đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự
Cần tăng cường hơn nữa hiệu quả của Viện kiểm sát trong việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do được miễn TNHS. Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án nói chung, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do miễn TNHS nói riêng là những vấn đề quan trọng không những BLTTHS quy định cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, mà cịn trong thực tiễn q trình giải quyết vụ án hình sự. Việc áp dụng có căn cứ, hợp pháp và đúng pháp luật có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ trong cơng tác đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm, mà nó có vai trị rất lớn trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, nếu các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền cho họ được miễn TNHS, được hưởng lượng khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước. Để thực hiện tốt công tác này, Viện kiểm sát cần đẩy mạnh thực hiện các vấn đề sau:
Tiến hành kiểm tra thường xuyên, liên tục việc quản lý tin báo tội phạm và phân loại xử lý chính xác. Cơng tác này phải được thực hiện chính xác ngay từ đầu, có quan điểm rõ ràng với Cơ quan điều tra về các vụ án, các bị can mà Cơ quan điều tra đình chỉ điều tra do miễn TNHS mà điều kiện chưa chính xác, chưa rõ ràng.
Phân công cán bộ kiểm sát và theo dõi các quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan điều tra, khi phát hiện vi phạm cần có biện pháp khắc phục, đảm bảo quyền lợi cho người bị áp dụng tố tụng oan, sai đồng thời kiểm điểm để rút kinh nghiệm đối với các trường hợp sai phạm.
Tăng cường phối hợp với Cơ quan điều tratrong quá trình giải quyết vụ án; trong trường hợp có nhiều quan điểm khơng thống nhất cần kịp thờibáo cáo, đề xuất với lãnh đạo hai ngành quyết định. Nếu lãnh đạo hai ngành không thống nhấthoặc có những khókhăn, vướng mắc khơng thể giải quyết được thì thỉnh thị xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan tố tụng cấp trên.
Kết luận Chương 3
Cần tiếp tục nâng cao hoàn thiện các quy định về miễn TNHS đối với người phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam là một u cầu vơ cùng cần thiết trong công cuộc đấu tranh và phịng ngừa tội phạm. Bên cạnh đó, cần đưa ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa việc áp dụng các quy định của miễn TNHS như: Đẩy mạnh việc hướng dẫn áp dụng pháp luật về miễn TNHS, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan tố tụng khi xử lý các vụ án có người phạm tội được miễn TNHS, tăng cường vai trị của chính quyền địa phương, gia đình trong giám sát, giáo dục người phạm tội,...
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài: “Miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình
sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước” cho phép học viên đưa ra các kết
luận dưới đây:
Miễn TNHS là một chế định được quy định trong luật hình sự Việt Nam. Xác định đúng đắn nội dung, điều kiện và thủ tục miễn TNHS có ý nghĩa đối với các cơ quan tố tụng, phản ánh chính sách phân hóa trong luật hình sự Việt Nam, đó là phân hóa các trường hợp phạm tội, các đối tượng phạm tội khác nhau để các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tịa án có đường lối xử lý chính xác, cơng bằng và đúng pháp luật giữa các hướng xử lý, trường hợp nào cần thiết phải truy cứu TNHS, trường hợp nào miễn TNHS, trường hợp nào đương nhiên được miễn TNHS và trường hợp nào có thể được miễn TNHS. Ngồi ra, miễn TNHS là chế định rất quan trọng được quy định trong BLHS thể hiện được chính sách hình sự nhân đạo, khoan hồng rất cao của Nhà nước ta đối với người phạm tội. Khi thực hiện đúng chế định này cũng đảm bảo được hiệu quả cao trong đấu tranh phòng, chống tội phạm kết hợp với việc giáo dục phòng ngừa chung.
Miễn TNHS có quan hệ mật thiết với nhiều chế định khác quy định trong pháp luật hình sự như: Trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt,...Chính vì vậy, việc quy định và phân biệt rõ các chế định là điều vơ cùng quan trọng góp phần lớn cho việc hiểu đủ và áp dụng đúng vào thực tiễn công việc. Nhằm đẩy mạnh công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm của Nhà nước ta.
Miễn TNHS là một trong những căn cứ để đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, thuộc thẩm quyền của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định này trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 05 năm (2014 - 2018) cho thấy, việc áp dụng chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn điều tra, truy tố và do Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thực hiện, còn trong giai đoạn xét xử, Tịa án hầu như khơng áp dụng.
Việc áp dụng các quy định của BLHS về miễn TNHS và sự thể hiện chúng trong các quy định của BLTTHS Việt Nam còn cho thấy các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các quy định này để áp dụng cho đúng đắn và chính xác về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục, hạn chế vi phạm pháp luật. Thực hiện đầy đủ và đúng các quy định của BLHS về miễn TNHS và thủ tục thực hiện trong BLTTHS, trước hết là do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát hay Viện kiểm sát với Tòa án) trên cơ sở chức năng, thẩm quyền do pháp luật quy định. Ngoài ra, do sự chỉ đạo của lãnh đạo ngành cấp trên đối với công tác giải quyết các vụ án hình sự.
Căn cứ vào những quy định của BLHS năm 2015 cho thấy: Các trường hợp miễn TNHS được chia thành năm trường hợp trong Phần chung (Điều 16, các khoản 1, 2, 3 Điều 29 và khoản 2 Điều 91) và năm trường hợp trong Phần các tội phạm (khoản 4 Điều 110, khoản 4 Điều 247, khoản 7 Điều 364, khoản 6 Điều 365 và khoản 3 Điều 390) theo tiêu chí tính chất để phân loại thành những trường hợp miễn TNHS bắt buộc hay tùy nghi (lựa chọn).
Đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước” đã giải quyết được một số vấn
đề lý luận – thực tiễn xung quanh chế định miễn TNHS cũng như làm rõ tình hình áp dụng chế định này tại địa bàn tỉnh Bình Phước. Qua đó đưa ra được các ý kiến góp phần hồn thiện pháp luật hình sự nói chung và nâng cao hiệu quả áp dụng chế định miễn TNHS tại tỉnh Bình Phước nói riêng. Nâng cao hơn nữa hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm, phục vụ yêu cầu giáo dục, cải tạo người phạm tội, cũng như phân hóa các trường hợp phạm tội, các đối tượng phạm tội khác nhau được chính xác, cơng bằng và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.