Những ưu điểm và hạn chế, bấp cập trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 63 - 69)

lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất

* Ưu điểm

Thứ nhất, chính sách bồi thường, hỗ trợ đã quy định khá đầy đủ, cụ thể hoá các

nguyên tắc, điều kiện bồi thường về đất, bồi thường về tài sản bị thiệt hại phù hợp sát với thực tế quản lý và thực trạng sử dụng đất đai, tài sản được tạo lập trên đất; khẳng định rõ và đảm bảo quyền lợi chính đáng được bồi thường của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất, có tài sản trên đất bị thiệt hại; quy định giá đất, giá tài sản tính bồi thường sát với giá chuyển nhượng, phù hợp với mức thiệt hại thực tế để bảo đảm cho người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện khả năng tái tạo lại tài sản; các khoản hỗ trợ trong chính sách đã quy định với mức bảo đảm điều kiện để ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất, người được tái định cư theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Do đó đã bảo đảm cho việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng được thuận lợi, việc giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án được nhanh hơn, bảo đảm tiến độ, đồng thời góp phần hạn chế được việc khiếu nại tố cáo của người bị thu hồi đất.

Thứ hai, quy định trong chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, đã cơ bản hài hồ với quy định của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB....và các nước phát triển trên thế giới, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các nước trong vực và quốc tế, thu hút được các tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển công nghiệp và sản xuất kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực. Từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển theo đúng chủ trương, mục tiêu của Đảng và Chính phủ đã đề ra và nâng cao số lượng, chất lượng cơng trình phục vụ đời sống của tồn xã hội.

Thứ ba, trong chính sách hiện hành đã quy định đầy đủ, cụ thể trách nhiệm của các bộ ngành theo đúng chức năng được giao quản lý, trách nhiệm của các cơ quan thuộc địa phương và các đơn vị có liên quan trong việc hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; trách nhiệm lập và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu tái định cư để bảo đảm việc bố trí tái định cư cho các hộ gia đình cá nhân khi bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở; quy định rõ quy trình tổ chức thực hiện cơng tác bồi thường, việc công khai kế hoạch thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ và kinh phí để phục vụ cho công tác thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ phù hợp với thực tế và tạo điều kiện cho việc áp dụng, triển khai tổ chức thực hiện chính sách trong thực tế được chuẩn tắc và thuận lợi.

Thứ tư, trong cơng tác tổ chức thực hiện chính sách, Uỷ ban nhân dân các địa

phương trong cả nước đã quan tâm chỉ đạo và tích cực điều hành việc thực hiện chính sách tại địa phương, như: Ban hành quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn về các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ; quy định rõ giá bồi thường đất, tài sản, cây trồng, các mức hỗ trợ đối với các trường hợp đang thực tế sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; đồng thời quy định và phân định rõ trách nhiệm các cơ quan tham mưu (sở ban ngành), các đơn vị, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và chỉ đạo sát sao trong q trình thực hiện. Từ đó bảo đảm việc áp dụng chính sách và tổ chức thực hiện chính sách được thuận lợi, giải quyết đúng quyền lợi của người bị thu hồi đất theo quy định trong chính sách, hạn chế được việc khiếu nại của các hộ gia đình bị thu hồi đất, góp phần nâng cao tính khả thi của chính sách trong thực tế.

Thứ năm, cơng tác thực hiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đã từng bước được tổ chức chun mơn hóa hơn; đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đã dần dần được tập huấn và bồi dưỡng trình độ chun mơn, để nắm chắc chính sách cũng như bổ sung kinh nghiệm thực tế trong thực hiện; việc thực hiện áp dụng chính sách khi thu hồi đất trong các dự án cụ thể, đã chú trọng phổ biến công khai và phát huy tối đa quyền dân chủ tham gia của các tổ chức, đối tượng có liên quan và bị ảnh hưởng, hạn chế bớt thủ tục hành chính. Nên đã từng bước đưa công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ đi vào nề nếp, nâng cao kết quả trong tổ chức thực hiện, giảm được những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, hạn chế được tối đa những thắc mắc khiếu kiện và rút ngắn được thời gian tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án.

* Hạn chế, bất cập

Thứ nhất, về cơ sở thực hiện quy định của chính sách bồi thường và tính đồng bộ giữa quy định giữa các chính sách

Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là một chính sách kinh tế xã hội tổng hợp, liên quan đến nhiều quy định trong các chính sách khác, như: chính sách đất đai, chính sách sở hữu tài sản, chính sách Quản lý xây dựng, chính sách nhà ở, chính sách lao động việc làm, .... nhưng trong chính sách hiện nay được quy định, sửa đổi bổ sung hoàn thiện và hướng dẫn tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật; một số quy định trong chính sách hiện cịn dẫn chiếu áp dụng theo quy định trong chính sách khác; có quy định còn chung chung chưa cụ thể hoặc chưa thật sát phù hợp với thực tế và thiếu cơ sở để xác định khi áp dụng, như: quy định xác định bồi thường đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất ở trong trường hợp người sử dụng thửa đất khơng có giấy tờ sử dụng đất; bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại; quy định về xác định hộ gia đình phải di chuyển chỗ ở khi bị thu hồi đất được bố trí tái định cư; quy định xác định đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư để tính hỗ trợ; quy định xác định bồi thường giá trị thực tế của vườn cây; ......

Mặt khác, những quy định của chính sách với các quy định trong các chính sách khác có liên quan cũng chưa đồng bộ, đơi khi cịn những điểm chồng chéo. Do đó, một số quy định của chính sách trong Nghị định của Chính phủ khi thực hiện áp

dụng phải tra cứu nhiều văn bản, nhiều quy định trong chính sách khác có liên quan hoặc chưa có đầy đủ cơ sở thực tế để xác định thực hiện, nên đã phát sinh vướng mắc trong áp dụng và làm giảm tính khả thi của chính sách.

Thứ hai, về quy định áp dụng chính sách bồi thường đối với các trường hợp thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế

Tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (Điều 1) quy định phạm vi áp dụng của chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và “mục đích phát triển kinh tế quy định tại Điều 50 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai”. Điều 62, Luật đất đai 2013 quy định về việc nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, công cộng; Điều 63 Luật đất đai 2013 quy định về căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng, Điều 66 quy định về thẩm quyền thu hồi đất. Từ các quy định trên, nếu cần thiết phải thu hồi đất để thực hiện dự án thì dự án đó phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (được phê duyệt).

Sự khiếu kiện đòi bồi thường của người dân cũng do những bất cập của Luật Đất đai về khung giá đất, bồi thường giá đất thuộc diện quy hoạch. Hiện nay mặc dù đã có quy định mới trong vấn đề bồi thường quỹ đất quy hoạch với điều kiện nhà đầu tư và nhân dân tự thỏa thuận vấn đề bồi thường đất thuộc diện quy hoạch. Tuy nhiên, vấn đề này mới chỉ áp dụng trong quỹ đất nơng nghiệp khi vào diện tích đất quy hoạch, còn đối với đất thổ cư việc thỏa thuận giữa nhà đầu tư với người dân được giao quyền sử dụng đất vẫn cịn trong tình trạng áp đặt, do giá đất Nhà nước quy định với giá đất trên thị trường chênh lệch quá lớn nên việc giải tỏa bồi thường đối với đất ở đơ thị thuộc diện quy hoạch khó khăn.

Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước đã thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ cho các dự án phát triển. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường và hỗ trợ cho những người bị thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc. Vẫn cịn tình trạng người dân được bồi thường đất thuộc diện quy hoạch với giá thấp và những người này lại phải mua đất chỗ ở mới với giá cao. Trong khi đó đất của họ khi bị thu hồi thì lại được doanh nghiệp chia lơ để bán thành khu tái định cư mới cho những người có nhu cầu nên gây ra bức xúc, khiếu kiện kéo dài trong nhân dân.

Một số dự án chưa giải quyết thỏa đáng về bồi thường, đã quyết định thu hồi đất ở. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới. Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường; việc áp dụng pháp luật để giải quyết chính sách đối với người có đất bị thu hồi khơng thống nhất dẫn đến người dân ở các địa phương này có rất nhiều đơn thư khiếu nại vượt cấp hoặc có nhiều đơn khiếu nại về hành chính.

Luật Đất đai cũng đề xuất bổ sung các trường hợp cụ thể để chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích vào điều 57 và điều 58 của Luật Đất đai. Đồng thời, quy định cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và không phải đấu giá quyền sử dụng đất tại điều 118 của Luật Đất đai. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 74 theo hướng bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích hoặc khác mục đích đất thu hồi nhưng ngang bằng về giá trị bồi thường. Sửa đổi khoản 3, điều 114 Luật Đất đai theo hướng giao thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể cho UBND cấp huyện trong trường hợp thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân và quy định cơ chế để kiểm soát việc tổ chức thực hiện; bổ sung đại diện người có đất thu hồi, đại diện của doanh nghiệp và các bên có liên quan vào thành phần hội đồng định giá đất.

Khắc phục tình trạng tranh chấp, khiếu nại kéo dài theo hướng quy định mọi trường hợp tranh chấp đất đai đều do TAND giải quyết. Hồn thiện cơ chế chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện tập trung, tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nơng nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp quy mô lớn.

Tiểu kết chương 2

Từ những kết quả tìm hiểu, đánh giá về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội và thực trạng Quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất cho thấy công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đã thực hiện đúng quy trình, thủ tục quy định. Về vấn đề bồi thường, hỗ trợ được diễn ra dân chủ, công khai, đảm bảo đúng thời gian để các dự án diễn ra theo đúng kế hoạch. Mặc dù cịn gặp một số khó khăn, vướng mắc, do một số hộ dân chưa nhất trí trong chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đơn giá do UBND tỉnh quy định về giá bồi thường, hỗ trợ về

đất nông nghiệp và tài sản trên đất mặc dù đã được bổ sung kịp thời nhưng vẫn chưa thoả đáng, chưa phù hợp với giá xây dựng mới, chưa phù hợp với thực tế và chi phí đầu tư vào đất. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất chủ yếu là bằng tiền và trả trực tiếp cho người dân; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức nên hộ gia đình bị thu hồi đất nơng nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn.

Để góp phần giải quyết các tồn tại nêu trên, cần thực hiện đồng bộ, quán triệt nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khai và đúng pháp luật; nâng cao nhận thức; tăng cường đối thoại giữa chính quyền và người dân. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong thực hiện, bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất. Vận dụng và hoàn thiện cơ chế bồi thường theo giá trị trường nhằm đảm bảo lợi ích của các bên có liên quan. Việc áp dụng giá tính bồi thường cần được điều chỉnh, bổ sung theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng dự án và từng thời điểm.

Xây dựng được cơ sở dữ liệu hồn chỉnh đầy đủ, chính xác, trên cơ sở đó thường xuyên theo dõi, cập nhật biến động phù hợp với hiện trạng sử dụng đất; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra Quản lý về bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất, nâng cao hiệu quả trong việc Quản lý, tăng cường cải cách hành chính, nâng cao vai trị quản lý, thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của người dân.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)