Nhữnghạn chế, sai sót trong việc áp dụng quy định về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Phước và những nguyên nhân của hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh bình phước (Trang 57 - 65)

nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Phước và những nguyên nhân của hạn chế, sai sót

2.2.3.1. Hạn chế, sai sót trong việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Phước

BLHS năm 2015 mới có hiệu lực thi hành nên việc đánh giá về việc áp dụng có thể chưa tồn diện. Tuy nhiên, nhìn chung có thể nhận thấy q trình nghiên cứu áp dụng trong thực tiễn công tác của các cơ quan tố tụng tại tỉnh Bình Phước có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tốt, song bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại khơng ít nhữnghạn chế, sai sót trong việc áp dụng quy định về miễn TNHS.

Thứ nhất, sai sót phổ biến nhất trong việc nghiên cứu và áp dụng quy định

của pháp luật chính là sự nhầm lẫn về khái niệm quy định tại điều luật, đơn cử tại điểm a khoản 2 Điều 29 BLHS có quy định “sự chuyển biến của tình hình mà

người phạm tội khơng còn nguy hiểm cho xã hội nữa” đã khiến nhiều cán bộ

trong khi nghiên cứu xử lý vụ án bị nhầm lẫn với quan điểm sự thay đổi này tức là “sự thay đổi trong ý thức của người phạm tội”. Dẫn đến khơng ít vụ án chỉ dựa trên sự cố gắng, nổ lực và cải thiện của người phạm tội để rút ra kết luận người phạm tội khơng cịn nguy hiểm sau đó ra quyết định đình chỉ nên dẫn đến sai luật.

Ví dụ: Nguyễn Bảo N (sinh năm 1975) có hành vi “Trộm cắp tài sản” năm 2014 và đến tháng 07/2017,hành vi phạm tội của N không bị phát hiện nên N vẫn tiếp tục sinh sống và làm việc tại Ủy ban xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.Tháng 07/2017, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã quyết định miễn TNHS cho N theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 29“do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội khơng cịn nguy hiểm

cho xã hội nữa”khi nhận thấy trong q trình sinh sống và cơng tác N có nhiều

đóng góp tích cực cho địa phương, nhận được nhiều bằng khen trong công tác. Tuy nhiên, trường hợp áp dụng miễn TNHS ở đây chưa đúng bởi sự chuyển biến này chỉ nằm ở bản thân người phạm tội chứ không phải sự chuyển biến của tình hình. Thực chất đây chỉ đươc xem là một căn cứ thuộc các tình tiết giảm nhẹ TNHS chứ không phải thuộc trường hợp được miễn TNHS.

Thứ hai,một số trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhầm lẫn khi

áp dụng một số chế định có nhiều điểm giống nhau như: Giữa miễn hình phạt với miễn chấp hành hình phạt hoặc giữa các tình tiết giảm nhẹ TNHS với các căn cứ để miễn TNHS,...Điển hình như vụ án sau: Nguyễn Văn B được Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đồng Xồi ra quyết định đình chỉ bị can với lý do

dựa vào lỗi của người bị hại là khơng đúng khi chưa phân biệt tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, nhiều trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người tiến

hành tố tụng khơng đánh giá một cách tồn diện về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân cũng như các tình tiết của vụ án nên dẫn đến việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự tùy tiện, chủ quan. Ví dụ trường hợp người phạm tội có nhân thân xấu, đã từng có tiền án, tiền sự, tái phạm nhiều lần,...nhẽ ra phải bị truy cứu TNHS nhưng lại được miễn TNHS dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

Ví dụ: Nguyễn Bình T, Trần Trọng K và một số đối tượng khác đã tổ chức đánh bạc tại quán cà phê “Ngọc Lan” thuộc khu phố 3, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xồi, Bình Phước và bị Công an bắt quả tang, thu giữ 100.000đ, khám người các đối tượng thu được 259.000đ. T và K đã từng có tiền sự về hành vi đánh bạc, đều bị Cơng an xử lý hành chính. Cơ quan Cơng an đề nghị truy tố, tuy nhiên Viện kiểm sát lại quyết định đình chỉ điều tra, miễn TNHS với lý do số tiền đánh bạc không cao. Các đối tượng trên đã nhiều lần tham gia đánh bạc nên cần xử lý hình sự mới đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật.

Thứ tư, khi tiến hành giải quyết vụ việc thì một số đơn vị đã vận dụng khơng

đúng trình tự, thủ tục thủ tục tố tụng hình sự để giải quyết vụ việc. Cụ thể: Sau khi các bên thỏa thuận, Cơ quan điều tra ra Quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự, chuyển xử lý hành chính đối với người có vi phạm. Theo quy định tại khoản 8 Điều 157 BLTTHS năm 2015 thì tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ không thuộc các trường hợp để ra Quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự, nhưng Cơ quan điều tra vẫn ban hành Quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự với lý do nếu có ra Quyết định khởi tố thì cuối cùng cũng phải ra Quyết định đình chỉ miễn TNHS, do vậy ra Quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự để

giảm bớt thủ tục hành chính tư pháp và rút ngắn được thời gian và thủ tục giải quyết vụ việc.

Sau khi có Quyết định khởi tố vụ án hình sự (chưa ra Quyết định khởi tố bị can), người vi phạm bồi thường dân sự, hai bên hòa giải, đại diện bị hại có đơn xin miễn TNHS, Cơ quan điều tra đã căn cứ khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án miễn TNHS. Tuy nhiên, việc ra quyết định đình chỉ miễn TNHS chỉ được thực hiện đối với người nào đó (ít nhất là đã bị khởi tố) khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 16 (Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội), Điều 29 (Căn cứ miễn TNHS), khoản 2 Điều 91 (Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi) BLHS năm 2015, chứ khơng thể đình chỉ miễn TNHS cho người chưa bị khởi tố về hình sự.

Thứ năm, BLTTHS không quy định những người nào là người đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp người bị hại nên nhiều trường hợp các cơ quan tố tụng khá “lúng túng” trong việc xác định chính xác người đại diện hợp pháp của người bị hại để miễn TNHS cho người phạm tội sau khi người đại diện hợp pháp tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn TNHS.

Thứ sáu, rất ít hoặc hầu như khơng có bị cáo được Tịa án áp dụng miễn

TNHS.Trong giai đoạn 05 năm (2014-2018), Tịa án nhân dân tỉnh Bình Phước chỉ miễn TNHS cho 01 bị cáo vào năm 2016.

2.2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, sai sót trong việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thứ nhất, các quy định của pháp luật hình sự về miễn TNHS chưa hoàn

thiện, nhiều quy định chưa rõ ràng và hiện tại vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thống nhất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Dẫn đến việc, khi xử lý án phát sinh nhiều khó khăn thì khơng biết căn cứ vào quy định thống nhất nào để đưa ra hướng giải quyết.

Thứ hai, đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tư pháp trình độ nhận thức về các

quy định của pháp luật còn hạn chế, nhất là trong việc cập nhật kịp thời và nghiên cứu các văn bản pháp luật mới. Việc áp dụng và xử lý còn nhiều lúng túng dẫn đến sự nhầm lẫn trong cách hiểu các căn cứ miễn TNHS cũng như không phân biệt rạch rịi giữa miễn TNHS với các chế định khác có điểm tương đồng. Bên cạnh đó, việc đơn đốc, kiểm tra của lãnh đạo cấp trên còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời, chủ động cả trong bố trí cán bộ phụ trách cũng như hướng dẫn nghiệp vụ chính vì vậy việc bỏ lọt tội phạm gây ảnh hưởng không nhỏ đến cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Thứ ba, Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất khu vực miền Nam, giáp

ranh với khu vực biên giới. Chính vì vậy, tình hình diễn biến tội phạm vơ cùng phức tạp, tội phạm với thủ đoạn, hành vi mới xuất hiện nhiều hơn dẫn đến việc xử lý án gặp nhiều khó khăn, khi tương quan giữa đội ngũ cán bộ quá ít so với lượng án dẫn đến nhiều vụ án nghiên cứu sơ sài, không chú trọng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành tố tụng hình sự nhưng sau đó lại phải đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án và áp dụng miễn TNHS.

Thứ năm, mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án trong q trình giải quyết án cịn lỏng lẽo, chưa thật sự có sự chặt chẽ.

Khảo sát một số vụ án về việc áp dụngbiện pháp miễn TNHS của các cơ quan tố tụng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, có thể đưa ra một số vụ án điển hình cho thấy cịn nhiều vướng mắc và sai sót, cụ thể như:

Vụ án 1: Khoảng 16h ngày 28/07/1999, Tạ Duy M đến nhà chị Lâm Thị T mượn xe máy biển kiểm sốt 60F5-1877 và nói đi cơng việc. Sau đó M mang xe máy đi cầm được 07 triệu đồng. Ngày 21/08/1999, chị T đến tiệm cầm đồ thì phát hiện chiếc xe của mình nên đã trình báo Cơng an.

Tại cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thị xã Phước Long, M đã thừa nhận hành vi của mình. Ngày 16/03/2000, Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với M; ngày 30/3/2000, ra quyết định truy nã và lệnh truy nã M; ngày 04/01/2001, ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với M.

Ngày 15/9/2016, M bị bắt theo lệnh truy nã; ngày 06/11/2017, Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra bị can đối với M. Cùng ngày, Cơ quan điều tra trưng cầu định giá chiếc xe bị chiếm đoạt. Ngày 10/11/2017, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự có cơng văn từ chối định giá tài sản do thời điểm tài sản bị chiếm đoạt đã lâu.

Ngày 28/11/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thị xã Phước Long ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can với M về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Lý do đình chỉ áp dụng khoản 1 Điều 25 BLHS 1999.

Nhận thấy, thời điểm bắt được M (15/09/2016), BLHS năm 1999 (sửa đổi 2009) quy định hậu quả hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” có trị giá từ 04 triệu đồng; mặt khác Nghị định số 26/2005 ngày 02/03/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự quy định “Kết luận định

giá...là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết những vấn đề có liên quan đến tài sản trong tố tụng hình sự” . Do

đó, việc cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an thị xã Phước Long ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với M là khơng có căn cứ, khơng đúng quy định pháp luật.

Vụ án 2: Năm 2007, Nguyễn Kim L trú tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã nhờ Trần Đình H là Giám đốc công ty Cổ phần X, trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh vay tiền ngân hàng. Cùng thời gian này, ông Lê Văn N cũng nhờ Nguyễn Kim L vay 50 triệu đồng và thế chấp cho L giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất đứng tên ơng N do UBND huyện Đồng Phú, Bình Phước cấp ngày 26/07/2003. L nhờ H vay tiền cho ông N, H nảy sinh ý định lợi dụng quyền sử dụng đất của ông N để thế chấp ngân hàng vay tiền kinh doanh nên đã yêu cầu L phải làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông N sang cho H để thế chấp ngân hàng vay tiền, H và L thống nhất không cho ông N biết. H đưa L giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông N, giấy tờ liên quan và 20 triệu đồng. L nhờ Hoàng Kim S làm thủ tục hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng ông N cho H

Ngày 24/3/2008, Hồng Kim S đem hợp đồng có chữ ký các bên (đã giám định chữ ký ông N, bà M là giả nhưng không xác định được ai ký), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ liên quan đến UBND xã Thuận Phú gặp Trần Tuấn Đ là cán bộ địa chính, nhờ Đ chứng thực hợp đồng trên. Đ có quen biết S nên đã trình Chủ tịch UBND xã Thuận Phú là Võ Văn B chứng thực hợp đồng mà khơng có mặt ơng N, bà M và H trực tiếp ký hợp đồng chuyển nhượng. Sau đó, UBND huyện Đồng Phú cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên Trần Đình H. H đến ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Đồng Xoài thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của H tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh vay 4 tỷ đồng.

Đầu năm 2010, ông N trả cho L 50 triệu đồng và xin lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, L nói đã chuyển nhượng cho H để vay tiền. Ông N đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đồng Phú tìm hiểu biết được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình đã được sang tên cho H nên đã làm đơn tố cáo đến Công an huyện Đồng Phú. Ngày 12/01/2018, UBND huyện Đồng Phú đã ban hành Quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số K123803 cấp cho Trần Đình H.

Trong vụ án này, Trần Bá Đ bị khởi tố điều tra về tội “ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành cơng vụ” theo Điều 281 BLHS năm 1999 là khơng

có căn cứ, có dấu hiệu oan, sai. Theo quy định của pháp luật và theo sự phân cơng của lãnh đạo, Trần Bá Đ khơng có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra tính xác thực của các chữ ký trong hợp đồng mua bán đất. Viện kiểm sát nhân dân huyện Đồng Phú căn cứ Điều 29 BLHS đình chỉ điều tra vụ án, bị can đối với Trần Bá Đ là trái quy định của pháp luật.

Kết luận Chương 2

So với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 ra đời đã có nhiều thay đổi trong quy định về miễn TNHS cho người phạm tội theo chiều hướng tăng thêm các điều khoản để mở rộng hơn phạm vi được miễn TNHS, cũng như thay đổi khơng ít về mặt câu từ, ngữ nghĩa tại các điều luật để các cơ quan tiến hành tố tụng hiểu rõ hơn và áp dụng chính xác hơn các trường hợp liên quan đến miễn TNHS.

Nhìn chung trong quá trình áp dụng các quy định về miễn TNHS trên thực tiễn, Bình Phước vẫn là một trong nhiều tỉnh thành còn khá nhiều bất cập trong việc áp dụng chế định miễn TNHS. Hàng năm, số người phạm tội được miễn TNHS tại các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án có nhiều biến động. Tuy nhiên chỉ chủ yếu tập trung nhiều ở Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh bình phước (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)