Phòng, chống tệ nạn mê tín dị đoan

Một phần của tài liệu Tai lieu kèm theo quyết định (Trang 81 - 83)

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘ

d) Phòng, chống tệ nạn mê tín dị đoan

Mê tín dị đoan là tệ nạn xã hội bao gồm những hành vi biểu hiện thái quá lòng tin mù quáng vào những điều huyền bí không có thật, từ đó có những suy đoán khác thường, dẫn đến cách ứng xử mang tính chất cuồng tín, hành động trái với những chuẩn mực xã hội, gây hậu quả xấu đên sức khoẻ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đến an ninh trật tự.

Đối tượng hoạt động mê tín dị đoan bao gồm những người gieo rắc mê tín dị đoan: lợi dụng lòng tin, lợi dụng thần thánh, trời phật, may rủi có hành vi cầu cúng, đồng cốt, bói toán nhằm buôn thần bán thánh để kiếm lợi, hoặc tuyên truyền, gieo rắc mê tín dị đoan gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội; những quần chúng lạc hậu, bị lôi kéo, lừa đảo, dụ dỗ tham gia hoạt động mê tín dị đoan.

- Tình hình đặc điểm đối tượng hoạt động mê tín dị đoan

Hiện nay, tệ nạn mê tín dị đoan không chỉ diễn ra lén lút tại nhà riêng, các điểm thờ cúng, cơ sở tôn giáo mà còn diễn ra công khai trong các cộng đồng dân cư, tại các điểm tổ chức hoạt động văn hoá, lễ hội dưới nhiều hình thức như: bói toán, lên đồng gọi hồn, xóc thẻ, yểm bùa, cúng ma, trừ tà, phù phép chữa bệnh, xem phong thuỷ trong địa lý..., lôi kéo nhiều người ở nhiều lứa tuổi, thuộc nhiều thành phần xã hội tham gia, lợi dụng quần chúng lạc hậu, còn hạn chế về trình độ nhận thức, hoặc có cuộc sống bản thân, gia đình gặp éo le, bế tắc.

Lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, một số đối tượng đã tìm cách khôi phục lại những hủ tục lạc hậu, lập đền miếu và những điểm thờ cúng trái quy định; chúng thần thánh hoá những sự việc khác thường trong tự nhiên, xã hội, xưng thần, xưng thánh, bịa đặt, thêu dệt những câu chuyện duy tâm, huyền bí để lừa gạt nhân dân nhằm thu lợi bất chính. Thậm chí đã xuất hiện một số giáo phái (tà đạo) với những nghi lễ dung tục, huyền bí và nhảm nhí, cực đoan nhưng vẫn lôi kéo một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống xã hội.

Tệ nạn mê tín dị đoan gây nên những hậu quả xấu cho xã hội như: làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ con người, thiệt hại về tài sản nhân dân, gây tâm lý hoang mang, mất lòng tin, làm suy yếu ý chí phấn đấu

của bản thân con người, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.

Biện pháp phòng chống tệ nạn mê tín dị đoan

+ Tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân đấu tranh, lên án đối với những hành vi mê tín dị đoan; thấy rõ sự khác biệt giữa mê tín dị đoan với phong tục tập quán của địa phương và các hoạt động tôn giáo; phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng; tác hại, hậu quả của mê tín dị đoan; trách nhiệm của mỗi người trong tham gia đấu tranh bài trừ mê tín dị đoan.

Đối với mỗi đối tượng cần nắm chắc nhân thân, quá trình vi phạm pháp luật, đặc biệt là những biểu hiện hoạt động hiện thời của đối tượng, từ đó có biện pháp quản lý, giáo dục phù hợp. Do đó những người uy tín, các tổ chức, đoàn thể quần chúng..., thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi, từ đó giáo dục, thuyết phục, cảm hoá đối tượng. Cần làm cho họ nhận thức rõ các việc làm sai trái, lạc hậu của mình để họ tự giác sửa chữa,

+ Đối với những người lạc hậu, nhận thức hạn chế, do bị lừa gạt lôi kéo hoạt động mê tín dị đoan cần giáo dục, nhắc nhở để họ không tái vi phạm.

Đối với vai trò của người có uy tín, thời gian tới tiếp tục

Tuyên truyền để người dân trước hết là quan tâm xây dựng mỗi gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội; ở đó ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, tích cực học tập, phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn biết làm giàu ngay chính trên mảnh đất quê hương; gương mẫu chấp hành pháp luật không tham gia tệ nạn cờ bạc, lô đề như lời Bác Hồ kêu gọi “… mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp, để dân tộc Việt Nam là một rừng hoa đẹp…”

- Làm tốt công tác hòa giải các vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để phát sinh phức tạp, kéo dài trở thành vụ việc vi phạm pháp luật hình sự (giết người, cố ý gây thương tích).

- Giáo dục số thanh thiếu niên hư, không để phạm tội và mắc tệ nạn xã hội. Theo thống kê toàn tỉnh có 1280 thanh thiếu niên hư

- Răn đe, giáo dục số chơi lô đề, cờ bạc, số có hành vi bạo lực gia đình, gây gổ mất đoàn kết ở khu dân cư

- Quan tâm làm tốt việc xây dựng mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về ANTT như: “Hội hiếu tự quản, dòng họ tự quản về ANTT”, “Nhóm liên gia tự quản về ANTT”, “Khu dân cư tự quản về ANTT”…. Gắn với thực hiện có hiệu quả “Quy ước, hương ước” của khu dân cư./.

Mục lục

STT Nội dung Trang

Một phần của tài liệu Tai lieu kèm theo quyết định (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w