Nâng cao hệ số sử dụng vốn

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 29)

- Trên cơ sở định hướng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam,

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Nâng cao hệ số sử dụng vốn

Đây là hệ số phản ánh kết quả sử dụng vốn của NHCSXH, chỉ tiêu này được tính như sau

Hệ số sử dụng vốn = Tổng dư nợ x 100% Tổng nguồn vốn đầu tư cho tín dụng

Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Để tính chính xác hệ số sử dụng vốn thì phải sử dụng phương pháp tính bình quân gia quyền. Song để đơn giản trong tính toán thì sử dụng phương pháp tính bình quân số học.

- Vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng trong năm = Tổng doanh số thu nợ trong năm Tổng dư nợ bình quân trong năm Vòng quay vốn tín dụng trong năm thể hiện tốc độ luân chuyển của nguồn vốn tín dụng. Đây là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, thu hồi vốn tốt. Với một số vốn nhất định, vòng quay vốn tín dụng càng nhanh thì càng nhiều khách hàng được vay vốn, được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của

Nhà nước.

1.3.3. Kiểm soát nợ quá hạn và nợ bị chiếm dụng

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho Ngân hàng do người vay chưa oặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Do đặc thù hoạt động của NHCSXH và vốn của Ngân hàng là vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau nên nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nguồn vốn huy động phải hoàn trả, và đặc biệt đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo. Tùy theo tiêu thức phân loại mà các loại nợ quá hạn được gọi với những tên khác nhau, để có thể đánh giá tổng thể, người ta thường sử dụng chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ

quá hạn =

Số dư nợ quá hạn x 100% Tổng dư nợ cho vay

Nợ bị chiếm dụng Nợ bị chiếm dụng là loại nợ bị chiếm và sử dụng một cách trái phép. Có thể hiểu, khách hàng vay vốn tại NHCSXH nhưng không sử dụng vốn vay mà người khác sử dụng. Nợ bị chiếm dụng tại NHCSXH có thể do Ban quản lý tổ TK&VV thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm của tổ viên không nộp cho NHCSXH theo quy định hoặc Ban quản lý Tổ vay lại, vay ké của tổ viên; cán bộ Hội đoàn thể, chính quyền địa phương, cán bộ NHCSXH hoặc Ban quản lý Tổ trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đã lợi dụng lòng tin của người vay khi thu tiền gốc, lãi, tiền gửi tiết kiệm không nộp ngân hàng. Nợ bị chiếm dụng cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng tín dụng của NHCSXH. Chỉ số này phải bằng không (= 0) mới thể hiện được chất lượng tín dụng tốt.

1.3.4. Nâng cao khả năng sinh lãi

Tỷ lệ thu lãi được xác định theo công thức

Tỷ lệ thu lãi = Số lãi thực thu x 100% Số lãi phải thu

Trong đó, số lãi phải thu = số lãi phát sinh (trong tháng) + số lãi tồn được giao, tỷ lệ thu lãi cao cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại.

* Lãi tồn đọng: Được xác định theo công thức:

Lãi tồn đọng = Số lãi phải thu - Số lãi thực thu

Lãi tồn đọng gồm lãi phát sinh của nợ quá hạn và lãi tồn của nợ trong hạn. Chỉ tiêu lãi tồn đọng cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình tài chính của NHCSXH, đây là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng tín dụng của NHCSXH. Chỉ số này thấp sẽ cho thấy chất lượng tín y trả lãi theo đúng hạn (hàng tháng) cho NHCSXH.

1.3.5. Nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của tín dụng ngân hàngchính sách chính sách

- Các chương trình tín dụng chính sách cũng thực hiện trên nguyên tắc có vay – có trả vốn và lãi; tuy lãi suất ưu đãi so với lãi suất thị trường nhưng vẫn có ưu điểm hơn rất nhiều so với tình trạng cấp phát vốn, chính vì vậy với số vốn ban đầu nhất định có thể hỗ trợ cho nhiều người hơn trong khoảng thời gian khác nhau, qua đó giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước đồng thời nâng cao tính hiệu quả của việc duy trì sử dụng đồng vốn cùng mục tiêu, từ đó giảm tình trạng thất thoát và mất vốn vay.

- Tín dụng chính sách góp phần cùng người vay có điều kiện tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật về trồng trọt chăn nuôi tiên tiến, từ đó trình độ quản lý kinh tế của người vay cũng được nâng lên, tạo sự chuyển biến rõ nét về cuộc sống, tạo cơ hội để người nghèo vươn lên thoát nghèo và tiếp cận các

dịch vụ xã hội; tạo việc làm mới và tăng thêm thu nhập cho người lao động; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện tại các xã phát triển nông thôn mới.

- Tín dụng chính sách tạo điều kiện cho các vùng khó khăn, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn sản xuất kinh doanh và dần không bị tụt hậu so với các vùng khác và có điều kiện tiếp cận với nền kinh tế thị trường.

Các chỉ tiêu phản ánh chung nhất hiệu quả kinh tế và xã hội của việc đầu tư vốn đối với từng đối tượng thụ hưởng theo từng chương trình tín dụng; bên cạnh đó các tiêu chí phản ánh tính hiệu quả không kém phần quan trọng trong việc xác định chất lượng tín dụng của NHCSXH như:

- Số lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn: Chỉ tiêu này cho biết số hộ nghèo, cận nghèo đã được sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ nghèo, cận nghèo điều tra hàng năm theo quy định trên từng địa bàn. Chỉ tiêu này được tính luỹ kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.

- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với tín dụng chính sách; bằng tổng số hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí được công bố.

Tỷ lệ hộ nghèo, = cận nghèo vay vốn

Tổng số hộ được vay

x 100% Số hộ trong danh sách điều

tra theo tiêu chí

- Mức cho vay bình quân/hộ nghèo, cận nghèo: Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ nghèo, cận nghèo cao hay thấp so với mức cho vay tối đa theo quy định của Chính phủ, điều đó chứng tỏ vốn cho vay có đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của các hộ nghèo, cận nghèo hay không.

Mức vay bình quân/hộ = Doanh số cho vay Số lượt hộ vay vốn

- Số hộ thoát nghèo: Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát nghèo là hộ có mức thu nhập

bình quân đầu người trong hộ cao hơn chuẩn nghèo quy định hiện hành, không còn nằm trong trong danh sách hộ nghèo sau khi điều tra của ngành chức năng được chính quyền cấp huyện phê duyệt.

- Số lao động thu hút được giải quyết việc làm: Là số người trong độ tuổi lao động nhàn rỗi ở nông thôn, lao động ở thành thị, số lao động bị thu hồi đất nông nghiệp được tạo việc làm bằng nguồn vốn cho vay của NHCSXH; số lao động này được thống kê trong các dự án vay vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm và cho vay xuất khẩu lao động của NHCSXH trên địa bàn.

- Số Học sinh, sinh viên (HSSV) được vay vốn: Là số lượng HSSV con của gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được vay vốn lần đầu trong kỳ học được thống kê hàng năm dựa trên thông tin HSSV được đăng ký cùng với người đại diện hộ gia đình vay vốn; số lượng này phản ánh mức độ đầu tư đối với chính sách hỗ trợ phát triển đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho xã hội.

- Đáp ứng nhu cầu nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên số liệu thống kê số lượt khách hàng vay vốn chương trình cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và lũy kế số công trình nước sạch, công trình nhà vệ sinh được xây dựng hoặc nâng cấp hàng năm trên địa bàn thuộc vùng nông thôn. Số liệu được so sánh với số điều tra của ngành nông nghiệp nông thôn về số hộ dân chưa được sử dụng nước sạch, chưa có nhà vệ sinh nhằm đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của người dân ở nông thôn.

- Số hộ được giải quyết xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ vùng thường xuyên bị ngập lũ. Chỉ tiêu này được xác định qua số thống kê lũy kế số khách hàng được vay vốn theo chương trình cho vay.

- Ngoài ra việc đầu tư vốn đối các mô hình làm ăn được nhân rộng điển hình, các dự án tập trung, khôi phục làng nghề truyền thống, các cơ sở sản

xuất kinh doanh thu hút lao động và giải quyết việc, hộ vay sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn… được đánh giá hiệu quả qua các cuộc khảo sát vốn vay của NHCSXH và các ngành liên quan.

Ngoài ra, hiệu quả hoạt động tín dụng của NHCSXH đối vớpi xã hội như sau:

- Tín dụng chính sách góp phần giảm tệ nạn cho vay nặng lãi, nhất là ở khu vực nông thôn, là phương tiện để thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, từ đó tạo ra một đòn bẩy kinh tế kích thích hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có điều kiện cải thiện cuộc sống, an ninh quốc gia.

- Tín dụng chính sách góp phần xây dựng bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn, duy trì và phát triển các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp góp phần phân công lại lao động xã hội tại địa phương.

- Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần củng cố hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường sự gắn kết trong dân cư, nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong việc vay vốn – trả nợ của các Tổ tiết kiệm và vay vốn, cùng giúp nhau vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng, hạn chế được những tệ nạn do thất nghiệp; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội từ đó tạo nên sự đồng thuận của người dân tin tưởng vào chính sách của Nhà nước cùng tham gia thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định an ninh trật tự xã hội.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng ngân hàng chínhsách sách

+ Nhóm 1: Nhân tố kinh tế

Đây là nhân tố đầu tiên bởi lẽ bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều diễn ra trong một môi trường kinh tế nhất định. Chu kỳ kinh tế: Chu kỳ phát triển kinh tế có sự tác động trực tiếp và rõ nét tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, không phát triển được thì hoạt động sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng gặp khó khăn. Vào thời điểm này thì người dân lo sợ sản xuất kinh doanh sẽ không hiệu quả, khi đó nhu cầu vay vốn trong thời kỳ này sẽ giảm, với những khoản tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng hiệu quả và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế được ổn định có xu hướng phát triển thì sẽ rất thuận lợi với hoạt động tín dụng. Lúc này nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là rất cao vì lãi suất ưu đãi, khả năng sản xuất kinh doanh có thể mang lại hiệu quả, có thể giúp mang lại nguồn thu nhập cao hơn, tạo ra công ăn việc làm… Với nền kinh tế ổn định là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh doanh của hộ nghèo, hộ chính sách diễn ra bình thường không chịu ảnh hưởng của lạm phát, khủng hoảng. Khi đó khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng của hộ nghèo và các đối tượng chính sách được đảm bảo, người dân an tâm sản xuất tạo ra lợi nhuận, khi đó tỷ lệ nợ quá hạn ít, chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ được đảm bảo.

Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước: Vì là ngân hàng hoạt động theo chỉ định của Nhà nước, Chính phủ. Do đó hoạt động tín dụng của NHCSXH được Nhà nước ưu tiên để phát triển kinh tế cho bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa từ đó sẽ đảm bảo được sự phát triển cân đối theo từng ngành, lĩnh vực, vùng miền trên cả nước.

Chính sách lãi suất: Chính sách lãi suất của cơ quan quản lý Nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Với lãi suất ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách lãi suất thấp hơn nhiều so

với lãi suất của các ngân hàng thương mại thì đối tượng xin vay vốn của NHCSXH là rất lớn.

- Chất lượng khách hàng: Tín dụng đối với hộ nghèo, hộ chính sách là tín dụng tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ chính sách vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Do đó mọi biểu hiện xấu tốt của hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng. Nếu hộ nghèo, hộ chính sách sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ đúng hạn và tuân thủ theo đúng quy định thì vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng làm cho chất lượng tín dụng cũng tăng lên. Ngược lại nếu hộ nghèo, hộ chính sách sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì ảnh hưởng tới thu nợ, thu lãi, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng kém làm cho chất lượng tín dụng của ngân àng bị giảm sút.

+ Nhóm 2: Nhân tố xã hội

Sự tín nhiệm: Mối quan hệ tín dụng là sự kết hợp của ba yếu tố : nhu cầu của khách hàng, lòng tín nhiệm và khả năng của ngân hàng. Với sự tín nhiệm càng cao đối với ngân hàng sẽ góp phần giúp ngân hàng tiếp cận với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu của họ, giúp họ thoát nghèo nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước thể hiện được rằng NHCSXH là địa chỉ tin cậy của người nghèo thiếu vốn sản xuất, từ đó mà chất lượng tín dụng được đảm bảo.

Tín nhiệm là tiền đề và là điều kiện để không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng tín dụng. Sự tín nhiệm giữa ngân hàng và khách hàng sẽ tạo cho ngân hàng những thông tin tín dụng chính xác đầy đủ giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, nâng cao được chất lượng tín dụng.

1.4.2. Nhân tố chủ quan

đến sự phát triển của ngân hàng trên các mặt ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng gồm: chính sách, công tác tổ chức, trình dộ lao động, quy trình nghiệp vụ, kiểm tra giám sát và trang thiết bị hoạt động.

Chính sách tín dụng: Là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Bất cứ ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng cao đều

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 29)