Nghiên cứu xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tộ

Một phần của tài liệu Tai lieu kèm theo quyết định (Trang 71 - 73)

II. PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ ANTQ TRONG TÌNH HÌNH MỚ

a) Nghiên cứu xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tộ

phạm tội

Nội dung này nhằm khắc phục các nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm. Là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, pháp lý, nguyên nhân phát sinh và điều kiện phát triển tội phạm tồn tại trong lòng mỗi chế độ xã hội, mỗi quốc gia cụ thể và chịu sự tác động của các quốc gia láng giềng cũng như trên toàn thế giới.

Để phòng ngừa có hiệu quả tội phạm, đòi hỏi các cơ quan chức năng của mỗi quốc gia phải xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của từng loại tội phạm để có chiến lược phòng, chống có hiệu quả. Từ thực tế nghiên cứu ở Việt Nam và các nước trong khu vực, có thể xác định những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm như sau:

- Sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường có mặt ưu điểm là thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển nhanh, năng động, tăng cường tiềm lực kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống nhân dân. Song, kinh tế thị trường cũng có những mặt trái trở thành nguyên nhân phát sinh, phát triển tội phạm. Đó là tư tưởng làm giàu bất chính, bất chấp pháp luật, làm cho một bộ phận không nhỏ đối tượng cấu kết với nhau, hình thành các tổ chức, băng nhóm phạm tội nghiêm trọng. Sự hình thành và phát triển lối sống hưởng thụ, xa hoa truỵ lạc cũng tạo điều kiện cho tội phạm phát triển. Kinh tế thị trường cũng làm xuống cấp về đạo đức, văn hoá, lối sống, làm mất đi những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Kinh tế thị trường còn thúc đẩy nhanh sự phân tầng xã hội, một bộ phận nhân dân mất dần tư liệu sản xuất, trở nên thất nghiệp... Những hiện tượng xã hội tiêu cực nói trên có xu hướng lây lan, phát triển nhanh từ đô thị đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, làm cho tình trạng phạm tội ngày càng thêm phức tạp.

- Sự tác động của những hiện tượng xã hội tiêu cực do tàn dư chế độ cũ để lại.

Hậu quả của chủ nghĩa thực dân, chiến tranh đế quốc và chế độ cũ hình thành lối sống hưởng thụ, sa đoạ truỵ lạc, tham lam, ích kỷ, làm giàu mọi giá... trong một bộ phận nhân dân. Những tác động tiêu cực từ tàn dư của chế độ cũ sẽ tồn tại lâu dài trong lòng xã hội, đòi hỏi nước ta và các quốc gia cùng hoàn cảnh phải có chiến lược phòng chống tội phạm thích hợp.

- Sự xâm nhập, ảnh hưởng của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội của các quốc gia khác.

Hiện nay, hội nhập sâu rộng về nhiều mặt giữa các quốc gia là một xu thế tất yếu. Hội nhập đang là cơ hội cho các nước đẩy nhanh tốc độ phát triển, song kéo theo đó là sự xâm nhập, ảnh hưởng trực tiếp của các hiện tượng tiêu cực, tội phạm. Đặc biệt cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở mỗi quốc gia làm cho sự tác động mặt trái của nó cũng hết sức phức tạp.

- Những sơ hở, thiếu sót trong các mặt công tác quản lý của Nhà nước, các cấp, các ngành là những điều kiện để tội phạm phát triển.

Sự sơ hở, thiếu sót trong quản lý con người, quản lý nhân, hộ khẩu, quản lý cư trú, quản lý xuất, nhập cảnh, xuất nhập khẩu, quản lý biên giới tạo điều kiện cho các băng nhóm tội phạm trong và ngoài nước xâm nhập và hoạt động. Những hạn chế, yếu kém trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ liên quan đến hoạt động khách sạn, vũ trường, nhà nghỉ, Karaoke, massage... làm phát triển các tệ nạn như mại dâm, ma tuý, tạo điều kiện cho tội phạm biến dạng phức tạp.

- Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật kém hiệu quả, một số chính sách kinh tế - xã hội chậm đổi mới tạo cơ sở cho tội phạm phát triển.

Quản lý xã hội bằng pháp luật là quy luật, là nguyên tắc của các quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn nhiều kẽ hở, chưa điều chỉnh hết các quan hệ xã hội phức tạp. Việc thực thi pháp luật còn chưa hiệu quả, kỷ cương phép nước chưa nghiêm, trình độ văn hoá pháp luật của người dân còn hạn chế, điều đó làm cho tội phạm còn cơ hội tồn tại và phát triển.

Bên cạnh đó, một số chính sách phát triển kinh tế - xã hội chậm đổi mới. Sự chênh lệch về mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng miền, tình trạng thiếu việc làm...làm cho một bộ phận nhân dân đời sống gặp nhiều khó khăn, trong cuộc sống bươn chải dễ trở thành tội phạm. Để từng bước loại dần tội phạm ra khỏi đời sống xã hội cần phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm. Đổi mới, thực hiện các chính sách phát triển về kinh tế - xã hội, nhất là quan tâm đến những thành phần xã hội có nguy cơ phạm tội cao.

- Công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan chức năng nói chung và của ngành công an nói riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót.

Đây là những cơ quan, lực lượng có vai trò chủ đạo, trực tiếp trong hoạt động phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định trên các mặt chủ yếu như: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Thậm chí một số cán bộ biến chất, tiếp tay cho tội phạm, buông lỏng công tác đấu tranh trấn áp tội phạm. Sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa đồng bộ, thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, giáo dục, cải tạo phạm nhân. Khuynh hướng chỉ chú trọng xử lý tội phạm mà coi nhẹ công tác phòng ngừa. Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm chưa kịp thời, nghiêm minh, công bằng. Hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thật sự khoa học, hoạt động chưa hiệu quả.

- Công tác giáo dục chính trị, pháp luật nhiều nơi, nhiều lúc chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả giáo dục chưa cao

Công tác giáo dục chính trị, pháp luật có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, trong thực tiễn nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức; nội dung, hình thức giáo dục còn nhiều bất cập. Đặc biệt ở vùng

sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, nơi có trình độ dân trí thấp, nhiều người không có kiến thức cơ bản về pháp luật, thậm chí khi phạm tội vẫn không biết là mình vi phạm pháp luật hình sự. Điều đó làm cho tội phạm vẫn còn cơ hội phát sinh, tồn tại và phát triển.

- Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi chưa thực sự mạnh mẽ, chưa hiệu quả.

Phát động phong trào quần chúng rộng khắp tham gia hoạt động phòng, chống tội phạm là vấn đề cơ bản, có tính chiến lược, lâu dài. Tuy nhiên, do sự chênh lệch về trình độ phát triển của các vùng miền, do hạn chế, yếu kém trong công tác tổ chức, tuyên truyền vận động quần chúng nên phong trào không thường xuyên, thiếu mạnh mẽ, hiệu quả chưa cao.

Tóm lại, để hoạt động phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả thiết thực, mỗi quốc gia, mỗi địa phương phải nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân, điều kiện phát sinh và phát triển tội phạm, từ đó xây dựng và thực thi các chủ trương, biện pháp phòng chống phù hợp.

Một phần của tài liệu Tai lieu kèm theo quyết định (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w