KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB AN GIANG: 1 Kết quả hoạt động kinh doanh:

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và biện pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh An Giang pptx (Trang 35 - 38)

III.1. Kết quả hoạt động kinh doanh:

Thực tế hiện nay cho thấy các loại hình sản phẩm, dịch vụ tại các Ngân hàng là hầu hết giống nhau. Để cạnh tranh nhằm giữ được khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới, Ngân hàng Á Châu An Giang đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng:

+ Phát huy sáng kiến, cải tến cách thức phục vụ khách hàng.

+ Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng và nhân viên về chất lượng phục vụ khách hàng thông qua công tác thăm dò và khảo sát ý kiến của khách hàng.

+ Thiết lập các giải thưởng của ACB dành cho các khách hàng, cũng như nhân viên,…

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cùng với nhiều chương trình thực hiện đã tạo sự phát triển ngày càng cao cho Ngân hàng thông qua kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm: 2001, 2002, 2003 như sau:

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2003-2005:

ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2003/2002 Chênh lệch 2004/2003 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng 1. Thu nhập 6.338 11.259 9.110 4.921 77,64 -2.149 -19,09 2. Chi phí 2.195 3.609 3.072 1.414 64,42 -537 -14,88 3. Lợi nhuận 4.143 7.650 6.038 3.507 84,65 -1.612 -21,07

(Nguồn: Báo cáo Thu nhập & Chi phí của ACB-CN An Giang)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Doanh thu của Chi nhánh: năm 2004 tăng đến 77,64% so với năm 2003 tương đương tăng 4.921 triệu đồng. Nhưng đến năm 2005lại giảm tương đương

giảm 2.149 triệu đồng so với năm 2004. Mặt dù thu nhập từ lãi cho vay tăng nhưng các khoản thu nhập khác lại giảm, điều này đã dẫn đến sự suy giảm thu nhập trong năm 2005.

- Chi phí hoạt động của Chi nhánh: năm 2004 tăng so với năm 2003 là 77,64% tức tăng 4.921 triệu đồng. Điều này là do chi phí quản lý quản lý tăng trong khi khoản chi nộp thuế và lệ phí lại không đổi. Chi phí quản lý tăng lên ngoài việc do chi trả cho công nhân viên tăng mà còn do chi phí cho hoạt động quản lý và công cụ tăng. Nhưng đến năm 2005 thì chi phí giảm so với năm 2004 là 14,88% tương đương giảm 537 triệu đồng. Mặt dù sự sụt giảm chi phí này không đáng kể so với sự tăng lên của năm 2004 nhưng nó phản ánh phần nào sự cố gắng của Chi nhánh trong việc hạn chế chi phí chưa thật sự cần thiết trong khi xu hướng giá cả tiêu dùng tăng như hiện nay.

- Chính sự biến động của doanh thu và chi phí đã làm cho lợi nhuận của Chi nhánh cũng biến động theo. Tuy nhiên, sự biến động này giữa chi phí và doanh thu thuận chiều nhau nên đã hạn chế sự biến động đột biến của lợi nhuận. Đặc biệt, năm 2004 tốc độ tăng của doanh cao hơn tốc độ tăng của chi phí nên làm cho lợi nhuận tăng so với năm 2003. Cụ thể, lợi nhuận năm 2004 đạt 7.650 triệu đồng, tăng 84,64% tương đương tăng 3.507 triệu đồng. Nhưng đến năm 2005 thì lợi nhuận giảm 1.612 tương đương giảm 21,07%.

Nhìn chung, trong những năm qua kết quả hoạt động của Chi nhánh luôn đạt lợi nhuận tương đối. Đạt được kết quả đó cho thấy trong thời gian qua hoạt động tín dụng của Chi nhánh không những góp phần vào sự phát triển kinh tế vùng thông qua việc cung ứng vốn đúng đối tượng mà còn tạo được lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, Chi nhánh cần nổ lực hơn nữa trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng để lợi nhuận luôn đạt sự tăng trưởng.

III.2. Thuận lợi và khó khăn:

Ngân hàng ACB-CN An Giang chính tức đi vào hoạt động năm 1994, là chi nhánh thứ 3 được thành lập sau chi nhánh Hà Nội và Sài Gòn. Trên 10 năm hoạt động với bề dày kinh nghiệm hoạt động Chi nhánh đã gặt hái được những thành công nhất định. Tuy nhiên, quá trình hoạt động trong những năm gần đây đã có được một số thuận lợi và khó khăn sau:

III.2.1. Thuận lợi:

- Chi nhánh đặt tại TP Long Xuyên, địa bàn kinh tế sôi động và tập trung của tỉnh An Giang.

- Sự ra đời của Luật Ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng tại cơ sở khăc phục được những sai sót, nâng cao chất lượng hoạt động và uy tín của ngân hàng.

- Được sự quan tâm của Hội sở, sự quan tâm của Tỉnh uỷ-UBND tỉnh, Ngân hàng nhà nước tỉnh và các sở ban ngàng hỗ trợ nhiệt tình giúp Chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong quá trình hoạt động.

- Chi nhánh có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình tạo điều kiện phục vụ tốt cho khách hàng.

- Có một bộ phận khách hàng truyền thống có uy tín, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và gắn bó với chi nhánh.

III.2.2. Khó khăn:

- Nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao, nhưng khách hàng không có đủ tài sản thế chấp, không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không hợp pháp, hợp lệ. Do đó đã hạn chế việc đầu tư vốn của Ngân hàng.

- Từ các vụ kiện bán phá giá cá tra-ba sa từ phía Mỹ trong những năm qua đã làm cho nhiều ngư dân bị thua lỗ, điều này đã làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng trong lĩnh vực này.

- Do là địa bàn tập trung các Ngân hàng, do đó để phát triển Chi nhánh đã phải tự nổ lực cạnh tranh.

- Việc xử lý nợ tồn động và nợ quá hạn cần thiết phải kểt hợp nhiều biện pháp, trong đó việc định giá và bán công khai tài sản thế chấp để thu hồi nợ là việc làm cần thiết. Nhưng do tỉnh An Giang chưa có trung tâm đấu giá tài sản, trong khi cơ quan thi hành án lại quá tải về khối lượng công việc, từ đó đã gây ra khó khăn cho Chi nhánh trong việc bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI ACB AN GIANG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và biện pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh An Giang pptx (Trang 35 - 38)