Tại phần các tội phạm về miễn TNHS, BLHS năm 2015 quy định gồm 05 điều luật: Điều 110 (Tội gián điệp); Điều 247 (Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy); Điều 364 (Tội đưa hối lộ); Điều 365 (Tội môi giới hối lộ); Điều 390 (Tội không tố giác tội phạm). Có thể thấy so với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 đã bổ sung thêm “tội
trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa ma túy” (Điều 247) thuộc một trong các trường hợp tội phạm được miễn TNHS.
Việc tăng thêm trường hợp tội phạm được miễn TNHS được xem là một bước tiến lớn trong việc xây dựng pháp luật của Nhà nước ta, đã phần nào thể hiện rõ hơn tinh thần nhân văn cao cả của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng pháp luật.
2.1.2.1. Tội gián điệp (khoản 4 Điều 110 BLHS năm 2015)
Căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, có thể đưa ra khái niệm như sau: Tội gián điệp là những hành vi nguy hiểm cho xã hội (được liệt kê tại Điều110 BLHS năm 2015) do người nước ngồi, người khơng quốc tịch hoặc công dân Việt Nam thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, khả năng quốc phòng, an ninh đối ngoại của đất nước.
Đối với tội gián điệp, theo quy định tại khoản 4 Điều 110 BLHS năm 2015 thuộc trường hợp được miễn TNHS nếu người nhận làm gián điệp đáp ứng điều kiện “Không thực hiện nhiệm vụ được giao và thành khẩn khai báo với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền”. Tức một người sau khi đồng ý trở thành gián điệp và
được giao nhiệm vụ, nhưng trong quá trình chuẩn bị thực hiện thì người này khơng làm bất kỳ cơng việc nào tổ chức giao phó mà tự động tự thú và khai báo với cơ quan Nhà nước. Bởi lẽ, nhìn ở góc độ mở hơn thì những người này có thể có khả năng bị dụ dỗ, lơi kéo, ép buộc, đe dọa,….nên mới chấp nhận làm gián điệp. “Người nhận làm gián điệp” tức là người vừa mới đồng ý làm gián điệp chưa thực hiện bất kỳ hoạt động nào tổ chức giao, điều này dễ gây hiểu nhầm với người đã làm gián điệp từ lâu nhưng sau đó lại khơng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mà đến khai báo tại cơ quan Công an, đồng thời khai báo khơng đầy đủ thì khơng thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 110 BLHS năm 2015. Ví dụ: Mai Ngọc T nhận là gián điệp cho nước ngoài, T đã cung cấp nhiều bí mật Nhà nước cho nước ngồi trong thời gian 7 năm thì T ra tự thú với Cơ quan an ninh điều tra, nhưng T chỉ khai làm gián điệp cho nước ngoài 4 năm và đã
chấm dứt việc làm gián điệp, đồng thời quá trình khai báo T cung cấp nhiều thơng tin khơng chính xác. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu mặc dù chưa hoạt động gián điệp nhưng hành vi này được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, an ninh quốc gia, chính trị nên bị xử lý nghiêm. Vì vậy người nhận làm gián điệp mà không hoạt động chỉ được miễn TNHS khi đã tự thú, thành khẩn khai báo, lập cơng chuộc tội, tích cực trong công tác điều tra.
2.1.2.2.Tội đưa hối lộ (khoản 7 Điều 364 BLHS năm 2015)
Đưa hối lộ có thể là do người phạm tội chủ động đưa cho người có chức vụ, quyền hạn nhưng cũng có thể đưa của hối lộ theo gợi ý, địi hỏi của người có chức vụ, quyền hạn.Thời điểm hồn thành tội phạm này được tính từ thời điểm một bên chấp nhận đề nghị hoặc yêu cầu của bên kia. Trên thực tế có trường hợp bên đưa hối lộ khơng có thỏa thuận trước với người có chức vụ, quyền hạn nhưng thực hiện việc đưa của hối lộ đồng thời với việc đưa ra yêu cầu đối với người có chức vụ, quyền hạn và người đó đã chấp nhận (tức vừa nhận của hối lộ vừa chấp nhận đề nghị của người đưa hối lộ), thì thời điểm hồn thành tội phạm này tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận đề nghị của bên đưa hối lộ, đây cũng đồng thời là thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ .
Một người chỉ có thể được miễn TNHS khi hội đủ các điều kiện sau: Không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo; việc khai báo phải xảy ra trước khi hành vi phạm tội bị phát giác. So với quy định về miễn TNHS quy định ở điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015 thì điều kiện được miễn TNHS ở tội đưa hối lộ dễ dàng hơn. Nếu như người phạm tội tự thú nhưng phải gắn với các điều kiện như góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập cơng lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận thì theo quy định khoản 7 Điều 364 BLHS năm 2015 đối với tội đưa hối lộ, chỉ cần tuy không bị ép buộc
nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác là đủ điều kiện để có thể được miễn TNHS.
Trường hợp người đưa hối lộ nhầm tưởng người mà mình đưa hối lộ là người có khả năng giải quyết vấn đề họ muốn nhờ vả nhưng thực chất khơng phải vậy, thì người phạm tội vẫn có thể phải chịu TNHS về tội đưa hối lộ.
2.1.2.3. Tội môi giới hối lộ (khoản 6 Điều 365 BLHS năm 2015)
Môi giới hối lộ là hành vi làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lộ theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc của cả hai. Hành vi môi giới hối lộ là hành vi tạo điều kiện cho đạt được sự thỏa thuận hoặc để thực hiện sự thỏa thuận về đưa và nhận hối lộ.
Trước đây tội môi giới hối lộ không được quy định riêng biệt tại BLHS năm 1985 mà được gộp chung vào Điều 227, tức chỉ cần người nào đó phạm tội làm mơi giới hối lộ đều phải chịu TNHS, đến khi BLHS năm 1999 ra đời, tội làm môi giới hối lộ đã được quy định riêng tại Điều 290 cùng với đó tại khoản 6 điều này, các nhà làm luật đã quy định thêm căn cứ để được miễn TNHS khi người môi giới hối lộ đã “chủ động khai báo trước khi bị phát giác”. Căn cứ này cũng được giữ nguyên tại Điều 365 BLHS năm 2015. Đây là căn cứ miễn TNHS có tính chất tùy nghi, tức sau khi thực hiện hành vi môi giới hối lộ tuy chưa bị cơ quan chức năng phát hiện, người phạm tội tự nguyện chủ động khai báo về hành vi trái pháp luật của mình.Trường hợp, nếu một người làm mơi giới hối lộ nhưng lợi ích từ việc làm của người nhận hối lộ có liên quan đến người mơi giới hối lộ thì phải xác định đó là hành vi đưa hối lộ chứ không phải môi giới hối lộ.
2.1.2.4. Tội không tố giác tội phạm (khoản 2 Điều 390 BLHS năm 2015)
Tội không tố giác tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tuy không tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng biết rõ tội phạm do người khác đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện, nhưng cố ý không
tố giác tội phạm và người phạm tội cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý tội phạm và người phạm tội.
Tội không tố giác tội phạm là loại tội chỉ thực hiện bằng khơng hành động. Người phạm tội có khả năng thực tế tố giác tội phạm là người có điều kiện về mặt thực tế như không gian, thời gian, điều kiện vật chất, hồn cảnh hiện tại,… để tố giác, khơng bị các điều kiện khách quan ràng buộc. Để động viên, khuyến khích nhưng người có hành vi can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, tại khoản 2 Điều 390 BLHS năm 2015 đã đặt ra hai điều kiện để người không tố giác được miễn TNHS là“có hành động can ngăn người phạm tội” và
“hạn chế tác hại của tội phạm”. Thứ nhất, hành động can ngăn hoặc hạn chế tác
hại có thể được biểu hiện dưới hình thức khuyên bảo, răn đe người phạm tội để họ từ bỏ việc thực hiện tội phạm hay ra tự thú trước cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ: Đặng Xuân Đ biết rõ Vũ Minh T chuẩn bị dao găm là để đi cướp tài sản nhưng Đ đã khuyên T từ bỏ việc cướp tài sản, T giả vờ đồng ý nhưng sau đó T vẫn thực hiện hành vi cướp tài sản. Chỉ cần có hành động can ngăn, cịn kết quả của việc can ngăn đó như thế nào không phải là dấu hiệu bắt buộc để làm căn cứ miễn TNHS cho người không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, nếu việc can ngăn có kết quả thì tùy trường hợp cụ thể mà người khơng tố giác có thể được miễn TNHS. Ví dụ: Vũ Thị Kim D là vợ của Phạm Viết C biết rõ C đang cùng với một số người tổ chức cho người khác trốn ra nước ngồi vì mục đích chống chính quyền nhân dân, C đã vận động được 5 người. Thấy việc làm của chồng là phạm pháp nên Vũ Thị Kim D đã ngăn cản C không được làm vậy, nếu bị lộ sẽ bị bắt đi tù khổ cho vợ con. Sau khi nghe vợ khuyên can, C không tiếp tục vận động người khác trốn đi nước ngoài nữa.
Thứ hai, trường hợp hạn chế tác hại của tội phạm tức là tội phạm đã được thực hiện, hậu quả đã xảy ra nhưng người phạm tội không tố giác tội phạm đã cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả thực tế của tội phạm gây ra hoặc có thể
thơng báo cho người bị hại những gì đang đe dọa tới họ để họ có biện pháp đề phịng. Ví dụ: Phạm Thanh B biết rõ Bùi Sĩ T bỏ thuốc độc vào giếng nhà ông Đặng Văn Đ để đầu độc cả gia đình ơng Đ, mặc dù B không tố giác hành vi phạm tội của T với cơ quan có thẩm quyền vì T là ân nhân của B nhưng B đã viết giấy báo cho gia đình ơng Đ là giếng nước nhà ơng Đ có thuốc độc. Do được thơng báo kịp thời nên gia đình ơng Đ khơng uống nước giếng và khơng ai bị ngộ độc.
2.1.2.5. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc cá loại cây khác có chứa chất ma túy (khoản 4 Điều 247 BLHS năm 2015)
Cây thuốc phiện cịn có tên khác là Á phiện - Opium, cây Anh Túc, còn tên Latinh là Papaver SomniferumL; cây cơca có tên Latinh là Erythroxylonnorogranatense thường mọc ở các nước Nam Mỹ. Cocarine là một chất tự nhiên được chiết xuất từ cây côca. Cây cần sa (bồ đà) là loại thực vật có tên Latinh là Canabissativa L. Cây côca và cây cần sa hầu như khơng thấy trồng ở nước ta, có lẽ cũng chính vì thế mà nhà làm luật chỉ quy định tội trồng cây thuốc phiện, cịn việc quy định thêm các cây khác có chứa chất ma tuý là nhằm đề phịng ở nơi nào đó có trồng các cây cơca hoặc cây cần sa thì khơng sợ bị bỏ lọt tội phạm.
Miễn TNHS được quy định tại khoản 4 Điều 247 mang tính chất tùy nghi. Đối với trường hợp người phạm tội “tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền” thì “có thể” được miễn TNHS. Tức sau khi trồng những loại cây này, người đó nhận thức được sự sai trái trong hành vi nên không tiếp tục thực hiện hoạt động trồng và chăm sóc nữa mà tự nguyện có những hành động nhằm triệt bỏ chúng đồng thời giao nộp cho cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hành động này phải thực hiện “trước khi thu hoạch” thì mới được miễn TNHS theo luật định.