 3.251 3.246

Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) 2,00 1,80 1,52 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ACB-CN An Giang)

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Chi nhánh trong 3 năm qua là giảm qua các năm, đây là xu hướng tốt. Theo đánh giá của ngành thì tỷ lệ này ở mức 5% là bình thường, trên 5% là xấu còn dưới 5% là tốt.

II.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn:

Nợ quá hạn và nợ khó đòi luôn tồn tại ở bất cứ một đơn vị cho vay, một tổ chức tín dụng nào. Vấn đề ở đây là làm sao nhận biết được các nguyên nhân của nó để có thể đưa ra các biện pháp và giải pháp để khác phục.

II.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng:

- Đối với hộ nông dân: sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, bị thiên tai lũ lục, sâu bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất làm mùa màng bị thất mùa ảnh hưởng đến thu nhập, nên không có khả năng trả nợ. Cần phải có thời gian để phục hồi sản xuất, khôi phục khả năng tài chính để trả nợ cho Ngân hàng.

- Đối với hộ ngư dân: Các hộ này trong quá trình nuôi cá bị dịch bệnh và chết, cùng với vụ kiện bán phá giá từ phía Mỹ đã làm giảm giá bán nên ngư dân bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ vay Ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn.

- Đối với hộ kinh doanh cá thể: nguyên nhân là do làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn do mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về phía khách hàng có một số trường hợp khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật cho cán bộ tín dụng trong việc thẩn định. Ngoài ra còn một nguyên nhân do khách hàng cố tình không trả nợ.

II.2.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:

- Ngoài ra, nợ quá hạn còn do nguyên nhân là nhân viên A/O trong quá trình thẩm định chưa tiến hành đúng và đầy đủ các thủ tục cần thiết và kiểm soát khách hàng chưa chặt chẽ trong quá trình sử dụng vốn vay.

- Một khoản nợ xấu, nợ khó đòi phát sinh có thể liên quan đến quá trình thực hiện qui trình tín dụng. Do tính cạnh tranh giữa các Ngân hàng nên quá chú trọng đến yếu tố tìm kiếm khách hàng mà nhân viên tín dụng nóng vội nên đã không thực hiện trình tự của qui trình cho vay.

- Bên cạnh còn có nguyên nhân liên quan đến chính sách tín dụng Ngân hàng như:

 Việc cho vay tập trung quá nhiều vào một ngành hàng, một khách hàng, hoặc một nhóm khách hàng, ngành hàng có liên quan với nhau.

 Quá chú trọng vào tài sản bảo đảm. Trong thời gian qua, một số nhân viên tín dụng đặt vai trò của bảo đảm tín dụng không đúng chỗ, coi bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay, trong khi các yếu tố khác lại không chú trọng đúng mức.

 Một nguyên nhân nữa có thể do trình độ, năng lực, đạo đức của một số cán bộ tín dụng.

Trên thực tế, nếu người vay không trả được nợ đúng thời hạn thì có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với Ngân hàng. Giả sử khi Ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ của khách hàng sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả của Ngân hàng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng Ngân hàng phải thực hiện một số biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện tình hình. Ngược lại, khi Ngân hàng đang ứ động vốn thì việc chậm trể trả nợ của khách hàng tạm thời không gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, tuy nhiên đây vẫn là mối lo ngạy của bất kỳ một Ngân hàng nào.

Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc Ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý tốt công tác thu nợ.

Tất cả các công việc này cần được thực hiện chặt chẽ và xuyên suốt trong quá trình vay vốn của khách hàng.

Từ những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng thì có cả nguyên nhân do công tác thẩm định, nhưng nguyên nhân này không đáng kể.

* Từ những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn trên có cả nguyên nhân do công tác thẩm định không hiệu quả mang lại.

Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn do thẩm định gây ra giai đoạn 2003-2005

ĐVT: Triệu đồng 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Nguyên nhân Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Thẩm định 227 7,21 217 6,67 206 6,35 -10 -4,41 -11 -5,07 Khác 2.919 92,79 3.034 93,33 3.040 93,65 115 3,94 6 0,20 Nợ quá hạn 3.146 100,00 3.251 100,00 3.246 100,00 105 3,34 -5 -0,15 (Nguồn: Phòng tín dụng) Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên cho thấy hiệu quả của công tác thẩm định có chiều hướng tốt, cụ thể 2004 nợ quá hạn do nguyên nhân thẩm định gây ra giảm 4,41% tương đương giảm 10 triệuđồng so với năm 2003, sang năm 2005 thì nợ quá hạn do nguyên nhân này gây ra tiếp tục giảm 5,07% tức giảm được 11 triệuđồng so với năm 2004 trong tổng nợ quá hạn.

Nhìn chung, trong các nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tại Chi nhánh qua 3 năm 2003-2005 thì nguyên nhân do thẩm định mang lại chỉ chiếm dưới 10%. Điều này có thể nói công tác thẩm định ở Chi nhánh trong những năm qua đã được Chi nhánh quan tâm, nhưng vẫn không khắc phụcđược hoàn toàn và trên

thực tế thì mức độ giảm của năm 2005 do nguyên nhân này là 0,32% thấp hơn mức giảm của năm 2004 so với 2003 là 0,54%.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và biện pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh An Giang pptx (Trang 42 - 49)