trong việc giám sát, quản lý, giáo dục người được miễn trách nhiệm hình sự
Một trong nhiều yếu tố cốt lõi của việc miễn TNHS cho người phạm tội chính là khơng cách ly họ ra khỏi cộng đồng nhưng vẫn đảm bảo tính răn đe giúp họ thay đổi bản thân, sống tốt hơn, góp ích nhiều hơn cho xã hội. Để áp dụng đúng và đủ mục đích của chế định nhân đạo này hướng đến bên cạnh tự bản thân người phạm tội thay đổi khơng đủ mà cịn cần đến sự quan tâm, hỗ trợ, giám sát, giáo dục của các cơ quan, tổ chức và gia đình. Sự giám sát và giáo dục người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự của gia đình, địa phương và tổ chức là vơ cùng quan trọng. Giúp họ nhìn nhận ra sai lầm và sửa đổi để hồn thiện bản thân, bởi lẽ trên thực tế, nhiều người phạm tội sau được miễn TNHS có tâm lý coi nhẹ pháp luật, cho rằng việc phạm pháp của mình khơng tới mức chịu chế tài của Nhà nước nên có xu hướng tiếp tục vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, sự giáo dục, giám sát của địa phương, của các cơ quan tổ chức cũng như gia đình là vô cùng quan trọng.
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật trong việc phịng và chống tội phạm thơng qua nhiều hình thức tun truyền như: tun truyền miệng, thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng, thơng qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, các cuốn sách hướng dẫn thực hiện pháp luật, hệ thống loa truyền thanh ở thôn, xã...Các cơ quan địa phương chủ động trong việc thường xuyên rà soát, kiểm tra các đối tượng cư trú thuộc khu vực mình quản lý nhất là các đối tượng từng có tiền án, tiền sự, đối tượng từng vi phạm pháp luật được miễn TNHS để tránh các dấu hiệu tái phạm cũng như kịp thời ngăn chặn, xử lý, răn đe và phòng ngừa.