Nhu cầu nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 69 - 72)

khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Trên cơ sở chủ trương của Đảng, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất nói riêng và pháp luật đất đai nói chung, từ những hạn chế trong việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật đến công tác Quản lý, chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở các địa phương. Chính vì vậy, việc nhu cầu nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất là rất cần thiết cho cả nước nói chung và cho huyện Hiệp Đức nói riêng.

Thứ nhất, từ những tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, đất đai màu mỡ phì nhiêu, cần có những quy hoạch cơng trình, dự án phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời nhân dân.

Với đặc điểm địa hình miền núi trung du, huyện Hiệp Đức có nguồn quỹ đất rất lớn, đặc biệt là khu vực thị trấn Tân An, xã Bình Lâm, Sơng Trà... Song đó cũng là thách thức đối với chính quyền địa phương trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các dự án phát triển hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Để đạt được mục tiêu này, huyện Hiệp Đức phải tiến hành thu hồi đất, đồng thời cần thực hiện tốt việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, Hiệp Đức đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Trong bối cảnh đó, Luận văn đã tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên thực tiễn là việc làm cần thiết, nhằm góp phần tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót và nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của Việt Nam nói chung và huyện Hiệp Đức nói riêng.

Theo đó, nhu cầu nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất khơng chỉ bảo đảm lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của huyện, mà còn nâng cao mức sống và phúc lợi cho người dân, bảo đảm quyền và lợi

ích hợp pháp của người bị thu hồi đất cũng như các doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề này, khi thực thi pháp luật về bồi thường, các cơ quan có thẩm quyền chính quyền địa phương luôn chú ý điều chỉnh theo hướng bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa Nhà nước - người bị thu hồi đất - nhà đầu tư.

Tuy nhiên, việc kết hợp giữa các quy định từ Trung ương tới địa phương để vận dụng linh hoạt việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong thực tế là điều không dễ dàng nhất là đối với các dự án lớn. Việc cần làm là vạch ra kế hoạch cụ thể và lộ trình thực hiện, nhằm bảo đảm tối đa việc đáp ứng những yêu cầu về quy hoạch, kế hoạch dự án, đồng thời cũng cần quan tâm, chú ý giải quyết hợp lý, hài hòa với người bị thu hồi đất. Đây là việc không đơn giản, tốn nhiều công sức, thời gian và ngân sách Nhà nước.

Thứ hai, triển khai thực hiện có hiệu quả trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản

Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất chưa được quan tâm thực hiện triệt để, việc giao đất, cho thuê đất một số vị trí cịn chưa đúng thẩm quyền và sai mục đích gây khó khăn cho cơng tác bồi thường, hỗ trợ. Nhiều dự án cịn bị kéo dài, khơng được giải quyết dứt điểm nhất là vướng mắc trong vấn đề tính giá bồi thường và giải quyết bồi thường. Bên cạnh đó, chính sách Quản lý đất đai nói chung và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng có nhiều thay đổi, thiếu đồng bộ, khơng ổn định, cũng đã góp phần gây nên tình trạng khiếu nại căng thẳng vượt cấp, biểu tình tập trung đơng người của người bị thu hồi đất.

Để hoàn thành tốt chỉ tiêu, Ủy ban nhân dân huyện đã thi hành kịp thời các văn bản pháp luật đất đai từ Trung ương tới địa phương; yêu cầu đẩy nhanh công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng các dự án, cơng trình trọng điểm của huyện theo quyết định của Ủy ban nhân dân huyện. Trong đó, tập trung triển khai có hiệu quả và dứt điểm việc giao đất dịch vụ cho người dân sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% đất nơng nghiệp được giao theo Nghị định của Chính phủ; rà soát chuẩn bị đầy đủ quỹ tái định cư với phương châm đa dạng hóa loại hình, đa dạng hóa các chủ đầu tư. Tiếp tục tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh một số nội dung trong cơ chế chính sách như: Xác định giá đất, tái định cư, thu hồi đất, quy trình bồi thường, hỗ trợ, cưỡng chế thu hồi đất theo hướng tối đa hóa bồi thường, hỗ trợ cho

người bị thu hồi đất nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Xuất phát từ hiện tại hiệu quả Quản lý Nhà nước cịn bất cập, cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chính quyền các cấp cịn bng lỏng trong quản lý, hồ sơ không cập nhật thường xuyên dẫn đến việc hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân cịn chậm trễ và khơng mang tính đồng bộ gây nhiều khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất.

Việc xác định giá đất để bồi thường, hỗ trợ còn chưa phù hợp với giá chuyển quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường. Đặc biệt là giá đất nơng nghiệp tính bồi thường cịn q thấp, lợi ích của người dân trực tiếp bị xâm hại. Bởi giá đất do Nhà nước ban hành được xác định bằng phương pháp hàng loạt, còn giá đất trên thị trường được định giá theo phương pháp định giá đặc biệt, chịu tác động của các yếu tố tâm lý, nhu cầu, thị hiếu, sở thích, phong thủy…

Thứ ba, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, công chức thực thi nhiệm vụ, phát huy hiệu quả, vai trò Quản lý về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Vấn đề liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức bồi thường chưa tuân thủ đúng pháp luật, tồn tại nhiều sai phạm. Trong q trình lập quy hoạch đơ thị lẫn quy hoạch sử dụng đất đa phần chỉ đứng từ một phía của cơ quan có thẩm quyền mà không công bố rộng rãi, lấy ý kiến của nhân dân. Điều này dẫn tới việc người dân không hiểu, không được phổ biến và đóng góp quan điểm vào việc xây dựng những dự án trên - những dự án ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Phương án quy hoạch như thế nào, việc bồi thường, hỗ trợ bao nhiêu... một số địa phương, chính quyền khơng cơng khai, chưa rõ ràng, khiến cho người dân khó có thể theo dõi. Nếu được biết đến các quy hoạch, kế hoạch này, người dân sẽ có thể so sánh để biết phương án nào là tốt cho cả dự án lẫn người dân hơn. Vấn đề lấy ý kiến của của người dân đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, luật khơng có quy định cụ thể về giá trị của các ý kiến đóng góp. Việc lấy ý kiến của người dân cịn mang tính hình thức.

Chính quyền địa phương sẽ tăng cường công tác Quản lý về bồi thường, thường xuyên theo dõi giá biến động ngoài thị trường, chỉ đạo điều hành kịp thời làm cho tình trạng giá đất ln ổn định; hạn chế phần nào tiền đền bù thấp hơn hộ dân giao đất muộn vì khi hộ dân giao đất muộn thì giá đất được đền bù đã thay đổi

theo thời gian và giá mới thường cao hơn giá cũ.

Phát huy hiệu quả Quản lý từ các thành viên Hội đồng định giá, áp giá bồi thường theo bảng giá do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đảm bảo tương đương với giá thị trường.

Thứ tư, đảm bảo sự hài hịa giữa lợi ích của người dân và Nhà nước

Xuất phát từ những thực trạng trên, mong muốn trong tương lai, nhằm bù đắp những tổn thất mà người sử dụng đất phải gánh chịu đồng thời giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội là hậu quả của việc Nhà nước thu hồi đất gây ra. Mặt khác, nhằm ổn định tình hình chính trị và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, bảo đảm cho người dân nhanh chóng có chỗ ở mới để đảm bảo cuộc sống, giải quyết hài hòa giữa việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất.

Tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về bồi thường trên địa bàn huyện trong thời gian là hết sức cần thiết, trong đó có sự quyết tâm vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền để đạt được những u cầu đề ra, góp phần khơng nhỏ vào việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, lao động, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, công nghiệp, nông nghiệp nông thôn, đô thị và dịch vụ, tạo bước chuyển dịch hợp lý cho cơ cấu kinh tế - xã hội. Tiếp tục xây dựng, ban hành kịp thời hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất theo thẩm quyền; tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, đơn vị hiểu rõ các chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý Nhà nước về bồi thường và sử dụng tài nguyên đất đai trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)