- Trên cơ sở định hướng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam,
6. Kết cấu của luận văn
1.5.2. Kinh nghiệm của các Ngân hàng tại Việt Nam
1.5.2.1. Kinh nghiệm từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Kỳ Anh là một huyện lớn, dân số đông của Hà Tĩnh, đối tượng chính sách nhiều, nhu cầu vay vốn của người dân là rất lớn, trong khi đó, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội chưa thực sự ổn định, cơ cấu chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chất lượng tín dụng chưa đồng đều. Tính đến ngày 31/12/2019, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kỳ Anh đạt doanh số cho vay 1.378 tỷ đồng với 47 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay; So với cùng kỳ năm trước tăng 380 tỷ đồng, bằng 138%. Trong đó: Cho vay hộ nghèo 450 tỷ đồng, hộ cận nghèo 354 tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo 186 tỷ đồng, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn 126 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến 31/12/2019 đạt 851 tỷ đồng, tăng 247 triệu đồng so với năm 2017.
Trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, trong thời gian qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kỳ Anh, phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cấp cơ sở đã quyết tâm, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả hoạt động tín dụng Chính sách xã hội trên địa bàn. Quan tâm tập trung nguồn lực, bổ sung nguồn vốn, hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện cho NHCSXH hotạ động ổn định, bền vững. Các cơ quan, ban ngành trên địa bàn, Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác
từ huyện đến thôn, bản cùng chung trách nhiệm, phối hợp với NHCSXH để tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách và góp phần to lớn vào kết quả thực hiện mục tiêu xóa đói giửm nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn.
1.5.2.2. Kinh nghiệm từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo báo cáo, tổng doanh số cho vay vốn tín dụng chính sách tại huyện Quảng Điền từ khi NHCSXH đi vào hoạt động đến 31/12/2019 là 2.353 tỷ đồng, với 61.297 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến 31/13/2019 đạt 769 tỷ đồng (tăng 375 triệu đồng so với năm 2017) với 16.618 khách hàng còn dư nợ. Là một trong 3 huyện của tỉnh tập trung ưu tiên nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng hằng năm tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền là 12,7% (so với tăng trưởng dư nợ bình quân chung toàn quốc là 10,4%).
Cùng với chất lượng tín dụng chính sách ngày càng được nâng cao, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền đã và đang góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Vốn tín dụng chính sách đầu tư trong thời gian qua đã góp phần giúp 27.157 hộ thoát nghèo; tạo điều kiện cho hơn 6.509 HSSV nghèo được vay vốn đến trường; tạo việc làm cho 29.976 lao động; xây dựng, cải tạo 2.704 nhà ở cho hộ nghèo; xây dựng 36.903 công trình nước sạch và vệ sinh môn trường cho các hộ gia đình tại khu vực nông thôn; giúp cho 5.074 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Những kết quả này góp phần đáng kể đưa tỷ lệ hộ nghèo của khu vực theo chuẩn nghèo giao đoạn 2016-2020 giảm từ 18,92%
(năm 2017) xuống còn 8,5%.
1.5.2.3. Kinh nghiệm từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
Sau 5 năm thực hiện đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Gio Linh đã đạt được những kết quả vượt bậc, góp phần phát triền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Để đạt được kết quả này là chi nhánh đã tổ chức triển khai đến tất cả các đơn vị, đồng thời tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo hệ thống chính trị vào cuộc, tạo sự thay đổi lớn về nhận thức, từ đó quan tâm, chỉ đạo, quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chinh sách tại địa phương. Đên nay, tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đã tăng vượt bậc về quy mô cũng như chất lượng. Hiện tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đang thực hiện 11 chương trình tín dụng chính sách gồm: Cho vay hộ nghèo; cho vay hộ cận nghèo; cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay học sinh, sinh viên; giải quyết việc làm; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; nhà vượt lũ; nhà ở cho hộ nghèo; xuất khẩu lao động; thương nhân hoạt động thương mại vùng khó khăn; hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2019 đạt 318 tỷ đồng, tăng 146 tỷ đồng trước khi thực hiện Đề án. Tín dụng tăng trưởng mạnh về quy mô nhưng nợ quá hạn lại giảm 1,3 tỷ đồng so với năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn hiện còn 0,08%, giảm 1,98% so với năm 2015.
Các Tổ TK&VV được sắp xếp theo địa bàn dân cư, tinh thần trách nhiệm, chất lượng hoạt động được nâng lên; dư nợ bình quân 1.400 triệu đồng/tổ. Hoạt động giao dịch tại xã được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi; người dân đồng tình ủng hộ. Có được kết quả trên là Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã tổ chức đánh giá cụ thể những mặt được, thiếu sót, hạn chế đang tồn tại, nguyên nhân. Từ đó đề ra giải pháp, thời hạn khắc phục. Tổ chức họp giao ban định kỳ hằng tháng ở các cấp, phát động các phong trào thi đua tháng, quý, năm và xét khen thưởng kịp thời.
Đảng, chính quyền địa phương. Phòng giao dịch cũng xác định các Hội đoàn thể đóng vai trò rất quan trọng trong công tác tuyên truyền, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ. Đơn vị luôn tìm giải pháp thực hiện nhưng phải tạo sự đồng thuận với phương châm "chúng ta là một". Quan tâm giúp Hội đoàn thể hiểu rõ về nghiệp vụ cho vay của từng chương trình, nhằm giải đáp khi người dân thắc mắc trong các đợt công tác, kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội cấp dưới, Tổ trưởng và hộ vay...Bên cạnh đó là phát huy vai trò của Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ TK&VV, tham mưu cho Ban giảm nghèo phân công Trưởng thôn dự họp bình xét cho vay tại Tổ TK&VV, tham gia đôn đốc thu hồi nợ.
1.6. Kết luận Chương 1
Chương 1, luận văn nghiên cứu trình bày cơ sở lý luận về tín dụng, chất lượng tín dụng; tín dụng chính sách và chất lượng tín dụng chính sách; sự ra đời của NHCSXH, các tiêu chí phản ảnh chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH; tóm lượt nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Đối với nước ta, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong công cuộc đổi mới nhưng nền kinh tế vẫn được xếp vào nhóm các nước chậm phát triển trên thế giới với cơ sở kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, các khu vực, giữa các tầng lớp dân cư. Từ đó các chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo được thực hiện thông qua hoạt động hỗ trợ tài chính đối với hộ nghèo; Chính phủ đã quyết định thành lập NHCSXH để thống nhất các nguồn lực tài chính, thiết lập một cơ chế tài trợ phù hợp để thực hiện tốt mục tiêu hỗ trợ của Nhà nước đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách.
Thứ hai: Tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện nhằm đạt mục tiêu của Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội; đòi hỏi tín dụng phải đạt chất lượng làm nền tản tạo nên hiệu quả
của chính sách, đồng thời là động lực bổ trợ ngược lại chất lượng tín dụng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách là yêu cầu tất yếu khách quan để đạt được mục tiêu của Quốc gia; đồng thời khẳng định vị thế của NHCSXH trong việc thực thi chính sách của Nhà nước.
Thứ ba: Để giải quyết vấn đề đặt ra làm thế nào để tín dụng chính sách đạt chất lượng trong khi cơ chế cho vay ưu đãi và đối tượng mà NHCSXH phục vụ đã tìm ẩn những yếu tố rủi ro như: NHCSXH thực hiện cho vay thông qua tín chấp của chính quyền địa phương, bản chất tín dụng để bù đắp cho những hạn chế về mặt kinh tế của các đối tượng thụ hưởng, không được lựa chọn đối tác để ủy thác quản lý vốn hay đánh giá khả năng hoàn vốn, tinh thần hợp tác của khách hàng, không lựa chọn, thẩm định phương án làm ăn để quyết định cho vay hay không và không có đảm bảo tiền vay…
Các chỉ tiêu, tiêu chí mang tính định lượng nhằm đo lường chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả được xem xét; trong đó, các nhóm nhân tố khách quan và chủ quan được phân tích trên cơ sở lý luận và thực tiển trong quá trình hoạt động của NHCSXH.
Thứ tư: Việc nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và phân tích các nhân tố tác động nhằm xác định rõ nguyên nhân, khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa, khắc phục những hạn chế tồn tại và nâng cao chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành. Những vấn đề được trình bày ở Chương 1 là cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN NGHĨA HÀNH
2.1. Tổng quan về Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành (gọi tắt là Phòng giao dịch NHCSXH huyện) được thành lập từ tháng 5 năm 2003 theo Quyết định số 539/QĐ- HĐQT ngày 10/5/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam; Trực thuộc chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc NHCSXH trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện trên địa bàn huyện Nghĩa Hành. Chức năng, nhiệm vụ chính của Phòng giao dịch NHCSXH huyện là thực hiện các chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội của huyện.
Từ năm đầu mới thành lập, Phòng giao dịch NHCSXH huyện tiếp nhận bàn giao từ NHNo&PTNT, Kho bạc Nhà nước huyện với 02 chương trình cho vay, dư nợ nhận bàn giao 12 tỷ đồng; hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện còn nhiều khó khăn, về tổ chức cán bộ thiếu biên chế, nguồn vốn hoạt động rất hạn hẹp, dư nợ bình quân mỗi xã, thị trấn chỉ có 1 tỷ đồng, dư nợ bình quân mỗi cán bộ 3 tỷ đồng.
Đến 31/12/2019, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã và đang thực hiện được 15 chương trình tín dụng, dư nợ cho vay đạt 249 tỷ đồng, tăng 237 tỷ đồng so với ngày mới thành lập; bình quân mỗi xã, thị trấn 20 tỷ đồng, bình quân mỗi cán bộ là 31 tỷ đồng và tăng 12 tỷ đồng so với năm 2017.
Đến nay mô hình tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã ổn định, hoạt động có hiệu quả. Phòng giao dịch NHCSXH huyện thực sự trở thành công cụ điều hành hữu ích trong công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, xây dựng nông thôn mới của huyện Nghĩa Hành nói riêng và là người bạn đồng hành của các tổ chức chính trị - xã hội, địa chỉ tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách.
2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động Phòng giao dịch NHCSXH
- Bộ phận quản trị: Quản trị Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện là Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT), hiện nay có 22 thành viên. Cơ cấu thành phần như sau:
+ Ban đại diện HĐQT cấp huyện có 22 người, Trưởng ban là Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và thành viên là lãnh đạo đại diện các Ban ngành cấp huyện gồm: Văn phòng UBND huyện, Phòng Tài chính, Phòng Lao động - Thương binh và xã hội, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Huyện Đoàn, Chủ tịch UBND cấp xã, thị trấn và Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện.
+ Tại 12 xã, thị trấn trong toàn huyện, UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban giảm nghèo xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, là người trực tiếp chỉ đạo điều hành Ban giảm nghèo xã phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể xã thực hiện giám sát việc bình xét hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tại địa phương; đồng thời ký phê duyệt danh sách hộ nghèo, cận nghèo và có ý kiến xác nhận các đối tượng hộ bị rủi ro; quyết định thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) hoạt động và quyết định thành lập các tổ đôn đốc thu hồi nợ xấu.
- Bộ phận điều hành tác nghiệp: Phòng giao dịch NHCSXH huyện gồm có Trụ sở chính đặt tại trung tâm hành chính của huyện; đồng thời bố trí 12 Điểm giao dịch xã để phục vụ nhân dân khắp 74 thôn, tổ dân phố trên địa bàn
huyện. Tổng số cán bộ của Phòng giao dịch NHCSXH huyện hiện có 8 cán bộ trong biên chế và 02 cán bộ hợp đồng trọng gói làm công tác bảo vệ, cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch NHCSXH huyện được bố trí như sau: Ban Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện gồm 02 người, Tổ Kế hoạch - Nghiện vụ tín dụng gồm 03 người và Tổ Kế toán - Ngân quỹ gồm 03 người. Điều hành Phòng giao dịch huyện là Giám đốc, bộ phận giúp việc gồm Phó giám đốc và 2 Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ tín dụng và kế toán ngân quỹ và 04 cán bộ tác nghiệp.
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo Quan hệ phối hợp
BĐD HĐQT NHCSXH HUYỆN PGD NHCSXH HUYỆN UBND XÃ, THỊ TRẤN BAN XĐGN XÃ, THỊ TRẤN TỔ GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG
TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN NGƯỜI VAY NGƯỜI VAY NGƯỜI VAY NGƯỜI VAY NGƯỜI VAY
- Điểm giao dịch xã được xây dựng bố trí tại 12 xã, thị trấn và được giao dịch theo ngày cố định tại xã; Tại Điểm giao dịch xã được thực hiện niêm yết, công khai các chương trình tín dụng chính sách, danh sách khách hàng vay vốn và dư nợ, bộ thủ tục giải quyết công việc của NHCSXH. Người vay đến giao dịch trực tiếp với NHCSXH nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực thi tín dụng chính sách, nhờ vậy đã hạn chế được việc vay ké, chiếm dụng đồng thời tăng cường dịch vụ tín dụng chính sách đối với người nghèo, nâng cao hiệu quả và an toàn vốn Nhà nước.
2.1.3. Thực trạng huy động vốn của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành giai đoạn 2017-2019
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành hoạt động chủ yếu là tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và huy động vốn; còn các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền chủ yếu là trong nội bộ, không phát sinh nhiều nên Đề tài tập trung phân tích nguồn vốn và hoạt động tín dụng.
Tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh đến 31/12/2019 là