1. Một số quan điểm về quần chúng nhân dân
Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, không phân biệt già, trẻ, trai gái, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo, là nền tảng cho một nước, là gốc rễ của một dân tộc, là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của xã hội, quần chúng nhân dân có chung nội dung với khái niệm nhân dân, dân chúng, quần chúng.
Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của của dân tộc Việt Nam đã chứng minh từ thời các vua Hùng, Hai Bà Trưng đến Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung đều dựa vào dân, khẳng định dân là gốc, biết sử dụng sức mạnh của dân để đánh tan các đội quân xâm lược hùng mạnh của các triều đại phong kiến Trung Quốc: Tần, Triệu, Hán, Tống, Mông Nguyên, Minh, Xiêm, Thanh... Lý Thường Kiệt coi dân là gốc của nước, cho nên luôn chăm lo cho sự an dân và huy động nhân dân cùng với đạo quân của Triều đình xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt để đánh giặc. Nhà Trần cho rằng: “Nước có giặc thì phải tận dân vi binh, “Cử quốc nghênh địch. Trần Quốc Tuấn: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ đó là thượng sách giữ nước. Vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước góp sức. Nguyễn Trãi: “Dân mạnh như nước, đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh năm (1406 - 1407) có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là không
đoàn kết được lòng dân, không biết dựa vào dân để tiến hành chiến tranh. Hồ Nguyên Trừng nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi.
Kế thừa tư tưởng của ông cha ta về vai trò của nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng luôn nêu cao tư tưởng cách mạng là của dân do dân và vì dân, nguồn sức mạnh vô địch là ở nơi dân, lực lượng to lớn là ở dân, biết tập hợp đoàn kết toàn dân sẽ giành thắng lợi. Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi. Nước lấy dân làm gốc, gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân.
Quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nguồn gốc sức mạnh truyền thống vô cùng quý báu của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra những quan điểm về nhân dân: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Dưới ngọn cờ của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh nhân dân ta đã đồng lòng hợp sức làm nên nhiều chiến công vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đánh thắng hai cường quốc xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sự thành công, thắng lợi trong mọi nhiệm vụ của lịch sử đều do quần chúng nhân dân quyết định, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: “Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm được gì. Lực lượng nhân dân thật vĩ đại, khả năng của nhân dân thật phi thường, song điều đó chỉ có được khi nhân dân đoàn kết, sự đoàn kết của nhân dân là lực lượng vô địch. Trước lúc vĩnh biệt chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt, để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”.
Ngày nay đất nước ta chuyển sang thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có những thuận lợi, thời cơ mới, song vẫn còn nhiều trở lực và thách thức, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương quan trọng về đổi mới công tác xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ. Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được lồng ghép, gắn kết với nhiều phong trào khác như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Xoá đói giảm nghèo”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”... Từ gia đình, thôn xóm, đến các xã, phường, cơ quan, đoàn thể, trường học... đã xuất hiện nhiều mô hình quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự. Theo thống kê, đến nay trên cả nước đã có hàng nghìn mô hình tổ chức quần chúng tự nguyện, tự quản được hình thành theo cơ chế: “Dân tổ chức, dân tự quản lý, dân thực hiện, dân nuôi” có sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền, CAND tham mưu, hướng dẫn thực hiện như: Chương trình phối hợp “Quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội, mắc tệ nạn xã hội”, phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “chi, tổ hội phụ nữ không có hội viên, chồng, con nghiện ma túy và vi phạm pháp luật”; Thanh niên với mô hình “Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội”, “thanh niên với pháp luật”; “Tuổi trẻ phòng chống tội phạm”; Hội cựu chiến binh với phong trào thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu”, mô hình 1+2; Hội người cao tuổi với phong trào thi đua “Tuổi cao gương sáng”, “ông bà, cha, mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”; Hội nông dân với mô hình “Nông dân với pháp luật”, “Điểm sáng trong
phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”…mô hình “Cụm liên kết bảo vệ an ninh, trật tự”; “Cảm hóa giáo dục người lầm lỗi ở cộng đông dân cư”; “Tổ liên gia tự quản”, “Dòng họ tự quản về an ninh, trật tự”; “Hội hiếu tự quản về ANTT” “Xã an toàn về an ninh, trật tự ; “Gia đình, khu dân cư, cơ quan, trường học an toàn về an ninh, trật tự”, “Giáo xứ tự quản về ANTT”, “Nhóm đạo tự quản về ANTT”… thực sự đã tạo được sức hút, sự lan toả và đem lại hiệu quả to lớn.
Lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố, Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, trường học ngày càng được củng cố về số lượng và chất lượng, đã tích cực trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự, người dân đã tích cực tham gia đấu tranh truy bắt tội phạm, nhiều trường hợp đã anh dũng, hy sinh trên mặt trận phòng chống tội phạm (điển hình như năm 2019: có 02 hiệp sỹ ở thành phố Hồ Chí minh hy sinh
trong khi truy bắt tội phạm); hằng năm người dân đã cung cấp cho cơ quan chức
năng hàng ngàn tin liên quan đến an ninh trật tự có giá trị giúp lực lượng Công an trong công tác phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn tội phạm, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, những năm qua, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã được cấp Đảng, Chính quyền quan tâm chỉ đạo, lực lượng Công an đã phát huy vai trò nòng cốt chủ động tham mưu, hướng dẫn, phối hợp với MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ đặc biệt là đã được đồng bào các dân tộc đồng tình, tích cực tham gia, qua đó phong trào đã tạo sức lan tỏa sâu rộng; đã duy trì tốt Tổ an ninh nhân dân, tổ hòa giải, tổ tự quản về ANTT gắn với thực hiện có hiệu quả quy ước, hương ước trong các thôn bản, khu dân cư; ngoài tổ ANND, Tổ tự quản, trên địa bàn tỉnh hiện đang duy trì hoạt động trên 80 mô hình, liên kết, tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về ANTT qua đó người dân đã phát hiện cung cấp cho cơ quan chức năng hàng nghìn tin báo, tố giác có giá trị giúp cơ quan chức năng đấu tranh triệt xóa thành công nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội góp phần ổn định về ANTT tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội…
Bên cạnh những kết quả đạt được nhiều nơi phong trào chưa được cấp ủy, chính quyền, BCĐ 138 quan tâm chỉ đạo tổ chức có hiệu quả… Theo Kết luận số 44-KL/TW Ngày 20/01/2019 của Ban Bí thư TW Đảng thì phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ có lúc, có nơi chưa được duy trì thường xuyên, chưa vững chắc; nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ chưa đầy đủ. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa chặt chẽ. Công tác tham mưu, phối hợp giải quyết các vụ việc liên quan ANTT ở một số địa phương còn lúng túng, hiệu quả thấp. Nội dung, chất lượng, hiệu quả của một số mô hình vận động nhân dân tham gia tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về ANTT còn hạn chế; lực lượng nòng cốt ở một số nơi còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu...
Nhiều nơi triển khai hình thức “Phát nhưng không động”, chưa đổi mới nội dung hình thức biện pháp tuyên truyền pháp luật; công tác phối hợp, công tác xây dựng nhân rộng mô hình liên kết, tự phòng, tự quản về ANTT chưa đáp ứng được yên cầu… làm phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội; Còn tình trạng người tốt sợ kẻ
xấu, người ngay sợ kẻ gian, biết những không dám tố cáo hành vi phạm tội; tình trạng vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội còn diễn ra ở nhiều nơi; mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nhân dân, nhất là tranh chấp đất đai đồi rừng, nhiều vụ việc dẫn đến anh em họ hàng, ruột thịt, hàng xóm láng giềng… đâm chém lẫn nhau làm băng hoại đạo đức xã hội, giá trị văn hóa truyền thống tương thân tương ái, vắng anh em xa có láng giềng gần .
Tình hình khiếu kiện, tranh chấp đất đai, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; nhiều vụ do không làm tốt công tác hòa giải, giải quyết để kéo dài đã trở thành những vụ án giết người, cố ý gây thương tích kết sức đau lòng; anh em ruột thịt, hàng xóm giết nhau làm băng hoại đạo đức xã hội, giá trị văn hóa truyền thống tương thân tương ái, vắng anh em xa có láng giềng gần… (VD: tại xã Tú Đoạn đã xảy ra vụ tranh chấp bụi chuối với hàng xóm, dẫn đến án mạng, chết người).
2. Vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc
Quần chúng nhân dân có khả năng phát hiện, quản lý, giáo dục, cải tạo các loại tội phạm để thu hẹp dần đối tượng phạm tội. Khi nào quần chúng nhân dân đã