Khái niệm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hộ

Một phần của tài liệu Tai lieu kèm theo quyết định (Trang 75 - 77)

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘ

1. Khái niệm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hộ

hoạt động tệ nạn xã hội

- Tệ nạn xã hội: là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, biểu

hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng.

Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống thực dụng, coi thường các chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật nhà nước, làm xói mòn những giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong, mĩ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con người, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khoẻ, năng suất lao động, làm tha hoá nòi giống dân tộc. Tệ nạn xã hội còn là cơ sở của tình trạng phạm tội, là một trong những nguồn gốc phát sinh tội phạm, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự. Vì vậy phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng nhiều biện pháp đồng bộ, tích cực, triệt để.

Hiện nay, một số tệ nạn xã hội đã phát triển và có xu hướng lây lan nhanh trên phạm vi thế giới (ma tuý, mại dâm, cờ bạc), gắn liền với việc lây lan nhanh căn bệnh thế kỷ nhiễm HIV/AIDS thì các tệ nạn xã hội thực sự trở thành hiểm hoạ của sự huỷ diệt giống nòi, đe doạ nghiêm trọng sự tiến bộ, phồn vinh của dân tộc, đưa lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội.

- Đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội thường là những phần tử có tư tưởng ăn bám, lười lao động, có lối sống thích hưởng thụ những nhu cầu thấp hèn; hoạt động của chúng thường lây lan, gây tác hại xấu về nhiều mặt đối với đời sống xã hội và an ninh trật tự. Trong khi đó nhận thức về hậu quả, tác hại của tệ nạn xã hội trong một bộ phận nhân dân chưa đầy đủ, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, một số phong tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại, cũng là những điều kiện thúc đẩy hoạt động của các đối tượng tệ nạn xã hội. Để có phường, có hội, có thu nhập, bọn chúng không từ một thủ đoạn nào: dụ dỗ, lôi kéo, thậm chí khống chế, cưỡng bức các nạn nhân tham gia hoạt động tệ nạn xã hội. Từ đó họ bị lệ thuộc và phải hoạt động theo yêu cầu của chúng để thu lợi bất chính.

- Đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với bọn tội phạm hình sự: Đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội và bọn tội phạm mặc dù rất khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm, hậu quả tác hại đối với xã hội, nhưng chúng có điểm giống nhau ở bản chất xấu xa, ăn bám, đồi truỵ, lối sống ích kỷ, lười lao động. Đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội và bọn tội phạm ở chừng mực nào đó là bạn đồng hành, là tiền đề, kết quả chuyển hoá lẫn nhau, đồng thời là điều kiện thúc đẩy nhau. Tệ nạn xã hội là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm; đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội là nguồn bổ sung cho tội phạm, là chỗ dựa cho tội phạm phát triển. Ngược lại, tội phạm cũng kích thích, tạo điều kiện cho tệ nạn phát triển, làm cho tệ nạn xã hội ngày một lan rộng. Kẻ buôn bán chất ma tuý và đối tượng nghiện hút ma tuý có quan hệ chặt chẽ với nhau...

Sự hoạt động và mối quan hệ của hai loại đối tượng trên đang diễn ra phức tạp cả về số lượng đối tượng, quy mô hoạt động, tính chất, mức độ nguy hiểm, hậu quả của nó đối với xã hội và nền an ninh, trật tự. Chính vì vậy, phòng chống tội

phạm và tệ nạn xã hội phải gắn chặt với nhau; vấn đề quản lý, giáo dục đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội để góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội hiện nay được đặt ra cấp bách và rất cần thiết.

Vì vậy, phải loại trừ tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống xã hội. Muốn vậy, phải có sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, của toàn xã hội. Trong đó người cú uy tớn đóng một vai trò hết sức quan trọng, làm nòng cốt tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của mình để phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn.

- Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, phải được triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành, trong đó lấy phòng, chống từ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học làm cơ sở

Trong công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và gia đình giữ một vai trò rất quan trọng. Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện, biến những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội trở thành hiện thực; trực tiếp đấu tranh với những hành vi tệ nạn xã hội như sử dụng trái phép chất ma tuý, mua bán dâm, mê tín dị đoan, cờ bạc; quản lý, giáo dục cảm hoá những người lầm lỗi mắc vào tệ nạn xã hội ngay tại cộng đồng, giúp họ tái hoà nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội; là nơi trực tiếp thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư, góp phần bài trừ và đẩy lùi tệ nạn xã hội. Thực hiện chủ trương trên, cần tập trung chỉ đạo cấp cơ sở xác định rõ vai trò, vị trí của mình, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, lực lượng chức năng có liên quan, cơ quan, đơn vị trên địa bàn, tuyên truyền, giáo dục và đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội có hiệu quả.

- Kết hợp chặt chẽ giữa việc xử lý nghiêm khắc với việc cảm hoá, giáo dục, cải tạo đối với những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội

Từ đặc điểm của đối tượng tệ nạn xã hội đa phần là nạn nhân, do bị hoàn cảnh xô đẩy, lôi kéo, dụ dỗ hoặc do thiếu hiểu biết, nhận thức lệch lạc về chuẩn mực giá trị đạo đức, pháp luật, sống buông thả... nên sa vào tệ nạn xã hội. Kinh nghiệm thực tiễn trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở nước ta trong những năm qua cho thấy phải nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trấn áp kết hợp với giáo dục cải tạo. Đối với những đối tượng tệ nạn xã hội chuyên nghiệp, những đối tượng là người tổ chức, chủ chứa, môi giới, cầm đầu trong các đường dây, ổ nhóm hoạt động tệ nạn xã hội cần phải kiên quyết, kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Chính tính nghiêm minh đó cũng nhằm răn đe, giáo dục người hoạt động tệ nạn xã hội không tái phạm, mặt khác còn răn đe, giáo dục đối với người khác.

Đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội rất đa dạng và phức tạp về tính chất, đặc điểm, mức độ vi phạm, động cơ, mục đích, nguyên nhân dẫn đễn vi phạm, nên khi xử lý, quản lý họ cần phải chặt chẽ, nghiêm khắc, nhưng phải bảo đảm tính linh hoạt, mềm dẻo; vừa xử lý được đối tượng vi phạm, vừa phân hoá được hàng ngũ

đối tượng, vừa có ý nghĩa cảm hoá, giáo dục, cải tạo đối tượng và làm gương cho những người lạc hậu, chậm tiến bộ khác.

Một phần của tài liệu Tai lieu kèm theo quyết định (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w