C. coli
4. BIỆN LUẬN
4.2.1. Đặc điểm kháng một số kháng sinh dùng để chữa bệnh nhiễm
Campylobacter
Theo kết quả nghiên cứu này cho thấy các chủng C. jejuni và C. coli
phân lập trên người ở Việt Nam có tỉ lệ nhạy khá cao với gentamicin, chloramphenicol (100%), erythromycin (95%), azithromycin (92,5%). Các kháng sinh họ Macrolide như erythromycin và azithromycin là các thuốc kháng sinh được lựa chọn đầu tiên để chữa bệnh tiêu chảy do Campylobacter [37], [25]. Tỉ lệ kháng Macrolide trên thế giới thường thấp và ổn định do đó cho đến
nay các kháng sinh thuộc họ Macrolide vẫn là thuốc điều trị hiệu quả bệnh
nhiễm trùng dạ dầy-ruột do Campylobacter. Và kết quả nghiên cứu này cũng
cho tỉ lệ nhạy với erythromycin và azithromycin cao, do đó kháng sinh họ Macrolide nên được sử dụng làm sự lựa chọn đầu tiên để điều trị bệnh nhiễm
trùng dạ dầy-ruột do Campylobacter ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra Gentamicin cũng là một thuốc kháng sinh đã được đề nghị làm thuốc thay thế để chữa bệnh Campylobacteriosis ở người [28], với tỉ lệ nhạy Gentamicin 100% như trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
Gentamicin có thể được sử dụng điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy do
Campylobacter.
4.2.2. Đặc điểm kháng fluoroquinolone ở Campylobacter phân lập
trên trẻ em dưới 5 tuổi ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay
Trong khoảng thời gian 1996 – 1999, theo nghiên cứu của Isenbarger thì chỉ có 7% mẫu Campylobacter phân lập từ trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam
(trong tổng số là 88 mẫu) là kháng với nalidixic acid và ciprofloxacin [45].
Nhưng năm 2009 – 2010, theo kết quả nghiên cứu này, có 87,5% (35/40) mẫu
Campylobacter phân lập từ trẻ em dưới 5 tuổi kháng với nalidixic acid và ofloxacin và 82,5% (33/40) kháng với ciprofloxacin. Điều này cho thấy tình hình kháng quinolone ở các chủng Campylobacter phân lập trên trẻ em dưới 5
tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang trở thành một vấn đề cần báo động.
Hiện nay tỉ lệ kháng quinolone đang gia tăng ở cả các nước phát triển và
đang phát triển tuy nhiên tỉ lệ này cao hơn ở các nước đang phát triển. Ở Thái
Lan, tỉ lệ kháng ciprofloxacin và nalidixic acid của các chủng Campylobacter
phân lập từ người trong thời gian 1996 – 1999 lần lượt là 77%, 73% và vào
năm 2005 là 82% và 78% [11]. Trong cùng khoảng thời gian 1996 – 1999, tỉ lệ
kháng quinolone của các chủng Campylobacter Việt Nam thấp hơn nhiều so
với Thái lan [45] nhưng với tỉ lệ kháng hiện nay ở Việt Nam, qua nghiên cứu
này, có thể đã vượt qua Thái lan. Tỉ lệ kháng fluoroquinolone ở Mỹ, Anh và Hà lan tuy thấp hơn nhưng cũng đang gia tăng, khoảng 29% [5].
Việc sử dụng rộng rãi fluoroquinolone để điều trị các bệnh nhiễm trùng khác ngoài bệnh nhiễm trùng dạ dày-ruột hay sử dụng fluoroquinolone điều trị
bệnh viêm dạ dày-ruột do các vi khuẩn khác như Salmonella,… là nguyên nhân dẫn đến tình hình kháng fluoroquinolone ở các nước đang phát triển.
Ngoài ra theo kết quả trong nghiên cứu này, trong 40 trường hợp bệnh
nhân bị tiêu chảy do Campylobacter thì có 20 trường hợp được điều trị bằng kháng sinh, trong đó fluoroquinolone được sử dụng điều trị 15 trường hợp. Tuy
nhiên theo kết quả kháng sinh đồ thì có tới ≥ 33/40 trường hợp nhiễm
Campylobacter kháng với fluoroquinolone (NA, OFX, CIP). Trong đó 11 ca nhiễm Campylobacter kháng fluoroquinolone vẫn được điều trị bằng
fluoroquinolone. Qua đó có thể thấy được là ngoài những nguyên nhân chung ở các nước đang phát triển như nêu ở trên thì việc sử dụng fluoroquinolone một
cách phổ biến để điều trị các bệnh tiêu chảy trong các bệnh viện mà không chờ
kết quả nuôi cấy và kiểm tra kháng sinh đồ là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình hình kháng fluoroquinolone tăng cao như hiện nay ở