Kết luận Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 73)

- Trên cơ sở định hướng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam,

6. Kết cấu của luận văn

2.4. Kết luận Chương 2

Chương 2, luận văn trình bày về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Nghĩa Hành, về địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số, thành phần kinh tế, chính sách phát triển kinh tế của huyện, qua đó đánh giá những nhân tố ảnh

hưởng đến hoạt động tín dụng chính sách; giới thiệu tổng quan về Phòng giao dịch NHCSXH huyện từ quá trình hình thành và phát triển, mô hình tổ chức hoạt động và phương thức quản lý; đánh giá kết quả thực hiện 15 chương trình cho vay, chất lượng tín dụng và những nguyên nhân tồn tại, hạn chế về chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành đến 31/12/2019; tóm lượt nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất: Nghĩa Hành là huyện thuần nông có đồng bằng, rừng, núi thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2019 cơ bản ổn định và có chiều hướng phát phát triển; tuy nhiên còn không ít những khó khăn, thách thức, địa bàn thường xuyên xảy ra bão, lụt, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nhất là các xã miền núi, Huyện chưa thu hút được những dự án đầu tư quy mô lớn nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Nguồn thu ngân sách chủ yếu tập trung vào việc thu bán đấu giá quyền sử dụng đất và tập trung trả nợ xây dựng cơ bản cho việc xây dựng nông thôn mới, nên hạn chế trong việc đầu tư tín dụng chính sách, nhằm góp phần hỗ trợ cho hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH trên địa bàn huyện.

Thứ hai: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2003, từ 02 chương trình tín dụng nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện và Kho bạc Nhà nước huyện đến nay là 15 chương trình cho vay với dư nợ cho vay đạt 249.646 triệu đồng, tăng gấp 20 lần so thời điểm mới thành lập. Cơ cấu bộ máy quản lý hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện ngoài cán bộ, nhân viên còn có hệ thống chính quyền, các ban ngành từ huyện đến xã; quản lý vốn của NHCSXH ủy thác là các tổ chức Hội, đoàn thể cấp huyện, xã và 218 Tổ TK&VV. Mô hình tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của Phòng giao dịch NHCSXH huyện là công cụ của Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu

giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội trên địa bàn huyện Nghĩa Hành nói riêng.

Thứ ba: Hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành không tránh khỏi những vấn đề hạn chế trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách, nguồn vốn hoạt động, vai trò của các cấp tham gia quản lý thực hiện chính sách và người sử dụng vốn được thể hiện qua chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện là tỷ lệ nợ xấu và số lãi tồn đọng chưa thu; các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng được phân tích từ các lĩnh vực thuộc cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính, điều kiện tự nhiên - xã hội cho đến công tác tổ chức, bộ máy quản lý của Phòng giao dịch NHCSXH huyện làm cơ sở đề ra một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

HUYỆN NGHĨA HÀNH

3.1. Định hướng mục tiêu, chính sách giảm nghèo

3.1.1. Định hướng của Nhà nước về mục tiêu giảm nghèo

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện có kết quả Chương trình giảm nghèo. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì giảm nghèo vẫn đang là vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết. Thực tế hiện nay, công tác giảm nghèo của cả nước nói chung và địa bàn huyện Nghĩa Hành nói riêng vẫn chưa bền vững, do vậy Đảng và Nhà nước ta với chủ trương xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là tiếp tục thực hiện công cuộc giảm nghèo bền vững, tăng trưởng kinh tế nhanh, gắn liền với thực hiện công bằng xã hội, hạn chế sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng miền.

- Thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm thông qua những biện pháp cụ thể sát với tình hình địa phương, giảm mạnh các hộ nghèo và mang tính bền vững. Tiếp tục mở rộng các hình thức tín dụng phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác ngoài hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh, học tập, giải quyết việc làm, nhà ở, nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt; cần có chính sách trợ giá nông sản, bao tiêu sản phẩm, thu hút lao động, phát triển việc làm và nghề phụ nhằm tăng thu nhập của các hộ nông dân.

Để thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo đạt hiệu quả cao, Nhà nước cần phải đưa chủ trương vào cuộc sống, cụ thể:

trong việc phát triển bền vững, do vậy Chương trình mục tiêu giảm nghèo phải gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội dưới sự quản lý của Nhà nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng trưởng kinh tế với các chính sách xã hội và giữ vững ổn định chính trị xã hội. Tạo mọi điều kiện để người nghèo và các đối tượng chính sách đều có cơ hội làm giàu cho chính mình, giảm đi gánh nặng trợ cấp xã hội thông qua kênh tín dụng chính sách, tiết kiệm ngân sách Nhà nước.

- Cần tách bạch giữa đối tượng trợ cấp và cung cấp tín dụng, tách bạch các chương trình mang tính chất hỗ trợ nhu cầu thiết yếu như xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, nhà ở phòng tránh bão, lụt, công trình nước sạch, nhà vệ sinh đối với hộ nghèo, đồng bào đân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; như vậy giảm bớt sự bất cập đối với cơ quan thực thi chính sách. Ngoài ra, coi trọng mức độ cung cấp nguồn tài chính cho người nghèo bằng tín dụng, đảm bảo đủ để họ có điều kiện, cơ hội phát huy bản năng vượt khó, nỗ lực vươn lên nhờ nguồn vốn cho vay ưu đãi, vay vốn phải trả nợ.

- Ngoài nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo, cần huy động và khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực hiện có và tiềm năng của toàn xã hội, gắn với vai trò và nhiệm vụ của mọi cơ quan đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội, các cấp các ngành ở địa phương và toàn dân. Trước hết các nguồn lực từ cơ sở như đất đai, tay nghề của người lao động, các nguồn tài chính của địa phương dành riêng cho đầu tư tín dụng chính sách.

- Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng với tư cách là người điều hoà phân phối các nguồn lực chung cho xã hội, bảo đảm sự công bằng theo luật về quyền lợi giữa các tầng lớp trong xã hội, các đoàn thể trong hoạt động của mình luôn gắn bó với quần chúng, nhất là với các Hội nông dân, Hội Liên Hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...có trách nhiệm thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà

nước về mục tiêu giảm nghèo.

- Phát huy nội lực kết hợp việc học tập kinh nghiệm các nước trên thế giới và tranh thủ, thu hút những nguồn lực đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện kết quả giảm nghèo bền vững. Thời gian qua có nhiều tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ ở khu vực Châu Á và trên thế giới đã hỗ trợ vật chất và chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trong các lĩnh vực như đưa ra tiêu chí đánh giá, phân loại hộ nghèo, điều tra mức thu nhập dân cư; hỗ trợ kinh phí và cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo, vùng nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và những kinh nghiệm này đã trở thành bài học thực thi ở Việt Nam thời gian qua.

- Định hướng các chính sách tín dụng ưu đãi vì mục tiêu phát triển nông thôn mới và mục đích an sinh, xã hội được tập trung vào đầu mối để NHCSXH thực hiện nhằm tập hợp các nguồn lực quản lý tập trung vào một Ngân hàng đặc thù, phát huy hiệu quả hoạt động, công cụ đắc lực của Nhà nước.

3.1.2. Định hướng hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành đến 2025

Thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo và định hướng giảm nghèo bền vững của Đảng, Nhà nước và Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011-2025; với chức năng, nhiệm vụ và vị thế của mình, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động để thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình mục tiêu

quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2015 – 2025 và nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nghĩa Hành.

- Hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ hiệu quả hơn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Tối đa hoá phạm vi tiếp cận tới hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện; cung cấp các dịch vụ tài chính tới những đối tượng chính sách tốt nhất; góp phần thúc đẩy phát triển và duy trì ổn định kinh tế xã hội của huyện thông qua việc thực thi các chính sách tín dụng.

- Ngoài nhiệm vụ là một Ngân hàng thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành còn phải là một tổ chức tín dụng hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ có hiệu quả kinh tế - xã hội, an toàn và phát triển bền vững. Lấy mục tiêu chính trị - xã hội để đưa vào hoạt động phục vụ khách hàng, là những đối tượng nhạy cảm cần có sự quan tâm đặc biệt để tạo nên sự đồng thuận của toàn dân. Từ đó tạo nên vị thế cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành ngày càng lớn mạnh, làm chổ dựa vững chắc cho hộ nghèo, đồng thời tạo niềm tin với Đảng và Nhà nước trong việc thực thi nhiệm vụ được giao.

- Cung cấp sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng tốt nhất cho khách hàng bằng các biện pháp: Phát triển mạng lưới hoạt động rộng khắp các thôn, tổ phố thông qua các Tổ TK&VV; đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động tại các Điểm giao dịch; củng cố và nâng cao chất lượng, phương thức quản lý vốn vay và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Nguồn vốn hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành chủ yếu do Nhà nước cấp dưới các hình thức được NHCSXH Việt Nam cân đối từ vốn huy động từ tiền gửi và tiền vay của các tổ chức, cá nhân trong

và ngoài nước; vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Chính vì vậy, để đảm bảo hoạt động bền vững, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành cần tập trung huy động nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam, nguồn vốn ủy thác đầu tư Ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác nhằm bổ sung lồng ghép cho vay các dự án, chương trình tại địa phương.

- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách tín dụng mới của Chính phủ; đồng thời đảm bảo 100% hộ nghèo và đối tượng chính sách khác đủ điều kiện có nhu cầu đều được tiếp cận vốn tín dụng chính sách do Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành cung cấp. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn vay, làm chổ dựa vững chắc để hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát huy được tiềm lực lao động, tối đa hóa hiệu quả nguồn vốn tín dụng.

- Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

- Phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và phân tích, cảnh báo rủi ro của hệ thống NHCSXH; thực hiện các biện pháp thu nợ tối đa, quản lý tốt trong việc nhận định, lượng hoá và theo dõi mức độ rủi ro mà Ngân hàng sẽ gặp phải.

- Tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, cán bộ viên chức của Phòng giao dịch NHCSXH huyện có mức thu nhập ổn đinh; có chính sách đãi ngộ hợp lý, sức lao động được đo lường theo mức độ đóng góp và ghi nhận xứng đáng về chế độ lương, thưởng và cơ hội thăng tiến.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành

3.2.1. Nâng cao công tác hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho hộ nghèovay vốn. vay vốn.

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành cần chủ động trong việc phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, trung tâm khuyến nông và các ngành liên quan thực hiện vai trò khuyến nông, công, khuyến ngư giúp cho hộ vay có kiến thức khoa học kỹ thuật nuôi trồng để họ tận dụng điều kiện và kinh nghiệm sẳn có cùng với vốn vay để làm ăn có hiệu quả, phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành cần quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi về cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, phối hợp tốt với các cơ quan báo, đài ở địa phương, đăng tải các trang thông tin chính sách, các mô hình vay vốn làm ăn hiệu quả, người vay gương mẫu chấp hành tốt nghĩa vụ trả nợ, trả lãi; đồng thời phối hợp với chính quyền công khai danh sách các trường hợp nợ quá hạn chây ỳ tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn các xã, thị trấn.

3.2.2. Huy động nguồn vốn tín dụng từ Trung ương và địa phương

- Trong thời gian tới, Phòng giao dịch NHCSXH huyện cần tranh thủ nguồn vốn từ Trung ương để giải quyết các khó khăn về nhu cầu vốn của người dân, nâng mức đầu tư cho vay hộ nghèo, cận nghèo và đáp ứng nhu cầu vốn sử dụng nước sạch, nhà vệ sinh cho các hộ vùng nông thôn; giải quyết và thu hút lao động thông qua kênh tín dụng chính sách.

- Tranh thủ với chính quyền địa phương ủy thác nguồn vốn ngân sách sang NHCSXH lồng ghép với vốn Trung ương để cho vay, đáp ứng đủ nhu cầu vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện.

dụng chính sách bằng nguồn vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội và vốn tài trợ ủy thác theo các chương trình dự án.

- Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm theo lãi suất thị trường của tổ chức cá nhân và huy động vốn trong cộng đồng người nghèo với những giải pháp thích hợp để số dư tiền gửi tiết kiệm mang tính ổn định; phải quan tâm đến các dịch vụ thanh toán, thu hộ; đồng thời kiến nghị với Trung ương về cơ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w