Quy định của Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới về miễn trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh bình phước (Trang 25 - 29)

trách nhiệm hình sự

Hiện nay, trên thế giới xét về việc quy định trường hợp miễn TNHS và miễn hình phạt (hoặc miễn giảm hình phạt hay miễn trừ hình phạt) trong pháp luật của các quốc gia được phân hóa thành nhiều nhóm. Trong đó chủ yếu các nước trên thế giới đều quy định về chế định miễn hình phạt là chính. Ví dụ: Cộng hịa nhân dân Trung Hoa, Cộng hịa Liên bang Đức, Cộng hịa Pháp,…Chỉ có một số nước quy định về trường hợp miễn TNHS như nước ta nhưng riêng về bản chất pháp lý có sự khác biệt so với các nhà làm luật Việt Nam.

Chính từ sự giống nhau nhưng khác bản chất pháp lý là lý do nên tìm hiểu và đi sâu vào phân tích chế định miễn TNHS của nhiều quốc gia trên thế giới trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam.

Trong hệ thống pháp luật của Cộng hòa Lat-vi-a (là nước Cộng hòa thuộc Liên xô cũ, tách khỏi Liên xô từ năm 1991), khái niệm và đối tượng áp dụng miễn TNHS của nước này được các nhà lập pháp áp dụng đối với người đã thành niên và đối với người chưa thành niên phạm tội khi đáp ứng những điều kiện nhất định. Trong quá trình sữa chữa bổ sung Luật hình sự, các nhà làm luật nước này đã bổ sung quy định về TNHS của người chưa thành niên và phân loại cụ thể hơn những nguyên tắc khi áp dụng TNHS đối với người chưa thành niên, và chú ý đến trường hợp miễn TNHS đối với đối tượng này cũng như khuyến khích áp dụng các biện pháp giáo dục, cải tạo đối với họ nhằm thực thi các nguyên tắc của trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn như: Giảm bớt các danh mục hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên; xây dựng các chế định riêng biệt cho việc áp dụng các hình phạt đó cũng như các tình huống dẫn đến tội phạm và việc áp dụng hình phạt,…

Cũng giống với pháp luật của Cộng hịa Lat-vi- a, BLHS Việt Nam ngồi quy định các trường hợp miễn TNHS cho người phạm tội nói chung, có một chương riêng quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành cơng dân có ích cho xã hội. Đảm bảo ngun tắc BLHS đã quy định rằngkhi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn TNHS và các biện pháp khác khơng đảm bảo được tính hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.

BLHS Liên Bang Nga năm 1996, sửa đổi năm 2010 bằng Luật Liên bang số 147 ngày 01/07/2010 quy định tại Chương 11 của phần chung BLHS bao gồm bốn điều luật tương ứng với bốn trường hợp miễn TNHS, ngồi ra cịn có hai trường hợp miễn TNHS khác và quy định nhiều trường hợp khác tại phần tội phạm.

Bốn trường hợp miễn TNHS bao gồm: 1) Miễn TNHS do người phạm tội ăn năn hối cải (Điều 75); 2) Miễn TNHS do người phạm tội đã hòa giải với người bị hại (Điều 76); 3) Miễn TNHS do sự thay đổi của tình hình (Điều 77) và tại Điều 78 là miễn TNHS do đã hết thời hiệu truy cứu TNHS. Hai trường hợp khác được quy định là miễn TNHS do đại xá (Điều 85) và miễn TNHS cho người chưa thành niên (Điều 91). Ngoài ra các trường hợp được quy định tại phần các tội phạm như: Miễn TNHS cho người bắt cóc người (Điều 127); cho người đưa hối lộ (Điều 286); cho người tổ chức đơn vị vũ trang bất hợp pháp (Điều 205); cho người trốn khỏi nhà tù hoặc nơi tạm giam (Điều 307);…

Có thể thấy các quy định tại phần chung của BLHS Nga có những điểm tương đồng với các trường hợp miễn TNHS trong BLHS Việt Nam. Riêng phần các tội phạm do tình hình đặc trưng của mỗi nước mà pháp luật Nga quy định khác biệt và khá nhiều hơn so với các quy định tại phần tội phạm của luật hình sự Việt Nam.

Tại BLHS của nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào năm 1999 được quy định tại Chương IV – Miễn trừ trách nhiệm hình sự. Bao gồm các trường hợp cụ thể sau:

“ 1) Người chưa đủ 15 tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 17) nhưng Tòa án phải áp dụng biện pháp giáo dục, cải tạo quy định tại Điều 48 BLHS;

2) Người bị mất trí, không nhận thức được hậu quả của hành vi do mình gây ra thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp tội phạm nghiêm trọng thì sự đe dọa, uy hiếp chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 19);

3) Người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp phịng vệ chính đáng, thì khơng bị coi là phạm tội và khơng phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 20); 4)Người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp tình thế cấp thiết thì khơng bị coi là phạm tội và khơng phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 21)”

Xem xét quy định miễn TNHS tại BLHS của nhiều nước trên thế giới có thể thấy mặc dù tại các chương đều quy định là miễn TNHS nhưng lại nội dung lại đề cập đến các trường hợp người phạm tội không phải chịu TNHS. Điều này khác so với BLHS Việt Nam khi quy định rõ từng chương cụ thể về vấn đề miễn TNHS và các trường hợp loại trừ TNHS.

Kết luận Chương 1

Miễn TNHS là một trong những chế định quan trọng của pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện rõ nét nhất tính nhân đạo trong áp dụng pháp luật khi xử lý người phạm tội mà Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng hướng đến. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa giữa xử lý và khơng xử lý hình sự người phạm tội, hướng đến mục đích hạn chế sử dụng các biện pháp trừng trị về mặt hình sự nhưng vẫn đảm bảo việc giáo dục và cải tạo người phạm tội. Có thể nói miễn TNHS xuất hiện từ rất sớm dưới dạng nhiều thuật ngữ khác nhau trải dọc theo chiều dài lịch

sử của pháp luật nước ta. Tại BLHS năm 2015 hiện nay, chế định miễn TNHS đã được quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với chính sách khoan hồng, nhân đạo mà Đảng và Nhà nước ta đề ra.

Xét về cả nỗi dung lẫn hình thức, việc quy định chế định miễn TNHS ở mỗi nước đều mang đặc thù riêng theo từng đặc trưng của mỗi quốc gia. Nhưng nhìn chung, ở hệ thống pháp luật của bất kỳ đất nước nào cũng đều hướng đến một tinh thần chung đấy chính là tinh thần nhân đạo và chế định miễn TNHS là một trong những chế định thể hiện rõ nhất tinh thần ấy mà mỗi quốc gia trên thế giới đều hướng đến khi xây dựng pháp luật

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh bình phước (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)