Thực trạng tình hình tệ nạn ma túy

Một phần của tài liệu Tai lieu kèm theo quyết định (Trang 77 - 78)

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘ

a) Thực trạng tình hình tệ nạn ma túy

Trong những năm gần đây, tình hình người nghiện ma tuý có nhiều diễn biến phức tạp. Thành phần người nghiện ma tuý cũng rất đa dạng và phức tạp, bao gồm nhiều độ tuổi, thành phần xã hội, nghề nghiệp khác nhau, không chỉ tập trung ở các vùng miền núi, dân tộc, các điểm đào đãi khoáng sản mà còn phát triển nhanh ở các khu vực đô thị, thành phố, thị xã và các khu vực nông thôn. Hoạt động của người nghiện ma tuý hiện nay có xu thế chuyển sang sử dụng một số sản phẩm cao cấp của ma tuý như: cần sa, đôlagăng, morphin, hêrôin và các loại ma tuý tổng hợp với các hình thức hút, hít, tiêm chích, uống, ngậm, nuốt...

Người sử dụng ma tuý nói chung đã và đang trở thành các nhân tố ảnh hưởng xấu đến kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Hậu quả do nghiện ma tuý gây ra rất nặng nề, ảnh hưởng đến truyền thống, đạo đức dân tộc, sức khoẻ nòi giống, để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ mai sau và gây mất trật tự, an toàn xã hội. Đây là bạn đồng hành và nguyên nhân gây ra tội phạm, nguồn lây lan bệnh AIDS ở nước ta. Người sử dụng, nghiện ma tuý còn quan hệ chặt chẽ với các đối tượng tội phạm buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý và bọn tội phạm khác.

Nguyên nhân của tình trạng nghiện ma tuý rất đa dạng: do một số dân tộc có tập quán trồng và sử dụng thuốc phiện; do hậu quả của lối sống đua đòi, ăn bám, lười lao động, ăn chơi với nhu cầu khoái cảm cao, chọn ma tuý để mua vui; do gia đình bất hạnh tìm ma tuý để giải sầu; do bị lôi kéo, rủ rê hoặc bị khống chế; do chữa bệnh bằng chất ma tuý không đúng chỉ định và do công tác quản lý xã hội của ta còn nhiều sơ hở, thiếu sót...

Đáng chú ý là tình trạng thanh thiếu niên sử dụng ma túy tổng hợp diễn biến phức tạp đáng báo động; toàn tỉnh hiện có 3012 người nghiện ma túy có hồ sơ (tăng 338 trường hợp), trong đó 115 người phạm tội đang thi hành án; 208 người đang cai nghiện bắt buộc, 2351 trường hợp đang ở ngoài xã hội đang là gánh nặng cho gia đình, xã hội nhiều nơi nhà tù, nhà tạm giam, tạm giữ, Trung tâm cai nghiện trong tình trạng quá tải; công tác cai nghiện kém hiệu quả trên 90% sau cai nghiện bắt buộc trở về địa phương tái nghiện trở lại.

Biện pháp phòng, chống tệ nạn ma tuý:

+ Tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia công tác phòng, chống tệ nạn nghiện ma tuý.

Trong công tác phòng chống tệ nạn nghiện ma tuý, cần tuyên truyền để quần chúng thấy rõ được hậu quả, tác hại của ma tuý đối với gia đình và cộng đồng; nhận thức và nắm được các quan điểm, của Đảng và Nhà nước trong việc bài trừ tệ nạn ma tuý; trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân trong công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý; nắm được các phương thức, thủ đoạn hoạt động, lôi kéo của các đối tượng buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, biểu hiện cụ thể của các đối tượng nghiện ma tuý để mọi người cảnh giác đề phòng và phát hiện, tố giác với cơ quan chức năng.

Cần chỉ đạo công tác chuẩn bị nội dung tuyên truyền sâu sắc, tỉ mỉ, xác định hình thức tuyên truyền phù hợp với từng cộng đồng dân cư. Dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của cấp trên, đề xuất, tham mưu cho cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương triển khai công tác giáo dục, tuyên truyền một cách đồng bộ, thường xuyên trên các phương tiện truyền thông ở cơ sở, thông qua các cuộc họp, sinh hoạt của cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn; tranh thủ các lực lượng quần chúng nòng cốt, những người có uy tín hoặc thông qua công tác thăm hỏi, gặp gỡ đối tượng để tuyên truyền, giáo dục.

+ Nắm vững số lượng, địa chỉ các tụ điểm về ma tuý, lập danh sách những đối tượng về ma tuý trên địa bàn.

Thông qua việc nắm vững số lượng, địa chỉ các đối tượng về ma tuý trên địa bàn giúp chúng ta xác định đúng diện đối tượng cần đấu tranh để từ đó đề ra các biện pháp quản lý, giáo dục, xử lý phù hợp với từng đối tượng. Lực lượng chức năng cần dựa vào các mặt công tác như tuần tra kiểm soát, phát động quần chúng phát hiện, báo cáo, xây dựng lực lượng nòng cốt để nắm những địa điểm có điều kiện, khả năng hoặc có nghi vấn hình thành các tụ điểm ma tuý; tiến hành rà soát, lập danh sách tất cả các đối tượng về ma tuý trên địa bàn, bao gồm: những đối tượng có tiền án, tiền sự về ma tuý, những đối tượng nghiện ma tuý, cả những đối tượng có nghi vấn buôn bán, tổ chức sử dụng và sử dụng trái phép chất ma tuý.

+ Quản lý chặt chẽ hộ khẩu, nhân khẩu, tăng cường công tác kiểm tra tạm trú để kiểm soát hoạt động của đối tượng về ma tuý. Thông qua đó để chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời những di biến động, các biểu hiện nghi vấn của các đối tượng về ma tuý. Từ đó có biện pháp quản lý, giáo dục, xử lý phù hợp. Mặt khác, tăng cường kiểm tra tạm trú. Tập trung vào những địa bàn giáp ranh, các khu vực dân cư phức tạp, nơi có điều kiện, khả năng hình thành và phát triển các tụ điểm hoạt động về ma tuý. Kết hợp vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra định kỳ, đột xuất để bảo đảm hiệu quả công tác, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

+ Xây dựng cơ sở quần chúng tích cực để giám sát, theo dõi nắm tình hình các đối tượng về ma tuý.

+ Phối hợp, hỗ trợ giữa các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả việc chữa bệnh, cai nghiện cho người nghiện ma tuý trên địa bàn.

+ Thường xuyên tiến hành tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn trọng điểm có liên quan đến các đối tượng ma tuý, phối hợp, hỗ trợ các lực lượng chức năng triệt phá.

Cán bộ cơ sở cần thông qua các mặt công tác của mình, phát hiện kịp thời các địa bàn trọng điểm liên quan đến các hoạt động ma tuý để giúp cho các lực lượng chức năng triệt phá. Thường xuyên phối hợp giữa các lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng quần chúng nòng cốt bảo vệ an ninh trật tự tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tổ chức sử dụng và sử dụng chất ma tuý.

Một phần của tài liệu Tai lieu kèm theo quyết định (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w