- Trên cơ sở định hướng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam,
6. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Nhân tố chủ quan
đến sự phát triển của ngân hàng trên các mặt ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng gồm: chính sách, công tác tổ chức, trình dộ lao động, quy trình nghiệp vụ, kiểm tra giám sát và trang thiết bị hoạt động.
Chính sách tín dụng: Là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Bất cứ ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng cao đều phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện của ngân hàng, của thị trường. NHCSXH hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khách là chính sách tín dụng ưu đãi, giúp các đối tượng chính sách tiếp cận được vốn lãi suất thấp, chính sách tín dụng này thu hút được nhiều đối tượng thiếu vốn sản xuất kinh doanh đến vay vốn, đảm bảo hoạt động tín dụng của NHCSXH đúng Pháp luật cũng như đường lối, chính sách của Nhà nước.
- Công tác tổ chức của ngân hàng: Tổ chức bao gồm các phòng ban, nhân sự và tổ chức các hoạt động trong ngân hàng. Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên các phòng ban trong ngân hàng và giữa các ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khác liên quan đảm bảo cho ngân hàng hoạt động thống nhất có hiệu quả, qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ sát sao các khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng.
Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng: Đây là nhân tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Kinh tế càng phát triển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người lao động càng
cao. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực sẽ là điều kiện tiền đề để ngân hàng tồn tại và phát triển.