Nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của tín dụng ngân hàng chính sách

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 31 - 34)

- Trên cơ sở định hướng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam,

6. Kết cấu của luận văn

1.3.5. Nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của tín dụng ngân hàng chính sách

chính sách

- Các chương trình tín dụng chính sách cũng thực hiện trên nguyên tắc có vay – có trả vốn và lãi; tuy lãi suất ưu đãi so với lãi suất thị trường nhưng vẫn có ưu điểm hơn rất nhiều so với tình trạng cấp phát vốn, chính vì vậy với số vốn ban đầu nhất định có thể hỗ trợ cho nhiều người hơn trong khoảng thời gian khác nhau, qua đó giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước đồng thời nâng cao tính hiệu quả của việc duy trì sử dụng đồng vốn cùng mục tiêu, từ đó giảm tình trạng thất thoát và mất vốn vay.

- Tín dụng chính sách góp phần cùng người vay có điều kiện tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật về trồng trọt chăn nuôi tiên tiến, từ đó trình độ quản lý kinh tế của người vay cũng được nâng lên, tạo sự chuyển biến rõ nét về cuộc sống, tạo cơ hội để người nghèo vươn lên thoát nghèo và tiếp cận các

dịch vụ xã hội; tạo việc làm mới và tăng thêm thu nhập cho người lao động; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện tại các xã phát triển nông thôn mới.

- Tín dụng chính sách tạo điều kiện cho các vùng khó khăn, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn sản xuất kinh doanh và dần không bị tụt hậu so với các vùng khác và có điều kiện tiếp cận với nền kinh tế thị trường.

Các chỉ tiêu phản ánh chung nhất hiệu quả kinh tế và xã hội của việc đầu tư vốn đối với từng đối tượng thụ hưởng theo từng chương trình tín dụng; bên cạnh đó các tiêu chí phản ánh tính hiệu quả không kém phần quan trọng trong việc xác định chất lượng tín dụng của NHCSXH như:

- Số lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn: Chỉ tiêu này cho biết số hộ nghèo, cận nghèo đã được sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ nghèo, cận nghèo điều tra hàng năm theo quy định trên từng địa bàn. Chỉ tiêu này được tính luỹ kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.

- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với tín dụng chính sách; bằng tổng số hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí được công bố.

Tỷ lệ hộ nghèo, = cận nghèo vay vốn

Tổng số hộ được vay

x 100% Số hộ trong danh sách điều

tra theo tiêu chí

- Mức cho vay bình quân/hộ nghèo, cận nghèo: Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ nghèo, cận nghèo cao hay thấp so với mức cho vay tối đa theo quy định của Chính phủ, điều đó chứng tỏ vốn cho vay có đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của các hộ nghèo, cận nghèo hay không.

Mức vay bình quân/hộ = Doanh số cho vay Số lượt hộ vay vốn

- Số hộ thoát nghèo: Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát nghèo là hộ có mức thu nhập

bình quân đầu người trong hộ cao hơn chuẩn nghèo quy định hiện hành, không còn nằm trong trong danh sách hộ nghèo sau khi điều tra của ngành chức năng được chính quyền cấp huyện phê duyệt.

- Số lao động thu hút được giải quyết việc làm: Là số người trong độ tuổi lao động nhàn rỗi ở nông thôn, lao động ở thành thị, số lao động bị thu hồi đất nông nghiệp được tạo việc làm bằng nguồn vốn cho vay của NHCSXH; số lao động này được thống kê trong các dự án vay vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm và cho vay xuất khẩu lao động của NHCSXH trên địa bàn.

- Số Học sinh, sinh viên (HSSV) được vay vốn: Là số lượng HSSV con của gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được vay vốn lần đầu trong kỳ học được thống kê hàng năm dựa trên thông tin HSSV được đăng ký cùng với người đại diện hộ gia đình vay vốn; số lượng này phản ánh mức độ đầu tư đối với chính sách hỗ trợ phát triển đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho xã hội.

- Đáp ứng nhu cầu nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên số liệu thống kê số lượt khách hàng vay vốn chương trình cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và lũy kế số công trình nước sạch, công trình nhà vệ sinh được xây dựng hoặc nâng cấp hàng năm trên địa bàn thuộc vùng nông thôn. Số liệu được so sánh với số điều tra của ngành nông nghiệp nông thôn về số hộ dân chưa được sử dụng nước sạch, chưa có nhà vệ sinh nhằm đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của người dân ở nông thôn.

- Số hộ được giải quyết xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ vùng thường xuyên bị ngập lũ. Chỉ tiêu này được xác định qua số thống kê lũy kế số khách hàng được vay vốn theo chương trình cho vay.

- Ngoài ra việc đầu tư vốn đối các mô hình làm ăn được nhân rộng điển hình, các dự án tập trung, khôi phục làng nghề truyền thống, các cơ sở sản

xuất kinh doanh thu hút lao động và giải quyết việc, hộ vay sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn… được đánh giá hiệu quả qua các cuộc khảo sát vốn vay của NHCSXH và các ngành liên quan.

Ngoài ra, hiệu quả hoạt động tín dụng của NHCSXH đối vớpi xã hội như sau:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 31 - 34)