PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Tai lieu kèm theo quyết định (Trang 54 - 56)

GIAN TỚI

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, phối hợp tham gia của tổ chức chính trị - xã hội để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị sổ 29-CT/TU gắn với việc quán triệt, thực hiện Kết luận số 65- KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò của công tác dân tộc. Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, vừa cơ bản, lâu dài vừa cấp bách; là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị.

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu sô, phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức; tăng cường đồng thuận xã hội; tin tưởng vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong đó, tập trung chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí, ý nghĩa của công tác dân tộc, xác định đây là cơ sở quan trọng để củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, trước hết là người đứng đầu.

2. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình, dự án ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, biên giới. Ưu tiên nguồn lực nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là đường giao thông, công trình thủy lợi, chợ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa; bảo đảm các hộ gia đình người dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia, dịch vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông, tiếp cận công nghệ thông tin, phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt. Phấn đấu đến năm 2030 không còn địa bàn xã khó khăn.

Tập trung giải quyết những khó khăn bức xúc của đồng bào dân tộc thiểu số, trước hết tập trung giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở,

nước sinh hoạt và tranh chấp khiếu kiện về đất đai, đồi rừng; đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án định canh, định cư gắn với quy hoạch sắp xếp, ổn định dân cư. Đến năm 2025, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở cho đồng bào. Điều chỉnh cơ chế, chính sách, định mức khoán bảo vệ rừng tạo sinh kế cho người dân tộc ít người sống gần rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, không gian sống, sản xuất của đồng bào. Huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế; tổ chức biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, có nhiều thành tích trong công tác giảm nghèo.

Phát huy nội lực, tinh thần tự cường của đồng bào. Nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, tạo sản phẩm đặc sản, giá trị cao. Rà soát việc thực hiện những chính sách đã có và nghiên cứu, bổ sung ban hành những chính sách mới, đặc thù để đáp ứng yêu cầu phát triển các vùng dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn tỉnh.

3. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; hỗ trợ việc ăn, ở cho học sinh vùng địa bàn đặc biệt khó khăn. Xây dựng chính sách hướng nghiệp, cử tuyển đối với học sinh phổ thông dân tộc nội trú và học sinh dân tộc thiểu số ít người. Có cơ chế đào tạo cán bộ có trình độ chuyên sâu là người dân tộc thiếu số ở địa phương. Thực hiện chính sách hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, nhất là khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến cơ sở; triển khai các chương trình y tế cộng đồng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân tại cơ sở; tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế ở các tuyến trên. Đẩy mạnh y tế dự phòng, bảo đảm thực hiện tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe, tầm vóc người dân tộc thiểu số.

4. Rà soát tổng thể các phong tục tập quán, bảo tồn, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát huy mọi nguồn lực để phát triển văn hoá đặc sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; thực hiện văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân tộc thiểu số. Đầu tư thiết chế văn hóa phù họp với từng vùng; tu bổ, bảo tồn các công trình di tích lịch sử, văn hóa; sưu tầm, bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; tăng cường đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ, khuyên khích, đẩy mạnh xã hội hóa du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

5. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xây dựng và hiển khai thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an nưứi nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng trọng điểm về quốc phòng, an ninh; kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyên, dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; xóa bỏ tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác; tích cực đẩy mạnh phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", phát húy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số trong tham

gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, công tác bảo vệ an ninh trật tự. Tăng cường quan hệ họp tác hữu nghị giữa nhân dân khu vực biên giới.

6. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới.

Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng mô hình dân vận khéo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, hương ước, quy ước thôn bản, khối phố, tăng cường hoạt động của các mô hình tự quản tại cộng đồng.

Quan tâm phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; tiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống cơ quan chuyên trách làm công tác dân tộc cấp tỉnh và đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, bảo đảm tỉ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong cấp ủy và các cơ quan dân cử các cấp. Quan tâm tạo nguồn cán bộ nữ dân tộc thiểu số, hỗ trợ nâng cao năng lực để tham gia vị trí lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Tai lieu kèm theo quyết định (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w