Sửa đổi, bổ sung đảm bảo thống nhất về các quy định miễn trách nhiệm hình sự giữa Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh bình phước (Trang 65 - 68)

nhiệm hình sự giữa Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự

Để bảo đảm sự thống nhất giữa luật nội dung (BLHS) với luật hình thức (BLTTHS) khi áp dụng chế định miễn TNHS và để tránh việc khởi tố, điều tra, truy tố... trong trường hợp có căn cứ để miễn TNHS thì BLTTHS cần quy định thêm trường hợp khơng được khởi tố vụ án hình sự. Bởi lẽ Điều 157 BLTTHS quy định về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự thì khơng có căn cứ này. Do đó, trong thực tiễn áp dụng đã có những quan điểm chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và những người tiến hành tố tụng nói riêng về cách thức miễn TNHS. Cụ thể: Có quan điểm cho rằng nếu người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng trong quá trình các cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm mà có đủ điều kiện để được miễn TNHS theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS thì Cơ quan tiến hành tố tụng đó vẫn phải ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành một số hoạt động điều tra

rồi mới ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can với căn cứ “được miễn trách nhiệm hình sự”, như vậy mới đúng trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định (đối chiếu với quy định tại các Điều 143 và 157 BLTTHS). Tuy nhiên, quan điểm khác thì cho rằng trong trường hợp này thì chỉ cần ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự với lý do thuộc diện được miễn TNHSchứ không cần phải làm các bước như quan điểm thứ nhất bởi lẽ sẽ rút giảm bớt được thủ tục, thời gian, kinh phí… cho các cơ quan tiến hành tố tụng, phù hợp với chủ trương “cải cách, giảm bớt thủ tục hành chính” hiện nay. Ngồi ra cịn có một lý do quan trọng hơn nữa là sẽ có lợi cho người thực hiện hành vi phạm tội vì trong lý lịch của họ sẽ khơng có án tích, đây là tư tưởng nhân văn, tiến bộ hiện nay. Do chưa có sự thống nhất và cịn nhiều bất cập như trên nên quan điểm của học viên là nhà làm luật cần bổ sung căn cứ khơng khởi tố vụ án hình sự “khi có căn cứ tại khoản 3 Điều 29 BLHS”. Đồng thời, cũng cần quy định trong các điều luật tương ứng về đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án với nội dung nếu vụ án đã được khởi tố, điều tra, truy tố mà tội phạm lại được đại xá thì khơng áp dụng căn cứ khơng khởi tố vụ án hình sự mà áp dụng các quy định về đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án tránh sự mâu thuẫn giữa luật nội dung và luật hình thức.

Hiện nay, căn cứ vào các văn bản pháp luật hình sự của Việt Nam có liên quan cho thấy, về cơ bản người được miễn TNHS không phải chịu các hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội như: Họ (có thể) khơng bị truy cứu TNHS, khơng bị kết tội, khơng phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự khác và khơng bị coi là có án tích...Như vậy, người được miễn TNHS khơng phải chịu bất kỳ hậu quả gì dưới góc độ pháp lý hình sự. Tuy nhiên, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn TNHS thì BLHS đã quy định kèm theo việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục (khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn với một số nghĩa vụ nhất định). Do đó,

tính cưỡng chế về mặt hình sự của chế định miễn TNHS khi áp dụng đối với người phạm tội là chưa rõ ràng. Chính vì vậy, các nhà làm luật cần quy định bổ sung nội dung sau vào chế định miễn TNHS trong BLHS: “Trong trường hợp

cần thiết, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức hay người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế về tố tụng hình sự, xử lý hành chính hoặc kỷ luật, cũng như giải quyết vấn đề dân sự đối với người được miễn trách nhiệm hình sự”, qua đó bảo đảm cơng bằng giữa người

phạm tội bị truy cứu TNHS với người phạm tội nhưng được miễn TNHS.

Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể trường hợp nào được miễn, trường hợp nào không được miễn TNHS khi thuộc khoản 2, khoản 3 Điều 29 và khoản 2 Điều 91 BLHS tránh áp dụng một cách tùy tiện, thậm chí dẫn đến vi phạm ngun tắc cơng bằng, bình đẳng trong khi giải quyết vụ án hình sự đối với những người phạm tội khác nhau. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 29 BLHS thì việc xác định có thể miễn TNHS cho người phạm tội hay không phụ thuộc phần lớn vào nhận thức chủ quan của con người, mà cụ thể là của người tiến hành tố tụng. Khi đã giao quyền quyết định cho cá nhân những người tiến hành tố tụng thì đương nhiên có sự nhận định khác nhau giữa những người này. Thực tế cho thấy, đối với vụ việc này, với các tình tiết cụ thể thì người tiến hành tố tụng trong vụ án này nhận định có thể miễn TNHS cho người phạm tội, nhưng đối với người tiến hành tố tụng khác thì nhận định khơng thể miễn TNHS cho người phạm tội. Do vậy, cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí, để khi thuộc các tiêu chí đó thì phải miễn TNHS cho người phạm tội.

Trong các tội phạm cụ thể mà BLHS quy định có năm tội danh khi người phạm tội thực hiện hành vi, nhưng có các tình tiết cụ thể thì được xem xét miễn TNHS, đó là quy định tại khoản 4 Điều 110, khoản 4 Điều 247, khoản 7 Điều 364, khoản 6 Điều 365 và khoản 2 Điều 390 BLHS. Quy định tại khoản 4 Điều

247, khoản 7 Điều 364, khoản 6 Điều 365 và khoản 2 Điều 390 BLHS, khi có tình tiết nhất định thì xem xét “có thể” miễn TNHS cho người phạm tội nhưng khoản 4 Điều 110 BLHS thì quy định “được” miễn TNHS cho người phạm tội. Rõ ràng cùng tính chất là người thực hiện hành vi phạm tội, nhưng lại có sự quy định khơng thống nhất về trường hợp xem xét miễn TNHS giữa các tội phạm khác nhau là chưa phù hợp. Do vậy, để đảm bảo thống nhất giữa các điều luật về tội phạm cụ thể và Điều 29 BLHS thì khoản 4 Điều 110 BLHS cần quy định lại “khi người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao

và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì có thể được miễn TNHS”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh bình phước (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)